Khó khăn kinh tế thế giới có thể tác động đến kinh tế Việt Nam năm 2023
Nhiều nền kinh tế lớn như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc đều đang suy yếu. IMF dự đoán 1/3 nền kinh tế thế giới sẽ rơi vào suy thoái. Vậy kinh tế Việt Nam sẽ ra sao để đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,5% như Quốc hội đề ra?

Khó khăn trên dự kiến sẽ ảnh hưởng lâu dài tới nền kinh tế Việt Nam, ít nhất trong nửa đầu năm 2023. (Ảnh minh họa)
Dự báo 1/3 kinh tế thế giới rơi vào suy thoái trong năm 2023
Khó khăn kinh tế thế giới tác động đến triển vọng toàn cầu. Khó khăn trên dự kiến sẽ ảnh hưởng lâu dài tới nền kinh tế Việt Nam, ít nhất trong nửa đầu năm 2023 và ảnh hưởng tới khả năng hoàn thành mục tiêu tăng trưởng kinh tế trong năm 2023, Tổng cục Thống kê cho hay.
Năm 2022 kinh tế Việt Nam tăng trưởng 8,02%; trong đó các khu vực kinh tế đều đạt những kết quả đáng khích lệ. Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục là trụ đỡ của nền kinh tế với kết quả tăng trưởng ấn tượng của ngành thủy sản; ngành nông, lâm nghiệp phát triển ổn định. Khu vực công nghiệp và xây dựng cũng đã có mức tăng trưởng tương đối cao. Khu vực dịch vụ cũng đã có sự phục hồi bắt đầu từ quý II và tăng trưởng đỉnh cao trong quý III kể từ khi Việt Nam kiểm soát và thực hiện chính sách sống chung với dịch Covid-19.
9 tháng đầu năm là một bức tranh tươi sáng cho kinh tế Việt Nam, thì 3 tháng cuối năm, bức tranh đang trở nên u ám do tác động của khu vực công nghiệp, đặc biệt là một số ngành công nghiệp chế biến chế tạo chủ lực có xu hướng tăng trưởng chậm thậm chí tăng trưởng âm như ngành sản xuất kim loại, sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, sản xuất thiết bị điện, khai thác than, dệt may, da giầy… giảm tốc trong quý IV. Tình trạng doanh nghiệp giải thể, người lao động buộc phải nghỉ việc hoặc giảm giờ làm đang phổ biến. Nguyên nhân của tình trạng này đến nhiều từ yếu tố bên ngoài và một phần yếu tố trong nước. Cụ thể:
Các yếu tố bên ngoài tác động đến là do nhu cầu tiêu dùng quốc tế đang suy yếu: Chính sách tiền tệ thắt chặt ở Mỹ và các nước châu Âu nhằm kiểm soát lạm phát khiến tiêu dùng bị sụt giảm. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã bị cắt giảm đơn hàng hoặc đơn hàng lẻ tẻ nên buộc phải thu hẹp quy mô sản xuất.
Cùng với đó là do thiếu hụt nguồn cung nguyên vật liệu. Bởi Trung Quốc đóng cửa các nhà máy, đóng cửa nền kinh tế do thực thi chính sách Zero Covid đã dẫn đến làn sóng đứt gãy nguồn cung nguyên vật liệu của thế giới. Điều này tác động mạnh và trực tiếp tới Việt Nam bởi nhiều ngành hàng của Việt Nam bị phụ thuộc nhiều vào Trung Quốc như dệt may, hóa chất, sản xuất kim loại, sản xuất điện tử...
Mặt khác, do chi phí đầu vào tăng cao do các yếu tố phi kỹ thuật như cuộc chiến tranh Nga – Ucraina kéo dài từ đầu năm đã chia cắt cung – cầu thế giới đồng thời chia cắt các hướng tiếp cận thị trường quốc tế của Việt Nam.
Thách thức nào đang đợi kinh tế Việt Nam 2023?
Các yếu tố bên trong tác động đến như lãi suất trong nước tăng mạnh, đặc biệt lãi suất huy động thỏa thuận trên thị trường đang rất cao. Lãi suất cao khiến tiêu dùng cuối cùng sẽ suy giảm, sản xuất trở nên khó khăn hơn do chi phí sản xuất tăng cao ảnh hưởng lớn đến kế hoạch mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp.
Vấn đề đầu tư công triển khai chậm so với kế hoạch: Vướng mắc ở nhiều khâu triển khai thực hiện khiến đầu tư công hiện đang bị tắc nghẽn, đặc biệt là vấn đề về thể chế, các quy định pháp lý đang cản trở việc triển khai đầu tư công ở hầu khắp các địa phương và Bộ, ngành. Điều này đã ảnh hưởng lớn đến kế hoạch khôi phục kinh tế của Việt Nam.
Năng lực nội tại của khối doanh nghiệp chưa phục hồi từ đại dịch, cộng với những khó khăn về thị trường, đơn hàng, nguồn hàng khiến nhiều doanh nghiệp Việt Nam buộc phải thu hẹp sản xuất, cắt giảm lao động, giãn giờ làm việc do thiếu hụt đơn hàng, sản xuất khó khăn, chi phí sản xuất ngày càng tăng cao.
Nhận định về năm 2023, Tổng cục Thống kê đánh giá, bên cạnh những dự báo khó khăn trong lĩnh vực sản xuất và xuất, nhập khẩu thì có thể tiêu dùng của hộ cư dân cũng sẽ chịu ảnh hưởng khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại, việc làm giảm, lao động nghỉ việc sẽ tác động lớn tới thói quen chi tiêu dùng. Cầu tiêu dùng giảm cũng sẽ tác động ngược tới cung trong nước và nhu cầu nhập khẩu hàng hóa. Đó là một bài toán cần đặt ra trong năm tới.
