Sau gần chục năm sử dụng, giá nhà ở xã hội tăng gấp đôi
Sau nửa thập niên ra mắt thị trường với mốc 13,8-18 triệu đồng một m2, nay các căn hộ nhà ở xã hội được chào bán 29-30 triệu đồng.
Giá nhà ở xã hội đang có xu hướng tăng mạnh
Theo quy định, sau 5 năm, nhà ở xã hội được chuyển nhượng giống như các loại hình nhà ở khác và đủ điều kiện bán cho đối tượng tự do. Do đó, giá nhà ở xã hội đang có xu hướng tăng mạnh. Nếu trước đây chỉ quanh ngưỡng 14 triệu đồng - 15 triệu đồng/m2, thì nay con số này đã tăng gấp đôi.
Tại Hà Nội, các căn hộ nhà ở xã hội dù đã đưa vào sử dụng 5-7 năm, thậm chí hơn chục năm, hiện đang được bán với giá cao gấp 3-4 lần so với ban đầu, phổ biến trên 30 triệu đồng/m2…
Theo chia sẻ của chị P vừa bán căn hộ chung cư hơn 60 m2 ở một dự án nhà ở xã hội tại quận Hoàng Mai với giá 2,1 tỷ đồng. Chị không ngờ vừa có nhà ở trong 7 năm, khi bán vẫn có lãi.
Công ty chị chuyển trụ sở, con cái học hành đi lại hơi xa, mất nhiều thời gian nên hai vợ chồng quyết định bán đi để mua nhà gần chỗ làm hơn, thuận tiện đi lại, chị P cho hay.
Chị P chia sẻ: “Vợ chồng tôi làm hồ sơ, xét duyệt mãi mới mua được căn chung cư này, đầu năm 2016 dọn về ở đến nay đã được 7 năm. Lúc mua theo giá ưu đãi gần 15 triệu đồng/m2, làm nội thất tốn thêm hơn 200 triệu đồng là khoảng hơn 1,1 tỷ đồng. Nhà tôi bán giá 33 triệu đồng/m2 còn rẻ hơn những căn khác đang rao bán”.
Sau 5 năm, nhà ở xã hội được chuyển nhượng như nhà ở thương mại
Nhà ở xã hội theo quy định được chuyển nhượng bình thường như nhà ở thương mại sau 5 năm kể từ thời điểm hoàn tất việc thanh toán. Chính vì thế, thời điểm này, nhiều căn hộ thuộc các dự án nhà ở xã hội đã đủ điều kiện chuyển nhượng được rao bán với giá cao "ngất ngưởng".
Theo thông tin từ báo chí cho hay, tại một số dự án nhà ở xã hội trên địa bàn TP.Hà Nội sử dụng được 5-7 năm, giá rao bán cũng như giao dịch trên thị trường đều cao gấp đôi; thậm chí có dự án sử dụng hơn chục năm còn cao gấp 3 lần so với giá bán ban đầu.
Đơn cử, tại cụm dự án nhà ở xã hội Rice City – Tây Nam Linh Đàm thuộc địa bàn phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai) bàn giao cho người dân về ở từ đầu năm 2016, hiện nhiều căn hộ đang rao bán với mức giá 30-36 triệu đồng/m2, tùy vị trí từng căn và từng tòa. Có những căn hộ vừa chốt giao dịch mức giá 33 triệu đồng/m2 tại thời điểm cuối năm này.
Trong khi giá ban đầu bán cho các đối tượng theo quy định tại dự án nhà ở xã hội này cao nhất gần 15 triệu đồng/m2. Như vậy, đến thời điểm này, mỗi mét vuông tại các căn hộ cụm chung cư Rice City đã tăng lên hơn gấp đôi.
Hay tại dự án nhà ở xã hội Đồng Mô Đại Kim (Đại Kim Building) trên địa bàn phường Đại Kim hiện cũng có một số căn rao bán với mức giá 29-35 triệu đồng/m2.
Giá bán ban đầu cho các đối tượng theo quy định tại dự án Đồng Mô Đại Kim cũng dưới 15 triệu đồng/m2. Dự án này bàn giao cho người dân về ở được hơn 5 năm nay.
Tại địa bàn quận Hoàng Mai, một dự án nhà ở xã hội khác ở số 987 Tam Trinh, phường Yên Sở, hiện một số chủ căn hộ đang rao bán căn có diện tích 55-70 m2 với giá từ 30 triệu đồng/m2 trở lên. Mức giá rao bán này cao gấp đôi so với giá bán ban đầu.
Đặc biệt, tại dự án nhà ở xã hội đầu tiên của Hà Nội là dự án CT1 Ngô Thì Nhậm ở quận Hà Đông đã được bàn giao cho người dân về ở từ năm 2011, cách đây hơn 11 năm; thế nhưng hiện nhiều căn hộ đang rao bán với mức giá khá cao, dao động 23-34 triệu đồng/m2.
Dự án nhà xã hội đầu tiên trong khi trước đây được bán cho người dân với giá ưu đãi chỉ 8,8 triệu đồng/m2. So với giá ban đầu của chủ đầu tư, hiện giá căn hộ tại dự án này đã cao gấp 3-4 lần.
