Hà Nội dự định thu phí ô tô vào nội đô từ năm 2024: Nhiều câu hỏi cần lời giải
Nhiều vấn đề được người dân quan tâm nếu Hà Nội tiến hành thu phí vào nội đô từ 2024.

Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (Tramoc) và Trung tâm Tư vấn phát triển GTVT-Trường Đại học GTVT (đơn vị tư vấn) kiến nghị Sở GTVT TP Hà Nội đẩy nhanh thời điểm áp dụng đề án thu phí ô tô vào nội đô để phù hợp với quy định hiện hành và tránh những khó khăn phát sinh về sau.
Nếu đề án được HĐND TP thông qua, UBND TP trình báo cáo Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2022 thì đến năm 2024 sẽ tiến hành thí điểm để sau đó chính thức thực hiện.
Các TP trên thế giới triển khai thu phí ô tô vào nội đô thành công đều phải nhờ vào điều kiện đặc thù là giao thông công cộng rất thuận tiện.
Điển hình như Singapore, London (Anh), Stockholm (Thuỵ Điển) giao thông công cộng cực kỳ tốt. Ở các nước này, người dân với nhiều thành phần khác nhau có thể đảm bảo mục đích chuyến bằng hệ thống giao thông công cộng. Do vậy, khi áp dụng thu phí vào nội đô, người đi ô tô sẵn sàng chuyển sang giao thông công cộng mà không gặp khó khăn nào.
Quay lại Hà Nội, liệu thời điểm đến 2024 việc hạn chế ô tô vào nội đô đã phù hợp hay chưa?
Để trả lời câu hỏi này cần nhìn vào các vấn đề: Thứ nhất về phương tiện giao thông công cộng, với điều kiện giao thông công cộng Hà Nội mới chỉ đáp ứng được 17,5% chắc chắn người đi ô tô sẽ đi xe máy thay vì đi giao thông công cộng. Giao thông công cộng ở Hà Nội trong 10 năm tới vẫn trông chờ vào xe buýt trong khi năng lực xe buýt cũng chỉ đáp ứng được nhu cầu của một số đối tượng giới hạn.
Hà Nội hiện nay mới chỉ có 2 tuyến Cát Linh – Hà Đông và Nhổn - ga Hà Nội. Hai tuyến này mới chỉ phục vụ được một bộ phận rất nhỏ người dân ngoài vành đai 3 nên chưa đủ cơ sở để hạn chế xe ô tô vào nội đô.
Thực tế, việc thực hiện quy hoạch mạng lưới giao thông công cộng của Thủ đô Hà Nội quá chậm. Theo quy hoạch xây dựng đường sắt đô thị Hà Nội đưa ra từ những năm 1997 -2000 và 2002 – 2005, đến 2020 Hà Nội có 4 tuyến đường sắt đô thị đi vào khai thác đáp ứng được 30% đi lại của người dân, cùng với xe buýt sẽ đảm bảo đáp ứng 45 -50% nhu cầu đi lại bằng giao thông công cộng.
Tuy nhiên, thực tế các quy hoạch đưa ra, mức độ hoàn thành theo các giai đoạn rất thấp và cuối cùng cũng không ai chịu trách nhiệm.
Thứ hai, ranh giới đặt trạm thu phí, việc đặt đường vành đai 3 để thiết lập trạm thu phí là không phù hợp và cứng nhắc, bởi đây không phải lằn ranh của khu vực tắc đường.
Thực tế, ở nhiều khu vực bên ngoài vành đai 3 như khu vực đường Hồ Tùng Mậu, QL32, hay thậm chí Đường Tố Hữu, Nguyễn Trãi... hàng ngày mức độ ùn tắc còn kinh khủng hơn khu vực nội đô rất nhiều. Do vậy, nếu thu phí vào nội đô, các phương tiện dồn ứ, ùn tắc sẽ nghiêm trọng hơn.
