Gỡ “nút thắt” Luật đất đai nhìn từ chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một trong những vấn đề quan trọng trong quản lý nhà nước về đất đai, có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có đất bị thu hồi.

Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) cần tiếp tục sửa đổi bổ sung, lấy ý kiến và hoàn thiện phù hợp với yêu cầu thực tiễn và đạt được sự đồng thuận cao nhất từ người dân. (Ảnh:ITN)
Tồn tại, bất cập trong chính sách bồi thường, tái định cư
Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi) được đưa ra trình Quốc hội khóa XV với 9 nội dung trọng tâm trong đó vấn đề về thu hồi đất và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là một trong những nội dung được nhân dân quan tâm nhất. Những bất cập, hạn chế trong chính sách bồi thường luôn là “điểm nóng” trong những buổi tọa đàm lấy ý kiến người dân.
Sau gần 10 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội khóa XV đã nhận định “lợi ích của các bên liên quan trong bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất, cũng như đời sống, sinh kế của người có đất bị thu hồi được quan tâm và bảo đảm tốt hơn”.
Tuy nhiên, Nghị quyết cũng nêu hạn chế, tồn tại: “Việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, thu hồi đất ở một số địa phương thực hiện còn chậm, chưa đúng Nghị quyết và các quy định của pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền lợi, đời sống và sinh kế của người có đất bị thu hồi, gây thất thoát ngân sách nhà nước”.
Trên thực tế, công tác thu hồi đất và tái định cư trong thời gian qua còn có những bất cập, hạn chế. Tắc trách trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dẫn đến việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất xảy ra không phải là cá biệt. Báo cáo thường niên của Chính phủ về khiếu nại, tố cáo cho thấy, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai, liên quan đến việc thu hồi đất để phát triển kinh tế - xã hội chiếm gần 70% trong tổng số khiếu nại tố cáo.
Điều này cho thấy việc thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân có đất bị thu hồi là chưa đầy đủ, thiếu khách quan.

Chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một vấn đề vô cùng quan trọng trong chế định thu hồi đất. (Ảnh:ITN)
Theo đó, Luật Đất đai năm 2013 xuất hiện những bất cập, không đảm bảo quyền lợi của các chủ thể có liên quan, chẳng hạn như giá đất làm căn cứ tính tiền bồi thường thấp hơn nhiều so với giá thị trường, vấn đề tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chưa được quan tâm đúng mức... Vì những hạn chế trên mà cần thiết phải xem xét sửa đổi, bổ sung một số quy định liên quan đến chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, hướng đến việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể có đất bị thu hồi.
Một số kiến nghị và giải pháp hoàn thiện
Trước những vấn đề được đặt ra, Dự thảo Luật đất đai cần làm rõ hơn các điều kiện, tiêu chí đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng để tách biệt với các dự án phát triển kinh tế có lợi ích thuần túy của chủ đầu tư nhằm tránh sự áp đặt chủ quan, máy móc tràn lan khi nhà nước thu hồi đất dẫn đến sự không đồng thuận của người có đất bị thu hồi. Đồng thời, áp dụng cử chỉ thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp.
Bên cạnh đó, cần có các quy định cụ thể, tiêu chí rõ ràng để phương án bồi thường thỏa đáng để không làm phát sinh khiếu kiện, ảnh hưởng tình hình an ninh trật tự xã hội và quan trọng hơn là quyền lợi của người bị thu hồi đất được đảm bảo. Bởi trên thực tế cho thấy, thiệt hại mà người dân gánh chịu không chỉ bao hàm quyền sử dụng đất mà còn rất nhiều tài sản khác gắn liền hoặc thiệt hại liên quan đến sinh kế.
Đánh giá cao những sửa đổi, bổ sung về nội dung này tại Dự thảo Luật, tuy nhiên, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, cần cụ thể hóa điều kiện, tiêu chí, nội hàm thu hồi đất nhằm đảm bảo tốt nhất lợi ích chính đáng của các bên liên quan.
