Phát triển đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu
Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, hạn chế, giảm thiểu các thiệt hại, rủi ro.

Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030" nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, hạn chế, giảm thiểu các thiệt hại, rủi ro.
Mưa lớn kèm theo triều cường dẫn đến tình trạng ngập úng thường xuyên xảy ra tại các đô thị Việt Nam gây nhiều tổn thất về người, môi trường, xã hội và kinh tế. Đồng thời, Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều của BĐKH và nước biển dâng.
Mới đây, Bộ Xây dựng cho biết đang triển khai Đề án "Phát triển các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2030" nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững, hạn chế, giảm thiểu các thiệt hại, rủi ro trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu.
Theo đó, Đề án nhằm thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp được Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết số 438/QĐ-TTG ngày 25/3/2021 phê duyệt Đề án Phát triển đô thị ứng phó biến đổi khí hậu 2021 - 2030; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, gắn trách nhiệm thực hiện phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện.
Với 6 chương trình trọng tâm, Bộ Xây dựng chủ trì ưu tiên nguồn lực thực hiện các nhóm nhiệm vụ được giao theo giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 438/QĐ-TTg theo thứ tự ưu tiên là Chương trình 2, Chương trình 6 và Chương trình 4. Đó là rà soát, xây dựng và hoàn thiện các quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành Xây dựng và đô thị ứng phó với thiên tai trong điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng; Thực hiện Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050 (Quyết định số 1055/Đ-TTg ngày 20/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ); Xây dựng kế hoạch hành động và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng cũng phối hợp các Bộ, ngành, các địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tại các địa phương giai đoạn 2021-2025. Về các chương trình thực hiện, cần ưu tiên theo thứ tự các Chương trình 1, Chương trình 5 và Chương trình 3. Đó là xây dựng cơ sở dữ liệu và hệ thống bản đồ cảnh báo rủi ro đô thị (Atlas Đô thị và Khí hậu); Phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình, dự án thí điểm ứng dụng công nghệ, vật liệu mới nhằm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, kiến trúc xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; Bổ sung lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào quy hoạch vùng, tỉnh và quy hoạch đô thị…
Bên cạnh đó, đề án sẽ bổ sung lồng ghép nội dung biến đổi khí hậu vào quy hoạch vùng, tỉnh và quy hoạch đô thị. Kèm theo đó là xây dựng kế hoạch và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, đề án còn phối hợp với các tổ chức quốc tế triển khai các chương trình, dự án thí điểm ứng dụng công trình, công nghệ, vật liệu mới nhằm phát triển đô thị tăng trưởng xanh, đô thị thông minh, kiến trúc xanh thích ứng với biến đổi khí hậu và phòng chống thiên tai; thực hiện kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Xây dựng phối hợp với các bộ, ngành, địa phương thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm tại các địa phương giai đoạn 2021-2025. Trong số đó, các địa phương ưu tiên thực hiện gồm 5 đô thị trực thuộc Trung ương gồm: TP.HCM, Hà Nội, Cần Thơ, Hải Phòng, Đà Nẵng.
Các đô thị thuộc 7 tỉnh vùng Duyên hải Bắc bộ, Duyên hải miền Trung, ĐBSCL và những đô thị thuộc 7 tỉnh vùng miền núi phía Bắc và Tây nguyên: ưu tiên theo thứ tự các tỉnh đã sớm ban hành kế hoạch thực hiện đề án, có đề xuất triển khai thực hiện Bộ Xây dựng.
Việt Nam hiện có 870 đô thị các loại, tỷ lệ đô thị hóa khoảng 40,5% (tăng gần 10% so với năm 2010). Đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, tạo nhiều thách thức trong công tác phát triển hạ tầng đô thị để đáp ứng yêu cầu thực tiễn cũng như bảo đảm chất lượng, môi trường sống của người dân. Do vậy, phát triển hạ tầng xanh, an toàn và bền vững đang là một hướng đi được xem xét, vận dụng vào thực tiễn phát triển đô thị ở Việt Nam hiện nay.
Theo Cục Phát triển đô thị (Bộ Xây dựng), hiện nay, có khoảng 300 đô thị ven biển sẽ chịu sự tác động rất lớn của biến đổi khí hậu như tình trạng ngập lụt, xâm nhập mặn, triều cường. Khoảng 140-150 đô thị ở miền núi chịu sự ảnh hưởng của sạt lở đất, lũ quét và hạn hán. Với xu thế đô thị hóa và phân bố hệ đô thị hiện nay, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và các hiện tượng thời tiết cực đoan thực sự là thách thức đối với công tác quy hoạch, quản lý và phát triển đô thị.
