Chủ nhật, 09/07/2023, 07:10 AM
  • Click để copy

Ngụy biện và vô cảm

Chiều 5/7 tại buổi chất vấn ở kỳ họp HĐND thành phố Hà Nội, đã có nhiều câu hỏi về việc phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm, chen chân nộp hồ sơ vào lớp 10 cho con và những câu hỏi liên quan đến quy hoạch mạng lưới trường học ở Thủ đô.

Trả lời các câu hỏi trên ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các con số và cách lý giải có vẻ “thuyết phục”.

Thứ nhất, về mạng lưới trường học, ông Cương cho biết: Thành phố hiện có 2.845 trường học ở 30 quận huyện, thị xã, trong đó 79% là trường công lập. Số trường sẽ tăng dần từng năm, mỗi năm sẽ tăng 30-35 trường học mới, đủ chỗ cho các cháu học tập trong giai đoạn hiện nay.

Phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm để nộp hồ sơ cho con vào trường THPT Hoàng Cầu

Phụ huynh xếp hàng từ nửa đêm để nộp hồ sơ cho con vào trường THPT Hoàng Cầu

Thứ hai, về việc phụ huynh phải xếp hàng từ nửa đêm, chen chân nộp hồ sơ cho con, ông Cương lý giải: “Chắc là một số trường có uy tín nên phụ huynh tin tưởng. Vì vậy, họ xếp hàng từ sáng sớm mong con có suất vào trường”.

Việc trả lời của ông Cương với vai trò là người được thành phố giao lãnh đạo ngành giáo dục Thủ đô là rất phiến diện và ngụy biện, không nắm được thực tế giáo dục Thủ đô, không hiểu hết câu hỏi của đại biểu, không hiểu những bức xúc của phụ huynh học sinh.

Về hệ thống trường học, nhất là trường công lập có sự mất cân đối giữa các huyện và các quận. Ở các huyện ngoại thành Hà Nội trước đây khá tốt, đáp ứng được nhu cầu học trường công của học sinh. Nhưng ở các quận nội thành thì số trường công quá ít so với tỷ lệ dân số. Trong quá trình đô thị hóa, dân số tăng nhanh nhưng số trường công tăng không tương ứng với dân số. Trong khi đó trường tư lại nở rộ. Báo chí cũng đã nêu việc người thân của lãnh đạo có cổ phần ở trường tư và kinh doanh giáo dục rất có lãi. Chỉ cần có quyết định thành lập trường và tuyển sinh và thu học phí để có tiền đào tạo chứ không cần phải bỏ vốn.

Về số học sinh được vào trường công lập, năm nay, kỳ thi lớp 10 công lập ở Hà Nội diễn ra ngày 10-12/6 với hơn 104.000 học sinh, nhưng các trường công lập chỉ đáp ứng được khoảng 72.000. Như vậy còn tới 32.000 học sinh không được vào trường công lập. Ngay hơn 100 trường tư thục trên địa bàn cũng chỉ có thể tuyển 27.000 học sinh lớp 10. Như vậy còn tới 5.000 học sinh không thể vào được công lập lẫn tư thục.

Trong khi đó lương của công chức và người lao động Thủ đô phổ biến ở mức 5 triệu đồng/tháng. Nếu con được học trường công lập cũng là rất khó khăn vì học phí và các khoản đóng góp, nhưng cũng còn cố được. Còn nếu học trường tư thục với tiền học phí hơn 10 triệu đồng/tháng thì lương của cả bố mẹ cũng không đủ và sẽ sống bằng gì.

Tại sao người đứng đầu ngành giáo dục Thủ đô lại trả lời ngụy biện và vô cảm đến như vậy. Trách nhiệm này còn thuộc về lãnh đạo thành phố Hà Nội. Chả lẽ “Thủ đô văn hiến” lại có thực trạng giáo dục như thế này sao?

Thống nhất lấy tên Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất 2 Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT

Thống nhất lấy tên Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất 2 Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT

21/12/2024 12:53

Sau khi hợp nhất hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) thống nhất lấy tên mới là Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Tóm gọn kẻ dùng hung khí cướp tài sản của tài xế Xanh SM taxi ở Thái Bình sau 1 giờ gây án

Tóm gọn kẻ dùng hung khí cướp tài sản của tài xế Xanh SM taxi ở Thái Bình sau 1 giờ gây án

19/12/2024 19:26

Lê Đình Xuân Hiếu nảy sinh ý định cướp tài sản của tài xế Xanh SM taxi. Sau khi thực hiện trót lọt hành vi, Hiếu trở về nhà ngủ thì bị lực lượng công an bắt giữ.

Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”

Không giữ “người nhà”, bỏ “người tài”

16/12/2024 13:58

Giảm đầu mối, tinh giản biên chế là vấn đề nóng trong lúc này. Không chỉ có các cơ quan đảng, các bộ, ngành giảm đầu mối, mà ngay các tổ chức trong toàn hệ thống chính trị cũng phải tự cơ cấu lại, giảm “biên chế bên trong”. Thế là nảy sinh nỗi lo hoàn toàn chính đáng, rồi ai sẽ ở lại, ai “đi”?

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ hơn 1,2 nghìn tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

Quảng Ngãi kiến nghị hỗ trợ hơn 1,2 nghìn tỷ đồng khắc phục hậu quả thiên tai

16/12/2024 13:56

Ngày 12/12, UBND tỉnh Quảng Ngãi thông tin, đã có văn bản trình lên các Bộ để xem xét, trình lên Chính phủ xin hỗ trợ 1,28 nghìn tỷ đồng để khắc phục các hậu quả do thiên tai gây sạt lở trên địa bàn tỉnh.

Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất

Thủ tướng chỉ đạo chấn chỉnh công tác đấu giá đất

16/12/2024 13:54

Thủ tướng yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm với các tổ chức, cá nhân vi phạm đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự trong công tác đấu giá đất.

Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp

Hà Nội chính thức thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp

12/12/2024 11:41

Sáng 12/12, tại kỳ họp thứ 20, HĐND TP.Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp (LEZ) trên địa bàn thành phố.

Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%

Yên Bái: Chỉ số hạnh phúc của người dân năm 2024 tăng lên 66,52%

10/12/2024 11:18

Năm 2024, Chỉ số hạnh phúc của người dân tỉnh Yên Bái đạt 66,52%, tăng 0,90% so với năm 2023 (65,62%), qua đó, đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân được nâng cao kéo theo thước đo chỉ số hạnh phúc tiếp tục được nâng lên.

Nghệ An: Phát hiện hàng chục con lợn rừng chết bất thường trong Vườn quốc gia Pù Mát

Nghệ An: Phát hiện hàng chục con lợn rừng chết bất thường trong Vườn quốc gia Pù Mát

10/12/2024 11:08

Trong quá trình tuần tra, lực lượng chức năng phát hiện 21 con lợn rừng sống hoang dã tại Vườn quốc gia Pù Mát (Nghệ An) chết bất thường, chưa rõ nguyên nhân.

Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững

Hưng Yên: Hội nhập kinh tế quốc tế gắn với mục tiêu tăng trưởng bền vững

09/12/2024 07:00

Những năm qua, mặc dù trải qua nhiều khó khăn và thách thức nhưng nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên vẫn tiếp tục tăng cao và ổn định với mục tiêu đảm bảo các điều kiện về tăng trưởng xanh, phát triển bền vững.

Xem thêm