Nắng nóng dữ dội ở châu Âu
Trong khi nắng nóng khiến Italy phải đối mặt với đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm, nhiều đám cháy đã bùng phát tại Bồ Đào Nha cũng vì nắng nóng và dự báo nhiệt độ ở một số vùng có thể lên tới 45 độ C.

Hiện trường cháy rừng tại Casais do Vento, Alvaiazere, Bồ Đào Nha, ngày 10/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Các nhà khí tượng học cảnh báo nắng nóng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp ở nước này.
Nhiệt độ ban ngày trên toàn Italy, đặc biệt là ở các vùng miền Bắc và miền Nam, dự báo sẽ vượt quá 40 độ C. Italy cũng đang hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong 70 năm qua. Một số vùng đã không có mưa từ đầu tháng 4, trong khi dự báo lượng mưa năm nay chỉ bằng một nửa so với mức trung bình hằng năm.
Thời tiết khắc nghiệt đã ảnh hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp. Công ty nghiên cứu thị trường Mintec ước tính sản lượng dầu ô liu của Italy có thể giảm 20-30% trong năm nay, khiến giá dầu ô liu nguyên chất ở Italy tăng gần 30% so với 2 năm trước. Cùng với sự sụt giảm sản lượng ở Tây Ban Nha, giá dầu ô liu trên thế giới dự báo sẽ tăng mạnh. Giá cà chua và gạo chất lượng cao cũng có thể tăng hơn 50% do sản lượng tại Italy bị sụt giảm.
Bộ trưởng Nông nghiệp Italy Stefano Patuanelli cho biết thời tiết khô nóng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp, an ninh lương thực và giá cả thị trường. Chính phủ Italy đang đẩy nhanh mọi sáng kiến và tận dụng nguồn lực sẵn có để giảm tác động do thời tiết nắng nóng gây ra.
Tại Bồ Đào Nha, nắng nóng đã làm bùng phát một đám cháy lớn ở thị trấn Palmela làm 10 người, trong đó có 5 lính cứu hỏa, bị thương. Nhà chức trách địa phương đã sơ tán người dân đến nơi an toàn.
Viện Hải dương và Khí quyển Bồ Đào Nha (IPMA) cho biết tại 28 trạm thời tiết trên khắp nước này đã ghi nhận mức nhiệt độ cao kỷ lục trong tháng 7. Cảnh báo đỏ, mức cảnh báo cao nhất, đã được ban hành trên hầu khắp các thành phố của Bồ Đào Nha với hàng trăm thành phố nằm trong diện nguy cơ cao nhất có thể xảy ra hỏa hoạn.
Kể từ ngày 7/7 vừa qua, nhiều đám cháy đã bùng phát tại một số khu vực của Bồ Đào Nha. Tình hình đang xấu đi tại khu vực miền Trung cũng như tại khu vực biên giới giáp Tây Ban Nha. Hiện Bồ Đào Nha đang trong tình trạng phòng bị cho đến ngày 15/7 do nguy cơ xảy ra hỏa hoạn ngày càng lớn với nhiệt độ dự báo có thể lên mức 45 độ C ở một số vùng.
TIN LIÊN QUAN

Châu Á 'đổ mồ hôi' vì nắng nóng
27/05/2023, 06:55
Nga đang vẽ lại bản đồ dòng chảy dầu mỏ toàn cầu
25/05/2023, 16:41
Gói trừng phạt mới với Nga sẽ hoàn toàn khác so với trước đây?
23/05/2023, 07:30
Thế cục Syria hiện giờ ra sao?
06/05/2023, 06:35
OPEC+ sẽ triệu tập họp mặt vào tháng 6
05/05/2023, 07:31
Mỹ: Thu giữ và lưu trữ carbon có ý nghĩa thương mại không?
04/05/2023, 07:05Nga tăng sản lượng khai thác vàng
Tháng 3/2023, sản lượng khai thác vàng của Nga tăng vọt lên 26,5%.
Giá năng lượng năm 2023 có tiếp tục tăng?
Giá năng lượng thế giới năm 2023 được dự báo vẫn sẽ ở mức cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước cần thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.
Nga và phương Tây 'ăn miếng trả miếng' tài sản năng lượng như thế nào?
Vào tuần qua, Nga đã nắm quyền kiểm soát một phần tài sản trên đất Nga của tập đoàn năng lượng Fortum (Phần Lan) và Uniper (Đức), đồng thời cảnh báo về khả năng thu giữ thêm nhiều tài sản khác. Cả hai doanh nghiệp này đều vận hành nhiều nhà máy điện ở Nga.
Kho chứa dầu của Nga ở Crimea bốc cháy dữ dội
Một kho chứa dầu ở thành phố Sevastopol đã bốc cháy dữ dội, nghi bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công sáng 29/4.
3 phút để hiểu về quan hệ Mỹ - Hàn Quốc hiện nay
Trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Hàn. Thông qua sự kiện này, Hàn Quốc mong muốn Mỹ đưa cam kết bảo vệ họ khỏi mối đe dọa từ Triều Tiên, còn Mỹ thì mong muốn Hàn Quốc ủng hộ lợi ích của Mỹ trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung - Nga.
Điện Kremlin dọa tịch thu tài sản của các công ty phương Tây
Điện Kremlin đe dọa tịch thu thêm tài sản của các công ty nước ngoài để đáp trả động thái của các nước phương Tây chống lại các công ty Nga hôm thứ Tư sau khi nước này tạm thời nắm quyền kiểm soát hai công ty châu Âu.
Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?
Công ty nhà nước Rosatom của Nga là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu.
Con đường nào đưa dầu Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ
Trong tháng 4, theo thông tin của giới thương nhân và Reuters, Ấn Độ và Trung Quốc đã mua phần lớn dầu của Nga với mức giá cao hơn mức trần mà phương Tây đã ấn định, tức trên 60 USD/thùng.
Rút kho dự trữ dầu quá nhanh, chính quyền Mỹ nói gì?
Hạ viện Mỹ - do Đảng Cộng hòa nắm quyền, đã bày tỏ lo ngại về hành động rút cạn nguồn dầu mỏ khỏi Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, gây hư hại đến cấu trúc mỏng manh của hệ thống hang động muối. Tuy nhiên, đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, đây là một nhận định thiếu cơ sở.