Thứ tư, 13/12/2023, 17:17 PM
  • Click để copy

Những dấu mốc quan trọng về chống biến đổi khí hậu trong tuần họp đầu tiên COP 28

Vừa qua, Hội nghị COP28 đã kết thúc tuần họp đầu tiên với nhiều tín hiệu tích cực về hành động chống biến đổi khí hậu. Một số kết quả đạt được có thể kể tới như cam kết làm mát toàn cầu, khởi động nền tảng tài chính xanh, Quỹ Tổn thất và thiệt hại,...

Khởi động nền tảng tài chính xanh

 Ngày 5/12, nền tảng "Liên minh nâng cao năng lực đầu tư bền vững" do Viện Tài chính và Bền vững (IFS) trụ sở ở Bắc Kinh (Trung Quốc) khởi xướng chính thức được ra mắt. Với 20 thành viên sáng lập, nền tảng hướng tới đào tạo và huấn luyện 100.000 chuyên gia cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.

Hoạt động ý nghĩa này dự kiến bắt đầu hoạt động từ năm 2024. Và khởi đầu với các sự kiện trực tiếp sẽ diễn ra ở châu Á, châu Phi, Trung Đông và Mỹ Latinh.

Mục tiêu của cơ chế hợp tác này là đào tạo và huấn luyện 100.000 chuyên gia cho các thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển (EMDE) vào năm 2030.

Cam kết làm mát bền vững

63 quốc gia đã tham gia vào cam kết nhằm cắt giảm mạnh lượng khí thải liên quan đến việc làm mát. Đây được coi là nỗ lực chung nhất của thế giới nhằm giảm khí thải từ việc làm mát của người khiến trái đất nóng lên như điều hòa, làm lạnh thực phẩm, thuốc men. 

Cụ thể các quốc gia tuyên bố giảm ít nhất 68% lượng khí thải liên quan đến làm mát vào năm 2050 so với mức năm 2022. Ngoài ra còn có mục tiêu thiết lập các tiêu chuẩn hiệu suất năng lượng tối thiểu vào năm 2030.

Nhu cầu làm mát bằng điều hòa với lượng khí thải làm mát dự kiến sẽ đạt tương đương từ 4,4 tỷ đến 6,1 tỷ tấn carbon vào năm 2050 đã làm cuộc khủng hoảng khí hậu ngày một trầm trọng. 

Đáng chú chú, Ấn Độ quốc gia dự báo có nhu cầu làm mát tăng cao nhất trong các thập kỷ tới vẫn chưa tham gia tính tới ngày công bố.

Lý giải cho điều này, lãnh đạo Ấn Độ cho hay quốc gia mình vẫn chưa sẵn sàng để thực hiện các mục tiêu cao hơn Nghị định thư Montreal 1992 về việc hạn chế phát thải trong làm mát.

Đồng ý tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo

 Trong khuôn khổ của COP28, đã có hơn 110 quốc gia tán thành thông qua mục tiêu tăng gấp 3 sản

lượng năng lượng tái tạo và tăng gấp đôi hiệu quả sử dụng năng lượng trên toàn thế giới vào năm 2030.

Liên minh châu Âu (EU) lần đầu tiên kêu gọi cộng đồng quốc tế và các nước thông qua mục tiêu này vào hồi đầu năm nay. Sau đó Liên minh Châu Mỹ, chủ nhà COP28 và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất, Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) và Nhóm 20 nền kinh tế phát triển và đang nổi hàng đầu thế giới (G20) đều lên tiếng ủng hộ cao kết. Theo đó tăng sản lượng năng lượng tái tạo nhằm giảm lượng khí thải. 

Hơn 110 quốc gia tán thành thông qua mục tiêu tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo.

Hơn 110 quốc gia tán thành thông qua mục tiêu tăng gấp 3 sản lượng năng lượng tái tạo.

Việc đưa thỏa thuận này vào quyết định cuối cùng của COP28 đòi hỏi sự đồng thuận của gần 200 quốc gia có mặt.

Đặc biệt, lần này Trung Quốc và Ấn Độ đã phát tín hiệu ủng hộ việc tăng gấp 3 lần năng lượng tái tạo toàn cầu vào năm 2030, tuy nhiên cả hai đều chưa chính thức xác nhận. 

Khởi động quỹ bồi thường tổn thất

Trong ngày đầu tiên COP28 đã chính thức thông qua quỹ bồi thường giúp các quốc gia nghèo đối phó với các thảm họa thiên tai. Quyết định này được cho là cơ chế mới giúp chính phủ các nước đóng góp cho nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Quỹ sẽ tạm thời được đặt tại Ngân hàng Thế giới (WB). 