Hơn nữa, các cơ quan hành chính, trường học, bệnh viện… chủ yếu được bố trí trong nội đô, những người sống giáp ranh ngoài Vành đai 3 sẽ rất bất tiện khi đi lại do phải trả phí quá nhiều. Trong khi những người phía trong Vành đai 3 lại không mất phí. Thực tế này vô tình sẽ đẩy người dân tìm các mua nhà dồn vào nội thành.
Để giảm ùn tắc giao thông ở Hà Nội câu chuyện thu phí vào nội đô chỉ là 1 trong chuỗi nhiều giải pháp đồng bộ đi cùng. Trong đó phát triển giao thông công cộng để thay thế phương tiện cá nhân là ưu tiên số 1.

Tích cực thúc đẩy chuỗi dự án Khí - Điện lô B Ô Môn
31/05/2023, 05:29
Thời tiết hôm nay 29/5: Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất trong ngày
29/05/2023, 14:19
Bất động sản chưa hết khó, Bộ Xây dựng tiếp tục đề xuất nhiều giải pháp
25/05/2023, 16:43
Châu Á đang phải trải qua đợt nắng nóng nhất trong lịch sử
20/05/2023, 07:50
Nhìn lại nửa nhiệm kỳ của Chính phủ
17/05/2023, 07:08
T&T Group ủng hộ 5 tỷ đồng hỗ trợ làm nhà cho người nghèo tỉnh Điện Biên
15/05/2023, 16:13Chính phủ yêu cầu thăm hỏi, hỗ trợ gia đình người bị nạn trong vụ cháy tại Hà Đông
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang vừa ký ban hành Công điện số 398/CĐ-TTg ngày 13/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ về vụ cháy tại số 24 phố Thành Công, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội.
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân né tránh công việc
Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân né tránh, đùn đẩy công việc, thoái thác nhiệm vụ, thiếu trách nhiệm để xảy ra chậm trễ hoặc không quyết định các vấn đề, công việc thuộc thẩm quyền... là một trong những yêu cầu được Chính phủ đặt ra trong Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 4/2023.
Áp thấp nhiệt đới giật cấp 8 tiến vào Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo KTTV quốc gia dự báo, trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới cách đảo Song Tử Tây khoảng 220 km về phía Đông Đông Nam với cường độ gió mạnh cấp 6, giật cấp 8.
Thời tiết hôm nay 6/5: Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất trong ngày
Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 6/5/2023. Dự báo thời tiết ngày 6/5/2023 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.
Chính phủ ra tay 'gỡ dây trói' cho nền kinh tế
Chưa khi nào tất cả các ngành nghề của Việt Nam lại phải đối mặt với đủ các loại cơ chế, chính sách, quy định… có từ trước mà trong đó rất nhiều điều đã không còn phù hợp với sự phát triển khách quan của thị trường.
Liên Hợp Quốc cảnh báo sự trở lại của El Nino và các kỷ lục mới về nhiệt độ
Liên Hợp Quốc cảnh báo hiện tượng thời tiết El Nino sẽ phát triển trong những tháng tới, thúc đẩy nhiệt độ toàn cầu tăng cao hơn và thiết lập những kỷ lục nhiệt mới.
Thanh Hóa cấm quay phim chụp ảnh ở trụ sở UBND tỉnh
UBND tỉnh Thanh Hóa là một trong những cơ quan thuộc diện cấm tập trung đông người, cấm quay phim, chụp ảnh, ghi âm theo quy định mới của Thanh Hóa.
Bộ TN&MT phạt Cảng hàng không Việt Nam 270 triệu đồng vì thi công gây ô nhiễm
Mới đây, Chánh thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) ký quyết định xử phạt Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP (ACV) chủ đầu tư dự án thành phần 3 sân bay Long Thành 270 triệu đồng vì gây ô nhiễm môi trường khi thi công sân bay Long Thành.
Một số chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2023
Công trình condotel được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu; Từ 15/5 sim không chính chủ sẽ bị thu hồi; Điều chỉnh tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương giáo viên... là những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 5/2023.