Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
Ngày 28/3, trận động đất mạnh 7,7 độ richter có tâm chấn ở khu vực Sagaing gần thành phố Mandalay của Myanmar, đã gây thiệt hại lớn ở nước này, và cũng làm rung chuyển nước láng giềng Thái Lan.

Các nhân viên cứu hộ tìm kiếm thương vong tại hiện trường một tòa nhà bị sập sau trận động đất mạnh ở Myanmar. Ảnh Reuters
Myanmar dễ bị tổn thương với động đất như thế nào?
Myanmar nằm trên ranh giới giữa hai mảng kiến tạo, và là một trong những quốc gia có hoạt động địa chấn mạnh nhất thế giới.
Bà Joanna Faure Walker, giáo sư và chuyên gia về động đất tại Trường Đại học London, cho biết: "Ranh giới mảng kiến tạo giữa mảng Ấn Độ và mảng Á-Âu chạy theo hướng bắc-nam, cắt qua giữa lãnh thổ nước này". Bà cho biết hai mảng kiến tạo này di chuyển qua nhau theo chiều ngang với tốc độ khác nhau, dẫn đến gây ra các trận động đất trượt ngang.
Tại sao trận động đất hôm 28/3 lại gây thiệt hại nghiêm trọng như vậy?
Sagaing đã phải hứng chịu nhiều trận động đất trong những năm gần đây, trong đó có trận động đất mạnh 6,8 độ Richter khiến ít nhất 26 người tử vong, và hàng chục người bị thương vào cuối năm 2012.
Nhưng sự kiện hôm thứ Sáu 28/3 có lẽ là trận động đất lớn nhất trong 3/4 thế kỷ, xảy ra ở đất liền Myanmar, Bill McGuire - một chuyên gia động đất khác tại UCL, cho biết.
Roger Musson, nghiên cứu viên tại Cơ quan Khảo sát Địa chất Anh, nói với Reuters rằng độ sâu không đáng kể của trận động đất này cho thấy mức thiệt hại sẽ rất nghiêm trọng. Tâm chấn của trận động đất chỉ ở độ sâu 10 km (6,2 dặm), theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ.
"Điều này gây ra thiệt hại rất lớn vì nó xảy ra ở độ sâu không đáng kể, do đó sóng xung kích không bị tiêu tán khi chúng di chuyển từ tâm chấn động đất lên bề mặt. Các tòa nhà phải hứng chịu toàn bộ lực rung chuyển".
Myanmar đã chuẩn bị như thế nào?
Chương trình nguy cơ động đất của USGS cho biết vào thứ Sáu 28/3 rằng, số người tử vong có thể lên tới 10.000 đến 100.000 người, và tác động kinh tế có thể lên tới 70% GDP của Myanmar.
Ông Musson cho biết những dự báo như vậy dựa trên dữ liệu từ các trận động đất trước đây, và dựa trên quy mô, vị trí cũng như mức độ sẵn sàng ứng phó động đất nói chung của Myanmar.
Do khu vực Sagaing - gần với Mandalay đông dân rất hiếm khi xảy ra động đất, vì vậy cơ sở hạ tầng ở đây chưa được xây dựng để chịu được những thảm họa như vậy. Điều đó có nghĩa là thiệt hại có thể trở nên tồi tệ hơn nhiều.
Ông Musson cho biết trận động đất lớn gần đây nhất xảy ra ở khu vực này là vào năm 1956, do đó những ngôi nhà ở đây khó có thể được xây dựng để chịu được lực địa chấn mạnh như trận động đất xảy ra hôm 28/3.
"Hầu hết các trận động đất ở Myanmar đều xảy ra ở phía tây, trong khi trận động đất ngày hôm qua 28/3 lại xảy ra ở trung tâm đất nước", ông cho biết.
Cùng chủ đề
Chung cư tại TP HCM rạn nứt nghi do ảnh hưởng động đất ở Myanmar
Chuyên gia nói gì về hiện tượng lở đá tại Quảng Nam do động đất liên tiếp?