Theo PGS.TS Doãn Hồng Nhung, Giảng viên cao cấp, Trường Đại học Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội, khi Nhà nước thu hồi đất là thu hồi quyền tài sản của người sử dụng, nên cần quan tâm hơn nữa quyền của người sử dụng đất như quyền được bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Do đó, trong quy trình thu hồi phải đưa nội dung là kiểm soát điều kiện của người dân tốt hơn hoặc bằng nơi ở cũ thì mới triển khai hoạt động thu hồi.
Hiện nay, khung giá đất của nhà nước chỉ bằng khoảng 20% khung giá đất thị trường, khung giá đất của cấp tỉnh cũng chỉ bằng từ 30 đến 60% giá thị trường. Như vậy, thu hồi đất cần làm rõ mục đích, điều kiện thu hồi đất và thẩm quyền thu hồi đất, vì hiện nay không ít trường hợp bị lạm dụng. Đồng thời, phải làm rõ phương pháp xác định giá đất khi thu hồi, đất gắn với mục đích sử dụng đất được cấp theo phương thức như hiện nay hay định giá theo giá trị của đất bất động sản hình thành tương lai khi đã có một số lượng lớn vốn được bỏ ra đầu tư.
Góp ý những vấn đề về chính sách bồi thường, tái định cư, ông Trần Nhật Minh – Phó Bí thư Chi bộ - Đại biểu Quốc hội khóa XV cho rằng cần phải làm rõ hơn các điều kiện, tiêu chí đối với các dự án phát triển kinh tế - xã hội, vì lợi ích quốc gia, công cộng để tách biệt với các dự án phát triển kinh tế có lợi ích thuần túy của chủ đầu tư, nhằm tránh sự áp đặt chủ quan, máy móc, tràn lan khi nhà nước thu hồi đất dẫn đến sự không đồng thuận của người có đất bị thu hồi, đồng thời để từ đó áp dụng cơ chế thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư phù hợp.
Gỡ “nút thắt” Luật đất đai
Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tuy đã khắc phục được tồn tại của Luật Đất đai năm 2013, nhưng vẫn chưa đáp ứng đầy đủ định hướng của Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Các quy định tại Điều 86 của dự thảo Luật về phạm vi thu hồi đất được mở rộng hơn, song vẫn chưa rõ ràng, tách biệt vì mục đích khi Nhà nước thu hồi đất dễ bị áp dụng chủ quan, tùy nghi. Đặc biệt, dự thảo Luật chưa làm nổi bật được tiêu chí trường hợp thật cần thiết như Hiến pháp năm 2013 đã quy định. Đây chính là bất cập rất lớn, gây khó khăn, vướng mắc và hạn chế trong công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ tái định cư trong thời gian vừa qua.
Do đó, cần tiếp tục tổ chức lấy ý kiến nhân dân nhằm mục đích phát huy quyền làm chủ, huy động trí tuệ, tâm huyết, thể hiện ý chí, nguyện vọng của nhân dân. Việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân phải được tiến hành dân chủ, khoa học, công khai, minh bạch, thực chất, bảo đảm tiến độ, chất lượng là cơ sở để hoàn thiện Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, tăng cường tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật.
Định hướng về việc bố trí tái định cư của Dự thảo Luật (sửa đổi) là một quan điểm tiến bộ, tích cực và phù hợp với nguyện vọng của đông đảo người dân. Gắn với những chủ trương khác, nhất là các vấn đề liên quan đến giá đất, quyền sử dụng đất…, vấn đề tái định cư đã thể hiện một định hướng rất nhân văn: “có quy định cụ thể về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để sau khi thu hồi đất thì người dân có đất bị thu hồi phải có chỗ ở, bảo đảm cuộc sống bằng hoặc tốt hơn nơi ở cũ”.

