Thứ ba, 09/08/2022, 18:57 PM
  • Click để copy

Giảm 10% thuế nhập khẩu xăng: Không giúp thị trường trong nước "hạ nhiệt"

Theo ông Trịnh Quang Khanh – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA), việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10% “sẽ không có tác động đến việc giảm giá xăng dầu trong nước".

Giảm một nửa thuế nhập khẩu xăng dầu

Tại Nghị định 51/2022/NĐ-CP ban hành ngày 8/8, Chính phủ quyết định giảm 10% thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) mặt hàng xăng. Cụ thể, giảm mức thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10%.

Bình luận về tác động của chính sách mới này với thị trường xăng dầu, ông Trịnh Quang Khanh, Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam chia sẻ với Báo Giao thông, việc giảm thuế MFN không giúp giảm giá xăng dầu trong nước.

Bởi lẽ, hiện nay, các thị trường nhập khẩu xăng dầu thành phẩm chủ yếu của Việt Nam là Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan...), Hàn Quốc, Trung Quốc.

 Việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ 20% xuống 10% chỉ có tác dụng giúp đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu chứ chưa giúp giá xăng dầu trong nước giảm xuống. (Ảnh minh họa)

 Việc giảm thuế nhập khẩu xăng dầu từ 20% xuống 10% chỉ có tác dụng giúp đa dạng hóa nguồn cung nhập khẩu chứ chưa giúp giá xăng dầu trong nước giảm xuống. (Ảnh minh họa)

Đây là những thị trường Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã ký, với ngưỡng thuế suất nhập khẩu xăng là 8%.

“Mức này còn thấp hơn cả mức thuế suất thuế nhập khẩu MFN sau khi giảm, do đó, việc giảm thuế MFN không có tác dụng giảm giá xăng dầu trong nước”, ông Khanh nói.

Thực tế, năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng dầu của nước ta là 475,26 triệu USD. Trong đó nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định FTA với nước ta là 474,1 triệu USD (chiếm 99,7%) và trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu USD, cơ bản cũng được nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định FTA với nước ta.

Như vậy, có thể thấy với tỷ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN hiện nay là thấp.

Tuy nhiên, ông Khanh cho rằng, việc giảm thuế MFN về 10% cũng là cơ hội mở ra cho doanh nghiệp tiếp cận các thị trường khác, trong bối cảnh vẫn lo ngại về nguồn cung.

Xăng dầu vẫn khó để giảm

Cho ý kiến về việc Chính phủ ban hành Nghị định 51, PGS. TS Phạm Thế Anh, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân nhận xét: Việc điều chỉnh mức thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì giảm từ 20% xuống 10% về cơ bản chỉ có ý nghĩa mở rộng thêm thị trường nhập khẩu, giúp các doanh nghiệp trong nước có cơ hội đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu so với trước.

Về vấn đề giảm thuế nhập khẩu có làm giảm giá xăng dầu bán lẻ trong nước hay không, PGS. TS Phạm Thế Anh cho biết: “Tác động của chính sách này lên giá bán lẻ xăng dầu trong nước là rất ít, do đó đây khó có thể xem là nhân tố giúp giảm giá xăng dầu trong thời gian tới. Việc giảm thuế nhập khẩu này cũng sẽ không mang nhiều ý nghĩa đối với việc giảm giá xăng dầu bán lẻ trong nước khi mà giá xăng dầu nhập khẩu từ các thị trường về cơ bản là như nhau".

Cũng cho ý kiến về vấn đề này, ông Trịnh Quang Khanh – Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (VINPA) nói rằng – việc giảm thuế suất thuế nhập khẩu đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10% “sẽ không có tác động đến việc giảm giá xăng dầu trong nước”.

Theo phân tích của ông Khanh, hiện Việt Nam đang nhập khẩu xăng dầu chủ yếu từ thị trường Đông Nam Á như Singapore, Malaysia, Thái Lan hay các nước khu vực như Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây chính là những thị trường Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại tự do (FTA) và Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã ký, với ngưỡng thuế suất nhập khẩu xăng là 8%.

“Do đó, việc giảm thuế nhập khẩu của các nước với mức 20% xuống 10% trong khi doanh nghiệp trong nước vẫn đang nhập khẩu từ các thị trường có mức thuế 8% thì sẽ không có ý nghĩa cho việc giảm giá xăng trong nước. Và cũng sẽ chẳng có một thương nhân đầu mối nào đang mua với ưu đãi 8% lại chuyển sang mua với mức 10% cả”, ông Khanh bày tỏ.