Cùng chủ đề
Những thảm họa khí hậu gây thiệt hại lớn cho nền kinh tế toàn cầu năm 2022
Kinh tế tuần hoàn, quản lý phát thải - từ các thực hành phát triển bền vững tại Vinamilk
Biến đổi khí hậu là mối đe dọa ngang với cuộc khủng hoảng tài chính
48,3 triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp do biến đổi khí hậu ở châu Á
Việt Nam và những nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu tại COP27

Tổng Bí thư dự Lễ kỷ niệm 60 năm Ngày Bác Hồ gặp mặt đội ngũ trí thức
24/03/2023, 16:11
Hà Nội ban hành danh mục ao, hồ không được san lấp
22/03/2023, 06:45
Giá xăng hôm nay (21/3) giảm, có thể tới 600 đồng/lít!
21/03/2023, 06:34
Miền Bắc sắp bước vào đợt nắng nóng đầu tiên trong năm nay
21/03/2023, 06:30
Thời tiết hôm nay 20/3: Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất trong ngày
20/03/2023, 06:27
Những 'lùm xùm' của hãng hàng không Vietnam Airlines
18/03/2023, 06:26
Chống đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức
17/03/2023, 06:39
Lâm Đồng: Người dân 'ngạt thở' vì khói bụi từ vụ cháy bãi rác Cam Ly
15/03/2023, 06:42
Đăng kiểm viên Bộ Công an hỗ trợ đăng kiểm 1 tháng để giảm ùn tắc
14/03/2023, 06:30Ông Nguyễn Việt Lộc làm Tổng biên tập của Tạp chí Vietnam Traveller
Hiệp hội Du lịch Việt Nam tổ chức Lễ trao quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng biên tập Tạp chí Vietnam Traveller cho Thạc sĩ, nhà báo Nguyễn Việt Lộc.
Đăng kiểm ô-tô, ùn tắc đến bao giờ?
Tình trạng ôtô xếp hàng dài tới cả cây số trước các trung tâm đăng kiểm trong những ngày qua là những hình ảnh gây mất trật tự an toàn giao thông, bức xúc trong xã hội.
Giãn nợ trái phiếu vẫn dấy lên lo ngại, gây bất an cho nhà đầu tư
Nghị định 08 không những không giải quyết được vấn đề mà lại còn tăng tính rủi ro. Tại thời điểm làm sao xây dựng lại niềm tin cho nhà đầu tư là quan trọng, nhưng Nghị định này không tăng thêm niềm tin mà còn gây bất an hơn cho nhà đầu tư.
Miền Bắc sắp đón đợt không khí lạnh tăng cường vào cuối tuần
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, một đợt không khí lạnh có cường độ mạnh có thể tràn xuống nước ta trong khoảng ngày 12-13/3.
Bộ GD&ĐT: Không tổ chức lớp không chuyên trong trường THPT chuyên
Quy chế mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quy định, không tổ chức lớp không chuyên trong trường chuyên, mỗi lớp chuyên có không quá 35 học sinh.
Thủ tướng Chính phủ: Gỡ khó khăn thị trường BĐS với tinh thần 'không ai đổ lỗi cho ai'
Thủ tướng giao Bộ Xây dựng chủ trì, hoàn thiện nghị quyết của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn cho thị trường bất động sản, theo tinh thần tất cả các chủ thể đều phải có trách nhiệm, không ai đổ lỗi cho ai, không một mình ai làm được.
Lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2023 chính thức của Bộ GD&ĐT
Sáng 1/3, Bộ GD&ĐT đã chính thức thông báo lịch thi tốt nghiệp THPT 2023. Theo đó, kỳ thi sẽ được tổ chức trong 4 ngày 27, 28, 29 và 30/6/2023.
Miền Bắc đón nắng nóng ngay từ đầu tháng 3
Theo các chuyên gia dự báo, từ ngày 1/3, Hà Nội và các tỉnh, thành phố đồng bằng Bắc Bộ mức tăng nhiệt nhanh, nhiệt độ ban ngày có thể đạt ngưỡng 25-28 độ C. Một số thời điểm, người dân có thể cảm thấy oi nóng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải: Phải sớm đánh giá lại tình hình thị trường xăng dầu
Sáng ngày 28/2, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đã tổ chức “Phiên giải trình về tình hình thị trường xăng dầu và kết quả thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp trong công tác quản lý nhà nước về xăng dầu”.