Quỹ bình ổn giá xăng dầu: Cần đánh giá kỹ về hiệu quả và sự cần thiết
28/03/2023, 07:07
Vi phạm về thuế, Tập đoàn Hoa Sen bị phạt và truy thu gần 3 tỷ đồng
24/03/2023, 06:19
Giá xăng quay đầu giảm mạnh, dầu giảm tới hơn 1.000 đồng/lít
21/03/2023, 15:45
Hoàn thiện dự án Luật Đất đai (sửa đổi) trước ngày 1/4
21/03/2023, 06:31
Thị trường dầu mỏ bất ổn: Các nhà đầu tư làm gì?
19/03/2023, 07:45
Những mảng rừng xanh vun đắp tâm hồn tại KĐT Ecopark
19/03/2023, 07:41
Thị trường phản ứng thế nào trước sự sụp đổ của ngân hàng Mỹ?
18/03/2023, 06:33
Vé 0 đồng bay thẳng Brisbane, khám phá Úc dễ dàng cùng Vietjet!
18/03/2023, 06:20'Chất keo' gắn kết, 'chữa lành' cuộc sống tại Ecopark
Tiêu chí chọn chốn an cư giờ đây không còn bó hẹp bởi vị trí, tiện ích mà với những người có tư duy cấp tiến, nhóm tiêu chí đầu tiên họ chọn phải là giá trị cuộc sống được thụ hưởng mỗi ngày và tương lai con trẻ.
Khách hàng mất gần 47 tỷ đồng gửi ngân hàng Sacombank Khánh Hòa: Luật sư nói gì?
Khách hàng đã phải gửi đơn lên Ngân hàng Nhà nước, Bộ Công an kêu cứu sau khi gửi tiền vào Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Ngân hàng Sacombank, chi nhánh tỉnh Khánh Hòa) nhưng sau đó bị mất gần 47 tỷ đồng.
Luật Giá (sửa đổi): Nên giữ hay bỏ Quỹ bình ổn giá xăng dầu
Nhiều ý kiến tán thành về sự cần thiết duy trì Quỹ bình ổn xăng dầu bởi cho rằng Quỹ bình ổn là một trong những công cụ điều tiết giá xăng dầu trong nước, là biện pháp kinh tế, không phải là can thiệp hành chính.
Các công ty chứng khoán đang nắm giữ hàng nghìn tỷ đồng trái phiếu
Năm 2022, nhiều công ty chứng khoán như SSI, VNDirect... đẩy mạnh nắm giữ trái phiếu, trong đó phần lớn các trái phiếu chưa niêm yết.
Hàng nghìn tỷ đồng được các ngân hàng thu ngoài tín dụng từ đâu?
Nguồn thu nhập của ngân hàng (NH) đến từ hai hoạt động cụ thể là nguồn thu từ lãi và nguồn thu ngoài lãi. Nguồn thu từ lãi gồm các khoản thu từ hoạt động cho vay của NH, đây là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của NH. Ngoài ra, việc bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng đang mang về nguồn thu ngoài tín dụng lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho nhiều nhà băng.
Đề xuất xây dựng Luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM
Bộ Xây dựng đề nghị cân nhắc đề xuất xây dựng luật đô thị đặc biệt cho TP.HCM, nhằm nâng cao năng lực quản lý đô thị và phát triển đô thị bền vững.
Chiều 13/3, giá xăng dầu đồng loạt tăng
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, tại kỳ điều hành giá xăng dầu hôm nay 13/3, liên Bộ Công Thương - Tài chính quyết định tăng trích lập quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với 02 loại xăng khiến giá các loại xăng dầu thông dụng tăng từ 241 đến 724 đồng.
Thanh tra 11 ngân hàng về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Mới đây, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết đã thanh tra đột xuất 11 ngân hàng và xử phạt những đơn vị vi phạm về đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.
Vì sao xăng dầu nhập khẩu tăng đột biến?
Thông tin từ Bộ Công Thương cho biết, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2023, các doanh nghiệp Việt Nam đã chi tổng cộng 2,8 tỷ USD để nhập khẩu 1,92 triệu tấn xăng dầu thành phẩm và 1,8 triệu tấn dầu thô.