Thực tế, năm 2021, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng dầu của nước ta là 475,26 triệu USD. Trong đó nhập khẩu từ các nước có ký kết Hiệp định FTA với nước ta là 474,1 triệu USD (chiếm 99,7%) và trong 5 tháng đầu năm 2022, tổng kim ngạch nhập khẩu có thuế mặt hàng xăng là 826,53 triệu USD, cơ bản cũng được nhập khẩu từ các nước có ký kết hiệp định FTA với nước ta. Điều này để thấy, tỉ trọng xăng nhập khẩu theo thuế suất thuế nhập khẩu MFN hiện nay là thấp.

Tuy nhiên, đánh giá ở một khía cạnh khác, ông Khanh nói rằng, việc giảm thuế không khuyến khích cho doanh nghiệp mở rộng nhập khẩu từ thị trường MFN để hưởng ưu đãi giảm thuế, nhưng sẽ là cơ hội mở ra thêm cho doanh nghiệp đầu mối tiếp cận các thị trường mới, đa dạng hóa được nguồn cung xăng dầu trong nước.

Khi Chính phủ ban hành Nghị định 51, cũng có ý kiến cho rằng, cách làm tốt hơn là giảm thuế từ mức 20% về mức 8% nhưng có thời hạn, ví dụ là đến hết năm 2022. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp nhập khẩu có cơ hội mua xăng từ đa dạng nguồn hàng hơn. Từ đó vừa giúp bảo đảm an ninh năng lượng trong bối cảnh thế giới khó lường, vừa giúp tăng sức mạnh của doanh nghiệp Việt Nam trên bàn đàm phán và có thể giúp giảm giá.

Trước ý kiến này, ông Khanh cũng cho biết, thời điểm Bộ Tài chính lấy ý kiến về Nghị định 51, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cũng đã có đóng góp phương án về giảm thuế nhập khẩu, trong đó Hiệp hội cũng cho rằng nên giảm thuế từ mức 20% về 8% thì mới có ý nghĩa.

Việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu chỉ kéo dài đến hết năm 2022. Trong khi đó, giá xăng dầu luôn biến động bất thường và ảnh hưởng lớn tới đời sống người dân, sản xuất của doanh nghiệp, do đó, ông Khanh nhấn mạnh việc tiếp tục nghiên cứu, tính toán để giảm thêm các sắc thuế khác với xăng dầu trong nước như thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế VAT là rất cần thiết.

Từ đầu năm đến nay, giá xăng, dầu trong nước đã có 20 lần điều chỉnh, trong đó có 13 lần tăng và 7 lần giảm. Sau kỳ điều hành gần đây nhất (ngày 1/8), giá bán lẻ xăng E5 RON 92 ở ngưỡng 24.620 đồng/lít; Xăng RON 95 25.600 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S 23.900 đồng/lít; Dầu hỏa 24.530 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S là 16.540 đồng/kg.

Theo Bộ Tài chính, tỷ trọng thuế trong giá cơ sở xăng dầu ở nhiều nước hiện nay chủ yếu trong khoảng 40-55% đối với xăng và 35-50% đối với dầu (ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỉ trọng thấp hơn).

Trong khi đó, ở nước ta, với mức thuế bảo vệ môi trường đang được giảm về mức sàn theo nghị quyết đã được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua thì tỷ trọng thuế trong giá cơ sở giá xăng dầu vào khoảng 19,39% đối với xăng E5 RON 92 là 21,95% đối với xăng RON 95 và khoảng 11,05% đối với dầu diesel.

Sở Xây dựng Hà Nội hưởng ứng Vietnam Construction Awards 2024

Sở Xây dựng Hà Nội hưởng ứng Vietnam Construction Awards 2024

17/04/2024 15:43

Giải thưởng Xây dựng Việt Nam 2024 (Vietnam Construction Awards 2024) là sự kiện được mong chờ nhất trong năm của các doanh nghiệp/doanh nhân ngành xây dựng.