Nhiều quốc gia và tổ chức đã cam kết sẽ đóng góp vào quỹ. Chủ nhà COP28 là Các Tiểu vương quốc Ả Rập cam kết 100 triệu USD, Anh sẽ góp 40 triệu USD, Mỹ sẽ góp 17,5 triệu USD và Nhật Bản 10 triệu USD. Đặc biệt Liên minh châu Âu (EU) cam kết 245,39 triệu USD, trong đó có 100 triệu USD từ Đức. 

Các quốc gia đang sẵn sàng tham gia vào các cuộc đàm phán kéo dài về việc có nên đồng ý loại bỏ dần việc sử dụng than, dầu và khí đốt phát thải CO2 - nguồn phát thải chính gây ra hiện tượng nóng lên toàn cầu hay không.

Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo

Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo

12/03/2024 10:38

Theo Dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII nhận định đến 2030, nguồn vốn để đầu tư, xây dựng dự án điện dự kiến khoảng 135 tỷ USD. Đây cũng là mức đầu tư được báo cáo triển vọng thị trường vốn của FiinRatings dự đoán đối với năng lượng tái tạo.

Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp

Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp

11/03/2024 11:43

“Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc tháng Ba rượu chè…” - lợi dụng tâm lý này nhiều đối tượng đã tổ chức “gầy sòng” sát phạt.

Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam

Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam

04/03/2024 16:24

Vị trí địa chiến lược quan trọng cùng việc chuyển dịch sản xuất và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu đã mang tới cho Việt Nam cơ hội trở thành nhân tố then chốt trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đang là thách thức với Việt Nam.

Phát hiện gần 72.000 lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức nhà nước

Phát hiện gần 72.000 lỗ hổng an toàn thông tin tại các cơ quan, tổ chức nhà nước

03/03/2024 14:30

Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận có 71.877 điểm yếu, lỗ hổng an toàn thông tin tại các hệ thống thông tin của các cơ quan tổ chức nhà nước.

Sự phát triển của các phương tiện ngầm điều khiển từ xa trong thám hiểm đại dương

Sự phát triển của các phương tiện ngầm điều khiển từ xa trong thám hiểm đại dương

17/01/2024 10:09

Cho đến nay, đại dương mênh mông bao phủ hơn 70% diện tích bề mặt trái đất vẫn là một trong những ranh giới bí ẩn và chưa được khám phá nhất. Trong lĩnh vực này, sự phát triển của phương tiện ngầm/dưới nước điều khiển từ xa (Remotely Operated Vehicles -ROV/ROUV) đóng vai trò rất then chốt trong việc giải mã những bí ẩn dưới đáy đại dương, một lĩnh vực quan trọng đối với các nhà sinh vật học và sinh thái học biển.

Sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch

Sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch

14/01/2024 09:25

Một công nghệ được các nhà khoa học nghiên cứu hàng thập niên đang đạt những tiến bộ mới, sản xuất điện từ phản ứng nhiệt hạch hứa hẹn cung cấp cho thế giới nguồn năng lượng sạch gần như vô tận.

IEAE Hà Nội: Cầu nối cho các doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh

IEAE Hà Nội: Cầu nối cho các doanh nghiệp điện tử và thiết bị thông minh

08/01/2024 07:25

Nhằm giúp doanh nghiệp Việt Nam và các đối tác thúc đẩy mở rộng hợp tác và nâng cao tiêu dùng, đồng thời thúc đẩy sự phát triển thị trường tiêu dùng điện tử chất lượng cao tại Việt Nam, yừ ngày 2-4/11, Trung tâm Triển lãm Quốc tế Hà Nội (ICE) sẽ diễn ra Triển lãm quốc tế Điện tử và Thiết bị thông minh Việt Nam (IEAE Hà Nội).

ExxonMobil chuyển giao hoạt động khai thác mỏ dầu ở Iraq cho PetroChina

ExxonMobil chuyển giao hoạt động khai thác mỏ dầu ở Iraq cho PetroChina

04/01/2024 07:59

Tập đoàn năng lượng khổng lồ ExxonMobil của Mỹ đã chính thức rút khỏi mỏ dầu Tây Qurna 1 ở miền nam Iraq và chuyển giao hoạt động này cho PetroChina với tư cách là nhà thầu chính, một thứ trưởng dầu mỏ nói với Reuters.

Life2vec: Công nghệ dự đoán 'tuổi thọ' con người

Life2vec: Công nghệ dự đoán 'tuổi thọ' con người

02/01/2024 08:46

Dự án Life2vec là một nỗ lực hợp tác giữa Đại học Kỹ thuật Đan Mạch (DTU), Đại học Copenhagen, ITU, và Đại học Northeastern ở Mỹ. Mục tiêu của dự án là phân tích và dự đoán các sự kiện trong đời sống con người, bao gồm cả thời gian tử vong, dựa trên một lượng lớn dữ liệu.