TS. Đinh Thế Hiển, Chuyên gia kinh tế dự báo lãi suất sẽ hạ nhiệt trong quý I và trở về ổn định vào cuối quý II/2023. Các doanh nghiệp sẽ có nguồn tín dụng tăng dần với lãi suất tốt từ quý II/2023 trở đi. Xuất khẩu có thể giảm trong quý I-II/2023, nhưng sẽ phục hồi và tăng vào quý III.
Như vậy, nền kinh tế nội địa sẽ giảm khó khăn từ quý II/2023 và có sự tăng trưởng tích cực từ quý III nhờ hiệu ứng đầu tư công và ổn định tài chính tiền tệ. Đồng thời thị trường bất động sản phục hồi nhẹ từ quý IV/2023.
Cùng chủ đề
Davos 2024: Những điểm đáng chú ý về công nghệ hạt nhân đối với khí hậu
Căng thẳng địa chính trị gia tăng có thể ảnh hưởng ngắn hạn đến kinh tế thế giới
Chuyên gia nhận định kinh tế toàn cầu tiếp tục khó khăn năm 2023
Kinh tế thế giới đang chuyển sang kỷ nguyên khó khăn hơn
Kinh tế Việt Nam năm 2023 sẽ đầy sóng gió - Bài 1: Kinh tế Việt Nam vẫn đang phục hồi mạnh mẽ

Xây quảng trường, công viên hồ Gươm: Tái định cư các hộ dân ở Đông Anh
12/03/2025, 14:37
Xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt hơn 127 tỷ USD
06/03/2025, 15:17
Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand
03/03/2025, 13:44
Các ngân hàng bắt đầu cuộc đua giảm lãi suất
03/03/2025, 10:58Ba yếu tố chính giúp Việt Nam an toàn trước chính sách thuế quan của Mỹ
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện một loạt các chính sách thuế quan, điều này đã tạo ra nhiều thách thức cho các quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Bắc Ninh: Đường giao thông sạt lở và dấu hỏi chất lượng công trình tại Dự án Kênh Tào Khê gần 200 tỷ đồng
Tại khu vực bờ kè sông Chì (Mộ Đạo, Quế Võ, Bắc Ninh) thuộc Dự án cảo tạo, nâng cấp Kênh Tào Khê (mức đầu tư gần 200 tỷ đồng) xuất hiện nhiều mảng bê tông vỡ nứt, sạt lở. Đặc biệt con đường giao thông cạnh công trình cũng bị sạt lở, tình trạng kéo dài gần 1 năm nhưng chưa được khắc phục.
Xây dựng phát triển KCN tại Bình Thuận: Nguy cơ lãng phí nguồn lực đất đai!
Tính đến đầu năm 2025, toàn tỉnh Bình Thuận có 7/9 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thương phẩm đạt gần 960 ha nhưng mới chỉ lấp đầy khoảng 27,73%. Khu công nghiệp Hàm Kiệm II (xã Hàm Kiệm, huyện HàmThuận Nam, tỉnh Bình Thuận) vài năm gần đây dường như “dậm chân tại chỗ” do vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp cổ phần, mà đã đến lúc cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng địa phương.
Gara ôtô 'mọc' trái phép gần trụ sở quận Cầu Giấy, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ liên quan đến các cơ sở kinh doanh gara ôtô. Tình trạng trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ an toàn cũng như công tác quản lý phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các gara ôtô hiện nay. Theo ghi nhận của phóng viên, trên một khu đất dự án tại đường Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, một gara ô tô rộng vài trăm mét vuông được xây dựng trái phép vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Đáng nói là sai phạm diễn ra gần trụ sở chính quyền quận Cầu Giấy.
Kinh doanh sân Pickleball trái phép ở Hoài Đức: Huyện, xã thấy sai nhưng thờ ơ
Nhiều diện tích đất công viên cây xanh của khu Hoa Phượng (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) tiếp tục bị ‘hô biến’ thành các sân thể thao Pikleball trái phép. Dù trước đó lãnh đạo xã An Khánh từng xác nhận việc các sân xây dựng sai quy hoạch, sử dụng đất sai mục đích và nói sẽ vào cuộc kiểm tra nhưng không hiểu sao vi phạm không những không bị xử lý mà còn có chiều hướng mở rộng thêm.
Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy phát triển nhà giá rẻ, nhà ở xã hội
Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, vừa đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cần sử dụng vốn thật hiệu quả, trước hết là nguồn vốn ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư.
18 tập đoàn, tổng công ty chính thức về Bộ Tài chính
Từ hôm nay (1/3) 18 tập đoàn, công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ chính thức do Bộ Tài chính quản lý sau khi ủy ban này kết thúc hoạt động.
Thường trực Chính phủ làm việc với DNNN về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sáng ngày 27/2, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề “Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững”.
Đô thị bên sông, cơ hội gọi tên The Cosmopolitan
Với bất động sản, từ lâu hạ tầng đã được xem là bệ phóng cho thị trường phát triển, cùng với đó là tốc độ tăng giá khó cưỡng. Đông Anh – Hà Nội đang là một minh chứng khi loạt hạ tầng giao thông được đẩy mạnh cùng định hướng trở thành thành phố trực thuộc Thủ đô đã góp phần tạo tiềm năng cho địa ốc nơi đây.