Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
Thời tiết Hà Nội khi vào mùa đông không chỉ mang theo cái lạnh mà còn có những lớp bụi mịn dày đặc, khiến chỉ số chất lượng không khí (AQI) liên tục nằm trong nhóm kém và nguy hại.
Hà Nội nhiều lần đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới
Vào những ngày cuối tháng 11 năm 2024, đã nhiều lần Hà Nội nhiều đứng đầu bảng xếp hạng các thành phố ô nhiễm nhất thế giới. Nhìn vào dữ liệu từ AirVisual cho thấy, tại Hà Nội chỉ số AQI thường xuyên vượt ngưỡng 200, mức gây nguy hiểm đến sức khỏe con người, nhất là đối với nhóm người nhạy cảm như trẻ em, người già, và người mắc bệnh mãn tính.
Được biết, Hà Nội hiện có khoảng 7 triệu xe máy và hơn 700.000 ô tô, trong đó đa phần là các phương tiện cũ không đạt tiêu chuẩn khí thải. Bên cạnh đó, các công trình xây dựng tại Thủ đô thường thiếu biện pháp che chắn bụi, làm cho lượng lớn bụi mịn PM2.5 phát tán vào không khí.
Không ít khu vực ngoại thành còn xuất hiện tình trạng đốt rác tự phát, làm tăng thêm lượng khí độc hại (như CO2 và SO2). Đặc biệt, hiện tượng nghịch nhiệt trong mùa đông khiến các hạt bụi không thể thoát lên cao mà bị giữ lại gần mặt đất, khiến tình trạng ô nhiễm trở nên trầm trọng hơn.
Tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng trầm trọng khiến người dân tìm đến xe điện và hybrid như một giải pháp thân thiện với môi trường, giảm thiểu phát thải CO₂ và tiết kiệm chi phí vận hành. Cùng với sự hỗ trợ, đồng hành của Chính phủ, việc phát thải ô nhiễm trong tương lai cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Triển khai nhiều biện pháp cải thiện chất lượng không khí
Chính quyền Hà Nội đã triển khai nhiều biện pháp cải thiện chất lượng không khí. Trong đó, mở rộng mạng lưới trạm quan trắc không khí, rửa đường tự động ban đêm, và thí điểm "vùng phát thải thấp". Tuy vậy, các giải pháp này cũng mới chỉ là bước khởi đầu.
Theo TS Hoàng Dương Tùng – Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam, cần phải có chế tài mạnh mẽ hơn đối với phương tiện giao thông cũ và doanh nghiệp vi phạm quy định về khí thải. Cùng với đó, điều vô cùng quan trọng đó là việc nâng cao nhận thức người dân về bảo vệ môi trường.
TS Hoàng Dương Tùng cho rằng để giảm thiểu ô nhiễm không khí một cách bền vững, Hà Nội cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp. Một trong những giải pháp quan trọng là đầu tư vào hệ thống giao thông xanh. Việc mở rộng mạng lưới phương tiện công cộng chạy điện, như xe buýt và tàu điện, không chỉ giảm phát thải khí độc mà còn tạo điều kiện thuận lợi để người dân từ bỏ phương tiện cá nhân. Thành phố cũng cần khuyến khích sử dụng xe đạp và thiết kế thêm các làn đường riêng cho phương tiện này, góp phần xây dựng một hệ thống giao thông an toàn và thân thiện với môi trường.
Đồng thời cần tăng cường kiểm soát khí thải từ các nguồn chính như nhà máy, công trình xây dựng và phương tiện giao thông. Các tiêu chuẩn khí thải mới phải được áp dụng nghiêm ngặt, đồng thời cần tổ chức thanh tra định kỳ để đảm bảo việc tuân thủ. Với các công trình xây dựng, thành phố nên yêu cầu áp dụng các biện pháp hạn chế bụi như che chắn và phun nước thường xuyên.
Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cộng đồng về vấn đề ô nhiễm không khí cũng đóng vai trò quan trọng. Những chiến dịch truyền thông sáng tạo và hiệu quả sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn về tác hại của ô nhiễm và cách bảo vệ sức khỏe của chính mình. Giáo dục cộng đồng về các biện pháp như sử dụng khẩu trang chống bụi, trồng cây xanh và hạn chế đốt rác tự phát sẽ góp phần tạo nên một phong trào bảo vệ môi trường sâu rộng, hướng tới một Thủ đô xanh và sạch hơn.