Kon Tum liên tiếp xảy ra 6 trận động đất chỉ trong 1 giờ
Kon Tum hàng chục trận động đất xảy ra trong 1 ngày, Thủ tướng chỉ đạo làm rõ nguyên nhân
Vietjet và Airbus ký kết hợp đồng 20 tàu A330neo trị giá 7,4 tỷ Đô la Mỹ tại Farnborough Airshow

Nguyên nhân nào gây ra động đất ở Myanmar và Thái Lan?
31/03/2025, 11:58
Hầm tận thế - Tương lai xanh của nhân loại
28/03/2025, 11:27
Năm 2024 ghi nhận nhiệt độ toàn cầu cao nhất lịch sử
23/03/2025, 13:30
Ý nghĩa của thỏa thuận ngừng bắn đối với Ukraine và Nga
21/03/2025, 15:30
Mỹ lên kế hoạch chế biến khoáng sản ngay tại căn cứ quân sự Lầu Năm Góc
12/03/2025, 14:32
Ukraine đạt thỏa thuận khoáng sản với Hoa Kỳ
26/02/2025, 13:41
Điểm nổi bật của thị trường dầu mỏ toàn cầu của OPEC
24/02/2025, 10:14
Cung điện gió gần 1.000 cửa sổ
16/02/2025, 19:19Trung Quốc chạm kỷ lục xây mới điện than, nhằm đạt đỉnh phát thải rồi mới trung hòa carbon
Nỗ lực gia tăng sản lượng điện than của Trung Quốc trong 2 năm gần có thể gây cản trở việc kết nối năng lượng sạch với hệ thống lưới điện nước này.
Hoa Kỳ: Số ca nhiễm cúm ở mức cao nhất trong hơn 15 năm
Ngày 7/2, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) cho biết tỷ lệ cúm của nước này đang ở mức cao nhất hoặc gần mức cao nhất trong ít nhất 15 năm qua và vẫn đang gia tăng.
Thái Lan kêu gọi thắp hương và đốt vàng mã online để giảm thiểu ô nhiễm không khí
Trong bối cảnh môi trường ngày càng bị hủy hoại như hiện nay thì phong tục truyền thống thắp hương và đốt vàng mã lại càng khiến không khí bị ô nhiễm trầm trọng.
Quy định mới của EU có làm đổ vỡ thỏa thuận khí đốt với Mỹ?
Brussels chuẩn bị phạt các công ty nhiên liệu hóa thạch vì phát thải khí methane vượt mức cho phép – điều này dự kiến sẽ làm phật lòng Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Quan chức Hungary kêu gọi tranh luận về lệnh trừng phạt của EU với Nga
Một quan chức cấp cao của Hungary kêu gọi một cuộc tranh luận và đặt nghi vấn về việc gia hạn lệnh trừng phạt của Liên minh Châu Âu đối với dầu mỏ Nga.
Tỷ phú truyền thông Bloomberg sẽ 'gánh' phí khí hậu thay Mỹ
Sau khi Tổng thống Trump rút Mỹ khỏi thỏa thuận khí hậu Paris, tỷ phú truyền thông Bloomberg cho biết sẽ chi trả chi phí này thay cho nước Mỹ.
Biến đổi khí hậu làm tăng nguy cơ cháy rừng
Thời gian gần đây, các vụ cháy rừng đã trở thành một thách thức lớn cho nhiều quốc gia trên thế giới. Biến đổi khí hậu, với hiện tượng nhiệt độ toàn cầu tăng cao tạo ra những điều kiện thuận lợi cho các vụ cháy rừng phát sinh và lan rộng.
Ukraine chấm dứt vận chuyển khí đốt Nga sang EU, điều gì sẽ xảy ra tiếp theo?
Việc cung cấp khí đốt từ Nga đến các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) qua Ukraine đã chấm dứt vào thứ Tư tuần này, sau khi nhà điều hành vận chuyển khí đốt của Ukraine, Naftogaz, từ chối gia hạn thỏa thuận vận chuyển 5 năm với Gazprom của Nga.
Liên Hợp Quốc kêu gọi hành động để tránh 'sụp đổ khí hậu'
Liên Hợp Quốc đã kêu gọi các quốc gia trên thế giới đưa ra những hành động khẩn cấp và thực chất trong năm 2025 để tránh "sự sụp đổ khí hậu".