Quảng Nam lần đầu tổ chức lễ hội tôn vinh 'Món ngon Xứ Quảng' vào dịp Tết Dương lịch 2024
Lễ Hội Văn Hóa Ẩm Thực Xứ Quảng lần thứ 1 – 2023 với chủ đề “Món ngon xứ Quảng” diễn ra tại TP.Hội An từ ngày 30/12/2023 đến ngày 01/01/2024.
Lễ hội do Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam và UBND TP.Hội An, Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Quảng Nam tổ chức.
Lễ hội với chủ đề “Món ngon Xứ Quảng” là sự kiện nhằm tôn vinh, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, ẩm thực, du lịch tỉnh Quảng Nam, đồng thời quảng bá, lan toả các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể, tài nguyên và sản phẩm du lịch hấp dẫn, độc đáo với bạn bè, du khách gần xa; giới thiệu các sản phẩm, ẩm thực đặc trưng, sản phẩm nông nghiệp tiêu biểu của tỉnh Quảng Nam và các vùng miền trong cả nước, giao lưu văn hóa ẩm thực với bạn bè quốc tế; qua đó, góp phần nâng cao hơn nữa vị thế, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam nói chung và tỉnh Quảng Nam nói riêng nhằm thúc đẩy phục hồi, phát triển mạnh mẽ du lịch sau đại dịch COVID-19.
Nhiều sự kiện nổi bật, hoạt động đặc sắc diễn ra gồm: Lễ khai mạc; Tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu, trải nghiệm văn hóa ẩm thực, du lịch, sản phẩm OCOP với khoảng 50 gian hàng đến từ 18 huyện, thị xã, thành phố và giao lưu với một số tỉnh, thành phố khác, như: Đà Nẵng, Bình Định, Khánh Hòa, Thừa Thiên Huế, Tây Nguyên.
Các hoạt động vui chơi giải trí, giao lưu văn hoá, văn nghệ, ẩm thực, du lịch; Hoạt động quảng diễn các món ăn đặc sắc Quảng Nam; Chương trình Đêm tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực Quảng Nam; Tour dạy nấu ăn Mỳ Quảng (cooking class) dành các chính khách, du khách trong và ngoài nước, ...
Chương trình khai mạc Lễ Hội Văn Hóa Ẩm Thực Xứ Quảng lần thứ 1 – 2023, Chủ đề: “Món ngon Xứ Quảng” diễn ra lúc 8h giờ 30 phút, ngày 30/12/2023, tại Quảng trường Sông Hoài, TP. Hội An và được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Phát thanh - Truyền hình Quảng Nam (QRT), livestream trên nền tảng truyền thông cơ quan báo chí Trung ương và các nền tảng số của tỉnh, mạng xã hội…;
Chương trình Đêm tôn vinh giá trị văn hóa ẩm thực Quảng Nam diễn ra vào lúc lúc 19 giờ 30 phút, ngày 01/01/2024, tại sân khấu An Hội.
Ngành Du lịch TP HCM đón 980.000 lượt khách trong dịp lễ 2/9
05/09/2024, 12:26Fansipan tưng bừng “Mùa vàng bản Mây”, mỗi tuần một lễ hội
15/08/2024, 14:49Du lịch hè 2024: Du khách đổ xô đi nước ngoài, tour nội địa ế ẩm
30/06/2024, 14:30Phát hiện sinh vật lạ ở hang động Phong Nha -Kẻ Bàng
17/06/2024, 09:28Nỗi buồn sách điện tử
18/03/2024, 16:27Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây
Tối 9/3, hàng trăm máy bay không người lái (drone) sẽ trình diễn các biểu tượng hoa, hương sắc Tây Hồ.
Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ
Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 6/3/2024 hôm nay, tuổi Tỵ có cơ hội gặp được quý nhân. Đối phương có thể giới thiệu cho bản mệnh những cơ hội quý giá hoặc vạch ra phương hướng để giải quyết khó khăn. Hãy khiêm tốn học hỏi điều hay từ người đó.
Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 lễ hội. Đến nay đã có trên 400 lễ hội được diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước.
Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm
Việc tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm nhằm thực hiện Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm” do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành, đồng thời hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thu hút du khách đến Thủ đô.
Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?
Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài cầu danh thì Bia Bà được bà con nhân dân cho là nơi cầu lộc nổi tiếng đất Hà thành. Đây là 3 địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân Hà Nội cũng như nhiều người dân tỉnh khác thường ghé thăm mỗi dịp đầu năm mới.
Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết
Hôm nay, 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024
Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'
“Đi về phía lửa” là bộ phim truyền hình về nghề lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn được lấy cảm hứng từ series truyền hình đình đám “Tears On Fire”. Bộ phim xoay quanh cuộc đời với những bộn bề, tâm tư tình cảm về nghề, về gia đình của bốn người lính trẻ tuổi trong một đội cứu hỏa địa phương.
Tục dựng cây nêu trong văn hóa Tết cổ truyền của người Việt
Lễ dựng nêu hay còn gọi là lễ Thượng tiêu là nghi thức không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên đán tại Việt Nam. Cây nêu được dựng lên cũng là lời báo hiệu ngày Tết chính thức bắt đầu.