Nhà máy gạch Thạch Bàn - Đan Phượng: Công khai thu mua đất thải không có hóa đơn, quản lý nói ‘nếu làm đúng thì dừng hết’
Rất nhiều đất thải từ các dự án xây dựng được xe tải vận chuyển đổ vào Nhà máy gạch Thạch Bàn (địa chỉ xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội). Làm việc với PV, người quản lý nhà máy thừa nhận việc thu mua đất không hóa đơn, giấy tờ từ các dự án và nói rằng “Các cơ quan chức năng, thanh tra cũng biết việc này… Nhưng nếu làm đúng thì dừng hết”.
Thời gian qua, Tổng hội Xây dựng Việt Nam và các hội chuyên ngành đã tổ chức nhiều buổi hội thảo, tọa đàm bàn các giải pháp tháo gỡ khó khăn, tìm ra hướng đi mới cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng Việt Nam nói chung và sản xuất gạch - ngói xây dựng nói riêng. Trong đó, vấn đề nan giải nhất được nhiều chuyên gia đề cập là việc khan hiếm các mỏ đất nguyên liệu. Thế nhưng cũng không vì đó mà các nhà máy, cơ sở sản xuất được sử dụng nguồn nguyên liệu bừa bãi, không rõ nguồn gốc, không đảm bảo chất lượng mà cần phải đổi mới, phát triển theo hướng ứng dụng khoa học công nghệ để sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
Tuy nhiên, bên cạnh những cơ sở, nhà máy đã nỗ lực đổi mới vượt qua khó khăn thì vẫn còn có những trường hợp cố tình vi phạm, sử dụng nguồn nguyên liệu đất trái phép, đưa đời sống công nhân, người lao động ra làm “bia đỡ”, làm lý do để tiếp tục hoạt động trái quy định pháp luật. Trường hợp Nhà máy gạch Thạch Bàn (địa chỉ xã Phương Đình, huyện Đan Phượng, TP Hà Nội) thuộc Công ty Cổ phần Thạch Bàn Đan Phượng mà PV Tạp chí Người Xây dựng trong quá trình khảo sát, tìm hiểu phát hiện được dưới đây là một điển hình như thế.
Trong quá trình theo chân “binh đoàn” xe tải chở bùn, đất thải tại một số dự án ở Hà Nội, PV Tạp chí Người Xây dựng phát hiện: Nhiều xe tải sau khi “ăn đất thải” từ công trường dự án đã mang đến đổ tại Nhà máy gạch Thạch Bàn - Đan Phượng.
Ngày 10/7, làm việc với PV Tạp chí Người Xây dựng, ông Tiến – Quản lý Nhà máy gạch Thạch Bàn - Đan Phượng thừa nhận việc thu mua đất từ các dự án xây dựng trên địa bàn TP và việc mua bán này không có giấy tờ, hóa đơn. “Nói thật là đất bọn anh lấy về đây để làm đều là đất tận thu từ các dự án xây dựng. Bây giờ không ai người ta cấp mỏ vì không có đất. Đất tận thu bây giờ mà không làm thì đổ đi đâu? Đổ ra mấy bãi thải của nhà nước thì lấp biển cũng chả hết”, ông Tiến nói.
Đề cập đến việc mua bán đất thải từ dự án làm nguyên liệu sản xuất có hóa đơn, chứng từ gì không? Sản phẩm sản xuất ra có đảm bảo chất lượng không?
Ông Tiến nói: “Nói thật các chú thông cảm cái đất này là là đất hỗ trợ cho người ta cước xe chứ đất này ai người ta cấp chứng từ, hóa đơn? Làm cái gạch này giờ khó khăn vô cùng, nhà nước mà bảo dập lò là dập. Nhưng còn có bao nhiêu người lao động đây, còn đời sống, việc làm”.
Ông Tiến tiếp tục nói “giá hỗ trợ mỗi xe đất là triệu, hơn triệu”. Đồng thời khẳng định loại đất trên đảm bảo chất lượng.
PV tiếp tục hỏi: “Việc nhà máy sử dụng đất thải không hóa đơn, chứng từ thì có báo cáo không?”
Ông Tiến nói: “Các cái này thì các cơ quan chính quyền, thanh tra người ta đi kiểm tra, người ta chả nắm được, đâu đến báo chí các chú”.
Đề cập đến việc sử dụng nguyên liệu không hóa đơn, nguồn gốc như vậy có đúng quy định hay không? Tại sao không xin phép cơ quan chức năng? Nguồn gốc đất lấy tại các dự án nào?
Ông Tiến không trả lời cụ thể mà chỉ nói: “Quy định nếu nói làm đúng thì làm sao mà đúng được. Bây giờ mà làm đúng thì tất cả phải dừng hết, chỉ có nghỉ, đấy là nói thật. Các lò gạch giờ lấy nguồn nguyên liệu chủ yếu là ở đất tận thu công trình cho nên thanh tra đến người ta thấy hết. Mỏ mới có hóa đơn chứ đất tận thu người ta đâu cấp được hóa đơn”.
Trước những thông tin mà người quản lý Nhà máy gạch Thạch Bàn - Đan Phượng cung cấp, PV Tạp chí Người Xây dựng đã liên hệ với UBND huyện Đan Phượng và các cơ quan, chính quyền sở tại để làm rõ có hay không việc các cơ quan này làm ngơ cho Nhà máy sử dụng nguyên liệu đất thải từ các dự án mà không có giấy tờ, hóa đơn trái quy định pháp luật?