Vietjet tiếp tục mang Australia gần hơn với loạt ưu đãi bất ngờ

Vietjet tiếp tục mang Australia gần hơn với loạt ưu đãi bất ngờ

17/04/2024 15:39

Tiếp tục hành trình mang Australia gần hơn, từ nay đến 30/04/2024, Vietjet dành tặng tín đồ du lịch chuỗi khuyến mãi đặc biệt để trải nghiệm mùa thu vàng khắp Australia cùng vé Eco chỉ từ 0 đồng (*), tặng thêm 20kg hành lý, suất ăn nóng (**), trải nghiệm hạng vé Business giảm đến 50% (**) và tặng tới 200 điểm Skypoint (**).

Tin bất động sản ngày 15/4: Vì sao Dự án Phước Kiển của Công ty Quốc Cường Gia Lai bị kê biên?

Tin bất động sản ngày 15/4: Vì sao Dự án Phước Kiển của Công ty Quốc Cường Gia Lai bị kê biên?

15/04/2024 10:44

Đến năm 2025, Đà Nẵng sẽ đầu tư xây dựng tối thiểu 25 dự án nhà ở; Duyệt giá khởi điểm đấu giá 213 lô đất ở trung tâm TP Thanh Hóa; Hà Tĩnh mời nhà đầu tư cho dự án khu dân cư tại huyện Hương Khê… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

Vui lễ bất tận với đại tiệc vé khuyến mãi, bay cùng Vietjet thôi!

Vui lễ bất tận với đại tiệc vé khuyến mãi, bay cùng Vietjet thôi!

12/04/2024 22:09

Tưng bừng mừng Đại lễ, Vietjet dành tặng khách hàng đại tiệc triệu vé Eco 0 đồng (*) và ưu đãi đến 50% hạng vé thương gia Business trên tất cả đường bay nội địa và quốc tế.

Phát hiện nhiều trang sức vàng không rõ nguồn gốc, nghi giả mạo nhãn hiệu

Phát hiện nhiều trang sức vàng không rõ nguồn gốc, nghi giả mạo nhãn hiệu

11/04/2024 11:38

Kiểm tra một số doanh nghiệp kinh doanh vàng trên địa bàn, các Đội Quản lý thị trường thuộc Cục Quản lý Thị trường TP.HCM đã phát hiện nhiều trang sức vàng không có hóa đơn chứng từ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, nghi giả mạo nhãn hiệu.

Tin bất động sản ngày 11/4: Giá chung cư Hà Nội trung bình 56 triệu đồng/m2

Tin bất động sản ngày 11/4: Giá chung cư Hà Nội trung bình 56 triệu đồng/m2

11/04/2024 11:26

Rà soát lại Biệt thự đẹp nhất Cà Mau xây không phép để xử lý; Thanh Hóa tiếp tục điều chỉnh dự án tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng biển Hải Hòa; Thanh tra chỉ ra nhiều sai phạm tại dự án DTA Garden House… là những tin tức bất động sản đáng chú ý.

Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh – Tây An (Trung Quốc)

Vietjet công bố đường bay mới TP. Hồ Chí Minh – Tây An (Trung Quốc)

11/04/2024 10:40

Ngày 10/4, tại Diễn đàn chính sách, pháp luật về thúc đẩy hợp tác đầu tư và thương mại Việt Nam - Trung Quốc, Vietjet tưng bừng kỷ niệm 10 năm mở đường bay đến Trung Quốc (2014 – 2024) và công bố đường bay thẳng kết nối TP. Hồ Chí Minh với Tây An, Trung Quốc.

Ra mắt Giải golf Kinh tế Môi trường vì cộng đồng năm 2024

Ra mắt Giải golf Kinh tế Môi trường vì cộng đồng năm 2024

10/04/2024 14:13

Giải golf Kinh tế Môi trường vì cộng đồng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 21/4 tại sân Golf Hilltop Valley (TP.Hòa Bình, tỉnh Hòa Bình), thu hút sự tham gia thi đấu của hơn 200 golfer.

Nữ doanh nhân với triết lý 'Cho đi để nhận lại'

Nữ doanh nhân với triết lý 'Cho đi để nhận lại'

09/04/2024 10:21

rải qua nhiều khó khăn, hiểu rõ giá trị của chia sẻ và giúp đỡ, nữ doanh nhân Lê Thị Dung – Giám đốc Công ty TNHH Công nghệ Y tế và Dược phẩm Dcareme luôn tâm niệm “cho đi để nhận lại” và mong muốn lan toả tinh thần thiện nguyện trong cộng đồng.