Theo kết quả quan trắc giai đoạn 2022 - 2023, bụi mịn PM 2.5 trung bình năm tại Hà Nội, Bắc Ninh, Thái Nguyên đều vượt quy chuẩn. Riêng Hà Nội bụi PM 2.5 dao động 26-52μg/Nm3, vượt giới hạn 1,1-2,1 lần. Năm nay, Hà Nội đã ghi nhận 4 đợt ô nhiễm không khí nặng, trong đó ba đợt tháng 1 - 4 và một đợt vào đầu tháng 10. Ô nhiễm không khí không chỉ tập trung ở nội thành mà còn ở các khu vực ngoại thành như Kim Bài (Thanh Oai), Chúc Sơn (Chương Mỹ) và Vân Đình (Ứng Hòa). Tại đây, chỉ số AQI đã vượt quá mức cho phép, đặc biệt là tại Kim Bài với chỉ số 150.
Được biết, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã yêu cầu cơ quan soạn thảo rà soát, bảo đảm lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải phù hợp, thống nhất giữa Luật Đường bộ, Luật Bảo vệ môi trường, nhất quán với Quyết định số 876/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí carbon và khí metal của ngành GTVT và thực hiện cam kết mạnh mẽ của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh Liên Hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26) đưa mức phát thải ròng về "0" năm 2050.
Cùng chủ đề
Hà Nội chìm trong sương mù dày đặc, ô nhiễm không khí cao nhất thế giới
Hạn chế các hoạt động ngoài trời khi chỉ số chất lượng không khí ở mức nguy hại
Ô nhiễm không khí vẫn 'bao trùm' Hà Nội
Hà Nội và nhiều tỉnh Bắc Bộ chất lượng không khí ở ngưỡng đỏ
Ấn Độ gây cơn mưa nhân tạo để hạn chế ô nhiễm không khí đang 'hoành hành'
Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
19/11/2024, 14:15Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 20.3 lần ngưỡng an toàn
14/11/2024, 10:56Hà Nội đang trong những ngày ô nhiễm, bụi mịn gây nguy hại sức khỏe
01/11/2024, 15:18Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm
22/10/2024, 10:15Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe
17/10/2024, 10:25Hà Nội chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí
14/10/2024, 10:23Dự báo đợt ô nhiễm không khí ở miền Bắc sẽ kéo dài đến đầu năm sau
11/10/2024, 22:00Cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm tại Chí Linh và Kinh Môn
09/10/2024, 12:18Sáng nay, chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức có hại cho sức khỏe
Theo kết quả số liệu quan trắc của hệ thống AirVisual, trong sáng nay, (7/10), Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI là 168, mức có hại cho sức khỏe.
[Infographic] Lũ ống, lũ quét và những điều cần lưu ý
Lũ quét, lũ ống và sạt lở đất đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về cả người lẫn tài sản. Do đó, việc nâng cao nhận thức của người dân về phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại từ những hiện tượng thời tiết này là rất cần thiết.
Tiếp tục có gió mùa Đông Bắc về, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng trong bao lâu?
Hôm nay 2/10, gió mùa Đông Bắc vẫn tiếp tục về, nhiều thời điểm còn mạnh hơn ngày 1/10 do đó ở miền Bắc nhiệt độ sẽ còn giảm.
Phó Thủ tướng chỉ đạo sử dụng flycam để phát hiện các điểm có nguy cơ sạt lở
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và địa phương triển khai ngay các flycam bay quét các điểm xung yếu, có nguy cơ sạt lở, kịp thời phát hiện các vết để cảnh báo sớm và có biện pháp phòng ngừa, di dời dân cư.
Dự báo mùa đông năm nay sẽ đến sớm và lạnh hơn
Những thay đổi thời tiết rõ rệt của của tháng 9 năm 2024 với tháng 9 năm 2023 cũng báo hiệu cho những sự thay đổi của thời tiết trong những tháng tới.
Công ty Eco Pearl City bị phạt 320 triệu đồng vì xây dựng dự án không có giấy phép môi trường
Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City (Công ty Eco Pearl City) bị phạt 320 triệu đồng vì xây dựng dự án không có giấy phép môi trường theo quy định.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gió giật cấp 10
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Sáng mai sẽ áp sát Quảng Trị - Đà Nẵng
Miền Nam đón đợt mưa lớn kéo dài
TP. HCM và các tỉnh miền Nam đang đối mặt với một đợt mưa bão kéo dài trong vài ngày tới. Thậm chí, có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khiến tình hình trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn.
Sẵn sàng các phương án tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và viện trợ nhân dân vùng lũ bằng máy bay
Theo thông tin từ Quân chủng Phòng không - Không quân, trước diễn biến phức tạp của mưa lũ trên phạm vi toàn miền Bắc, Trung đoàn 916, Sư đoàn 371 đã xây dựng các phương án sử dụng máy bay, lực lượng cứu hộ, cứu trợ nhân dân vùng lũ.