Trao đổi với PV, Luật sư Hoàng Tùng (Đoàn Luật sư Hà Nội) cho biết: Việc quản lý, xử lý bùn, đất và chất thải rắn phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án đã được quy định rất rõ tại Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường. Tại Hà Nội những năm qua UBND TP cùng Công an TP đã ban hành nhiều văn bản, chỉ đạo quyết liệt nhằm quản lý chặt chẽ vấn đề này.
Bên cạnh đó, đối với các dự án, công trình trong quá trình xây dựng mà phát hiện khoảng sản (đất, đất sét) muốn tận dụng bán lại cho các nhà máy gạch, ngói thì cần phải có đơn đề nghị và được Sở Tài nguyên và môi trường chấp thuận, UBND cấp tỉnh, TP cấp giấy phép khai thác khoáng sản. Việc mua, bán khai thác phải đầy đủ giấy tờ, hóa đơn… Thế nên việc “đất thải” từ các dự án “chạy” vào nhà máy gạch Thạch Bàn - Đan Phượng là vụ việc nghiêm trọng cần được các cơ quan chức năng, chính quyền TP Hà Nội vào cuộc làm rõ.
Chúng tôi tiếp tục thông tin.
Cùng chủ đề
Tin bất động sản ngày 17/7: Hà Nội thúc tiến độ 3 dự án khu đô thị tại Đan Phượng
Trưa ngày 13/9, Hà Nội ghi nhận thêm 15 ca mắc mới
Hà Nội phong tỏa khẩn cấp 1 xã vì 1 người chỉ ở nhà nhưng vẫn nhiễm COVID-19
Hà Nội nỗ lực hoàn thành mục tiêu đưa 8 huyện lên quận
Hà Nội ghi nhận thêm 1 ca dương tính mới ở huyện Đan Phượng
An Phú Gia (APGcons) gian lận bằng kỹ sư xây dựng, liệu có bị cấm thầu?
24/12/2024, 15:43Sau điều chỉnh, bảng giá đất Hà Nội cao nhất hơn 695 triệu đồng/m2
21/12/2024, 12:58Điện hạt nhân: Nguồn năng lượng bền vững và thân thiện với môi trường
21/12/2024, 12:56Hà Nội tăng cường rà soát các sàn giao dịch bất động sản
16/12/2024, 14:00Trên 56% doanh nghiệp Nhật sẽ mở rộng kinh doanh tại Việt Nam
Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm đến hấp dẫn nhất tại ASEAN đối với các doanh nghiệp Nhật Bản, bất chấp những thách thức kinh tế hậu đại dịch.
T&T Group trở thành cổ đông chiến lược của Vietravel Airlines
Với việc ký kết thành công hợp đồng chuyển nhượng cổ phần của Vietravel Airlines, T&T SuperPort, T&T Airlines (thành viên Tập đoàn T&T Group) và Quỹ BVIM đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines.
Một số điểm sáng kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024
Theo Tổng cục Thống kê, tình hình kinh tế - xã hội tháng 11 và 11 tháng năm 2024 của cả nước tiếp tục khẳng định sự phục hồi rõ nét, tháng sau tốt hơn tháng trước, tăng trưởng quý sau cao hơn quý trước và tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực; dự kiến đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024.
Trí tuệ nhân tạo xanh: Giải pháp công nghệ bền vững của tương lai
Trong bối cảnh công nghệ ngày càng tiêu tốn nhiều điện năng cho các trung tâm dữ liệu thì trí tuệ nhân tạo AI xanh hứa hẹn sẽ đảo ngược xu hướng này.
Dự báo thời tiết 12/12: Mưa và rét buốt, miền Bắc 'trở mình' chóng mặt
Dự báo thời tiết 12/12, miền Bắc đón nhận đợt không khí lạnh mạnh tràn xuống. Đợt không khí lạnh này còn khiến thời tiết thay đổi chóng mặt, đặc biệt là miền Trung.
Thực hành ESG tại doanh nghiệp đi đầu về phát triển bền vững - Vinamilk
Là một điển hình về phát triển bền vững (PTBV) với các thực hành tốt ở cả 3 tiêu chí Môi trường – xã hội – quản trị (E-S-G), Vinamilk tiếp tục là cái tên được đánh giá cao trong Top 10 doanh nghiệp phát triển bền vững Việt Nam 2024 năm thứ 9.
Ngân hàng đồng loạt đưa ra nhiều gói tín dụng xanh hấp dẫn về lãi suất
Tài chính xanh là một cấu phần quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh và cũng là lĩnh vực tiềm năng mà các nhà băng ngày càng quan tâm.
Vietjet tiếp tục nhận tàu bay mới những tháng cuối năm 2024, mở rộng đội tàu bay hiện đại
Tàu bay thế hệ mới A321neo ACF (Airbus Cabin Flex) mới nhất của Vietjet đã hạ cánh tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, TP.HCM sau hành trình từ nhà máy Airbus tại Hamburg, Đức.
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được giao cho bộ, ngành quản lý
19 tập đoàn, tổng công ty sẽ được chuyển về các bộ, ngành quản lý sau khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kết thúc hoạt động.