MBBank: Cho vay bất động sản tăng cao cùng nợ xấu
Dữ liệu tài chính quý 1/2024 cho thấy lợi nhuận của Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank) giảm, nợ xấu tăng. Đáng chú ý là mặc dù thị trưởng xây dựng – bất động sản đang gặp khủng hoảng nhưng ngân hàng này vẫn bơm vốn mạnh cho lĩnh vực đầy rủi ro này.
Lợi nhuận MBBank sụt giảm
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBBank; mã chứng khoán: MBB) vừa công bố báo cáo tài chính quý I/2024 với thu nhập lãi thuần đạt 9.062 tỷ đồng, giảm 11,4% so với cùng kỳ năm trước.
Trong khi đó, lợi nhuận trước thuế đạt 5.795 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.624 tỷ đồng, lần lượt giảm 11% và 11,2%.
Tính đến ngày 31/3/2024, tổng tài sản của MBBank bất ngờ giảm 4,7%, từ 945.000 tỷ đồng xuống 901.000 tỷ đồng. Được biết, đây là quý giảm nhiều nhất của MBBank trong 20 năm qua.
Đáng chú ý, tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (NHNN) của MBBank đã giảm mạnh từ hơn 66.000 tỷ đồng xuống chỉ còn 11.915 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chứng khoán kinh doanh cũng giảm 13.685 tỷ đồng. Trong khi ở chiều ngược lại tiền, vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác lại tăng 31.000 tỷ đồng.
Về quy định, việc gửi tiền tại NHNN là bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại, nhằm đảm bảo tính thanh khoản. Tuy nhiên, việc ngân hàng thương mại rút tiền gửi về trước hết là do thanh khoản của họ trong thời gian gần đây gặp khó khăn, cụ thể là việc huy động vốn tương đối khó.Bản chất, ngân hàng đang "khát vốn", dẫn đến việc phải rút các khoản vốn đang gửi ở nơi khác về để đảm bảo quá trình kinh doanh tốt nhất, đảm bảo các chỉ tiêu an toàn vốn với chi phí thấp nhất.
Đối với MBBank, không chỉ rút về hơn 54.000 tỷ đồng gửi NHNN mà ngân hàng còn liên tục phát hành thêm trái phiếu để huy động vốn. Tính từ đầu năm đến nay, MBBank đã có 8 lần phát hành trái phiếu với tổng giá trị 2.650 tỷ đồng, lãi suất từ 6,18-6,5%/năm.
Dù khát vốn nhưng có thể thấy MBBank đang “bơm vốn” đều cho các lĩnh vực, trong đó có bất động sản và xây dựng. Báo cáo tài chính quý I/2024 cho thấy, riêng lĩnh vực cho vay kinh doanh bất động sản, MBBank đang có dư nợ cho vay ở mức 45.267,727 tỷ đồng, tăng 1.999,2 tỷ đồng so với thời điểm 31/12/2023. Trong khi đó cho vay lĩnh vực xây dựng của MBBank lại giảm trong 3 tháng đầu năm nay, từ mức 28.700,450 tỷ đồng (tính đến 31/12/2023) xuống còn 24.799,112 tỷ đồng (ngày 31/3/2024).
Ba tháng, nợ xấu tăng gần 5.500 tỷ đồng
Mới đây, MBBank đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên, tại đại hội, lãnh đạo MBBank cũng đã nhận được các câu hỏi của cổ đông về khoản nợ của Novaland và Trung Nam Group. Ông Phạm Như Ánh, Tổng giám đốc MBBank cho biết, các khoản này đều chưa có nhiều quan ngại do MBBank cho vay theo đúng kế hoạch, quản lý theo từng dự án và không ảnh hưởng đến hoạt động liên tục của khách hàng.
Cũng tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, MBBank với một số kế hoạch mới như: Lợi nhuận trước thuế năm nay tăng trưởng từ 6-8%, tài sản tăng 13%.
Về tăng trưởng tín dụng, MBBank cũng đặt mục tiêu trung bình là 15% mỗi năm. Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu sẽ được kiểm soát dưới 2%, tỷ lệ an toàn vốn tuân thủ Basel II, ở mức tối thiểu là 9%. Tỷ lệ trả cổ tức trung bình trong 5 năm tới sẽ là 15-20%/năm…
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng dự kiến tăng vốn điều lệ thêm 8.579 tỷ đồng. Thời gian thực hiện dự kiến trong năm 2024 hoặc đến quý II/2025. Nếu phát hành thành công, MB sẽ tăng vốn điều lệ từ gần 52.141 tỷ đồng lên gần 61.643 tỷ đồng.