Việc các dự án nhà ở xã hội dù đã đưa vào sử dụng hơn chục năm vẫn được bán với mức giá cao như vậy cho thấy nguồn cung nhà ở xã hội còn ít so với nhu cầu. Trong khi đó, doanh nghiệp lại chưa mặn mà với việc triển khai các dự án nhà ở xã hội.
Lãnh đạo một doanh nghiệp ở Hà Nội chia sẻ với báo chí cho biết, doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội rất khó khăn về việc tiếp cận nguồn đất đai; chi phí xây dựng trong 2-3 năm qua tăng rất cao.
Hiện giá bán nhà ở xã hội đang được khống chế, giá bán lâu nay không được thay đổi. Vì thế, muốn doanh nghiệp phát triển nhà ở xã hội cần có ưu đãi về chính sách thuế; giá bán doanh nghiệp được chủ động hơn và các ưu đãi khác về đất đai của Nhà nước với các doanh nghiệp làm nhà ở xã hội thì mới kích thích được nguồn cung nhà ở xã hội ra thị trường.
Cách đây hơn 10 năm, một Thứ trưởng Bộ Xây dựng khi phát biểu về nhà ở xã hội phải thốt lên rằng: "Lương Bộ trưởng 40 năm mới mua được nhà ở xã hội". Thời điểm đó, nhà ở xã hội chỉ rơi vào tầm 8-13 triệu đồng/m2, nhà ở xã hội vẫn bị đánh giá cao so với thu nhập của người dân.
Cùng chủ đề
Tin bất động sản ngày 29/4: Loạt dự án nhà ở xã hội tại Bà Rịa - Vũng Tàu chậm tiến độ
Phát triển nhà ở xã hội: Vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất
Giải pháp nào khơi thông gói cho vay nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng?
Điều kiện mua nhà ở xã hội sắp được nới lỏng trong thời gian tới
Đến quý II/2023, cả nước có khoảng 288.000 căn nhà ở xã hội đang xây dựng
Tạp chí Người Xây dựng tặng quà Tết cho đồng bào nghèo tại Lào Cai
13/01/2025, 11:07Biến đổi khí hậu làm suy giảm sản lượng cà phê, hồ tiêu
09/01/2025, 14:03Kịch bản giá gạo Việt Nam trước chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ
08/01/2025, 10:43Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
07/01/2025, 06:15THACO đồng hành cùng học bổng Nâng bước thủ khoa 2024
07/01/2025, 06:1510 sự kiện nổi bật của THACO năm 2024
07/01/2025, 06:14GDP năm 2024 tăng 7,09%
Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2024 tăng 7,09% so với năm trước. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
CNN Indonesia: 'VinFast năm 2024 - Số một thị trường nội địa, bứt phá toàn cầu'
Theo CNN Indonesia, với sự chèo lái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trong năm 2024, VinFast không chỉ làm nên lịch sử khi trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam mà còn ghi dấu ấn đậm nét tại nhiều thị trường trên thế giới.
Các “đại bàng” bán dẫn, AI về Việt Nam “làm tổ” có thể sẽ được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư ban đầu
Các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển công nghiệp bán dẫn và AI đủ điều kiện có thể được hỗ trợ lên tới 50% chi phí đầu tư ban đầu của dự án.
Cứ 2 ngày làm việc Vinamilk có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới
Theo công bố từ Vinamilk, trong năm 2024, doanh nghiệp này đã tung và tái tung 125 sản phẩm. Như vậy, trung bình cứ 2 ngày làm việc, ông lớn này có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới đến tay người tiêu dùng.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.
Sở GTVT Long An thông tin về nhân sự sử dụng bằng cấp không hợp pháp của Tổng Công ty Thăng Long
Mới đây, Ban QLDA ở Lào Cai phát hiện trong hồ sơ dự thầu của Tổng công ty Thăng Long có nhân sự sử dụng bằng Đại học Giao thông Vận tải không hợp pháp. Sau đó, doanh nghiệp này có trúng gói thầu trị giá hơn 116 tỷ đồng tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An.
Liên danh Tập đoàn Đạt Phương liên tục bị phát hiện hồ sơ nhân sự không trung thực về bằng cấp và năng lực
Một ban quản lý dự án của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây liên tục phát hiện liên danh của Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương sử dụng nhân sự có bằng cấp không hợp pháp và thiếu trung thực trong việc kê khai năng lực kinh nghiệm của nhân sự… tại các dự án thi công xây dựng ở tỉnh này.
Gian lận bằng cấp Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: Liệu nhà thầu xây dựng DIC Holdings có bị xử lý?
Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng DIC Holdings có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn chưa bị cấm thầu theo quy định tại Điều 27 và Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Gian lận bằng kỹ sư xây dựng Trường Đại học Bình Dương: Bất ngờ nhân tố U&I
Mặc dù liên tiếp bị đơn vị chức năng ở Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện đưa bằng kỹ sư xây dựng dân dụng không hợp pháp của Trường Đại học Bình Dương vào hồ sơ tham gia hoạt động đấu thầu, Công ty CP Xây dựng U&I (Unicons) không những không bị cấm thầu mà còn tiếp tục trúng thầu giá trị lớn.