Mục tiêu là vậy nhưng thực tế nợ xấu của MBBank đang tăng, tính đến hết quý I/2024, nợ xấu của nhà băng này ở mức 13.621,667 tỷ đồng, chiếm hơn 2,34% tổng cho vay khách hàng. Kết thúc năm 2023, nợ xấu của MBBank ở mức 8.121,854 tỷ đồng, chiếm 1,4.
Như vậy, chỉ riêng trong 3 tháng đầu năm, nợ xấu của MB đã tăng gần 5.499,813 tỷ đồng. Đặc biệt, nợ nhóm 5 - nợ có khả năng mất vốn tăng cực mạnh. Cụ thể, kết thúc năm 2023 nợ nhóm 3 của MBBank ở mức 2.698,510 tỷ đồng thì sau 3 tháng đầu năm 2024 đã tăng lên 3.173,143 tỷ đồng; Tương tự nợ nhóm 4 của MBBank ở mức 2.572,000 tỷ đồng (ngày 31/12/2023) lên mức 4.452,311 tỷ đồng; Đặc biệt nợ nhóm 5 - nhóm nợ có khả năng mất vốn tăng mạnh từ 2.851,344 tỷ đồng (tính đến ngày 31/12/2023) lên mức 5.996,213 tỷ đồng (tính đến ngày 31/3/2024).Với việc nợ xấu tăng lên, MBBank phải đã trích lập dự phòng rủi ro 2.707 tỷ đồng, gấp rưỡi so với cùng kỳ năm trước.
Biến đổi khí hậu làm suy giảm sản lượng cà phê, hồ tiêu
09/01/2025, 14:03Kịch bản giá gạo Việt Nam trước chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ
08/01/2025, 10:43Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
07/01/2025, 06:15THACO đồng hành cùng học bổng Nâng bước thủ khoa 2024
07/01/2025, 06:1510 sự kiện nổi bật của THACO năm 2024
07/01/2025, 06:14GDP năm 2024 tăng 7,09%
06/01/2025, 13:01Cứ 2 ngày làm việc Vinamilk có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới
30/12/2024, 07:27Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.
Sở GTVT Long An thông tin về nhân sự sử dụng bằng cấp không hợp pháp của Tổng Công ty Thăng Long
Mới đây, Ban QLDA ở Lào Cai phát hiện trong hồ sơ dự thầu của Tổng công ty Thăng Long có nhân sự sử dụng bằng Đại học Giao thông Vận tải không hợp pháp. Sau đó, doanh nghiệp này có trúng gói thầu trị giá hơn 116 tỷ đồng tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An.
Liên danh Tập đoàn Đạt Phương liên tục bị phát hiện hồ sơ nhân sự không trung thực về bằng cấp và năng lực
Một ban quản lý dự án của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây liên tục phát hiện liên danh của Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương sử dụng nhân sự có bằng cấp không hợp pháp và thiếu trung thực trong việc kê khai năng lực kinh nghiệm của nhân sự… tại các dự án thi công xây dựng ở tỉnh này.
Gian lận bằng cấp Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: Liệu nhà thầu xây dựng DIC Holdings có bị xử lý?
Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng DIC Holdings có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn chưa bị cấm thầu theo quy định tại Điều 27 và Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Gian lận bằng kỹ sư xây dựng Trường Đại học Bình Dương: Bất ngờ nhân tố U&I
Mặc dù liên tiếp bị đơn vị chức năng ở Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện đưa bằng kỹ sư xây dựng dân dụng không hợp pháp của Trường Đại học Bình Dương vào hồ sơ tham gia hoạt động đấu thầu, Công ty CP Xây dựng U&I (Unicons) không những không bị cấm thầu mà còn tiếp tục trúng thầu giá trị lớn.
An Phú Gia (APGcons) gian lận bằng kỹ sư xây dựng, liệu có bị cấm thầu?
Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng An Phú Gia (APGcons) có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Theo quy định tại Điều 125, Nghị định 24/2024/NĐ-CP, trường hợp giả mạo hồ sơ, tài liệu sẽ bị cấm thầu từ 3-5 năm.
Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
Tại bảng giá đất điều chỉnh mới nhất, giá đất ở có mức cao nhất là hơn 695,3 triệu đồng một m2 tại loạt tuyến đường của quận Hoàn Kiếm
Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường
Trong bối cảnh biến đổi khí hậu ngày càng trở nên nghiêm trọng và nhu cầu năng lượng không ngừng gia tăng, việc tìm kiếm các nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường là một ưu tiên hàng đầu.
Trải nghiệm ưu đãi mùa lễ hội khi săn vé máy bay cùng gia đình, bạn bè từ Vietjet
Tưng bừng mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mang đến ưu đãi giảm giá 10% hạng vé Eco (*) khi đặt vé nhóm đông người từ 3 đến 5 khách (**)