Sau "sóng" chung cư sẽ đến lượt "sóng" đất nền, biệt thự nghỉ dưỡng?
Những tháng cuối năm 2023, đầu năm 2024 chứng kiến phân khúc nhà chung cư “dậy sóng", khi mà giá liên tiếp được đẩy lên theo… tuần. Chỉ trong một thời gian ngắn, có căn đã tăng 50-80%. Chuyên gia nhận định, sau sóng chung cư có thể sẽ đến lượt đất nền, biệt thự nghỉ dưỡng “nổi sóng".

Giá đất nền vùng ven Hà Nội như huyện Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Trì... thời gian qua đang tăng cao.
Anh Hoàng Văn Phúc (trú tại xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội) - thông tin, do không có nhu cầu sử dụng nên gia đình anh đang rao bán mảnh đất rộng 110m2, với giá 6,6 tỉ đồng, tương đương 60 triệu đồng/m2 ở thôn Hậu Dưỡng (xã Kim Chung).
Theo anh Phúc, lô đất rộng 110m2 anh rao bán có mặt tiền rộng rãi. Sở dĩ giá đất ở đây liên tục tăng cao là do nằm gần khu công nghiệp, bệnh viện, có nhiều tiện ích công cộng. Mảnh đất anh Phúc rao bán đã có sổ đỏ chính chủ, pháp lý đầy đủ, tiềm năng tăng giá cao.
"Đầu năm 2024, có rất nhiều nhà đầu tư đã về đây tìm mua đất nền để kinh doanh, làm nhà xưởng, xây nhà trọ cho công nhân thuê. Do không có nhu cầu sử dụng nên gia đình tôi đang rao bán nhanh mảnh đất với giá 60 triệu đồng/m2" - anh Phúc chia sẻ.
Tương tự, chị Nguyễn Thị Mai (SN 1989, có lô đất ở xã An Khánh, huyện Hoài Đức) - thông tin, hiện tại gia đình chị đang rao bán mảnh đất rộng 166m2, với giá 10,8 tỉ đồng, tương đương 65 triệu đồng/m2 để lấy vốn đầu tư, kinh doanh.
Chị Mai chia sẻ thêm, từ khi có thông tin từ huyện lên quận, quy hoạch các khu đô thị, tuyến đường giao thông hoàn thiện... giá đất nền ở huyện Hoài Đức đã liên tục tăng cao, thậm chí không còn tình trạng phải rao bán cắt lỗ như thời điểm dịch COVID-19.
Theo một chuyên gia bất động sản tại Hà Nội, phân khúc nhà đất vùng ven Hà Nội thời gian qua đang thu hút một lượng lớn người dân quan tâm. Thậm chí, ở một số quận huyện vùng ven Hà Nội, giá đất nền đang được đẩy lên cao, ngang ngửa căn hộ chung cư cao cấp trong nội đô.
Điển hình như chung cư cao cấp trên đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội) rộng 110m2, chủ nhà đang rao bán 6,2 tỉ đồng, tương đương 56 triệu đồng/m2. Căn hộ chung cư cao cấp trên đường Nguyễn Chí Thanh (quận Đống Đa) diện tích 86,5m2 đang rao bán giá 5,2 tỉ đồng, tương đương 60 triệu đồng/m2...

Sẽ tái diễn tình trạng người dân nô nức đi săn đất nền?
Tại báo cáo thị trường bất động sản quý I/2024 của chuyên trang Batdongsan.com.vn cho thấy, phân khúc đất nền ngoại thành Hà Nội thời gian qua đang sôi động trở lại, tập trung ở các quận huyện như Đông Anh, Long Biên, Chương Mỹ, Thạch Thất, Hoài Đức...
Theo Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, giá đất nền tại Hà Nội đang dần ổn định. Đáng chú ý, các sản phẩm đất nền dưới 2 tỉ đồng/lô ở vùng ven Hà Nội có pháp lý đảm bảo, hoàn thiện hạ tầng đang được nhiều nhà đầu tư quan tâm.
Về mặt pháp lý, Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi có quy định về phân lô bán nền theo hướng chặt chẽ hơn so với quy định hiện hành.
Theo đó, ngăn chặn phân lô bán nền tại các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.
Đối với các khu vực còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án được chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã có hạ tầng kỹ thuật cho cá nhân tự xây dựng nhà ở.
Đánh giá về tác động của quy định phân lô bán nền theo Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi này, chuyên gia bất động sản chia sẻ. Việc siết quy định phân lô bán nền, tách thửa tự do giai đoạn đầu có thể làm giảm hoạt động mua bán đất nền. Tuy nhiên, về lâu dài sẽ giúp thị trường này phát triển theo hướng minh bạch, bền vững hơn. Cũng vì vậy mà trong tương lai thị trường đất nền có thể sẽ có nhiều biến động mạnh. Việc siết phân lô bán nền sẽ khiến nguồn cung trở nên khan hiếm và giá có thể bị đẩy lên cao.
Còn theo ông Bùi Quý Trung, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bất động sản, trong năm 2024, phân khúc nhà ở vẫn là phân khúc dẫn dắt thị trường. Tuy nhiên, đến thời điểm này, một số các khu vực ở trong thành phố thì mức giá cũng đang được đẩy lên tương đối cao. Rất nhiều nhà đầu tư nhận thấy rằng phân khúc nhà ở trong nội đô đang ở mức giá cao thì kỳ vọng lợi nhuận của họ cũng sẽ giảm xuống và bắt đầu chuyển dịch ra bên ngoài. Chúng ta sẽ thấy bất động sản ở TP lớn phục hồi đầu tiên rồi mới lan ra các địa phương vùng ven khác.
"Khi thị trường phục hồi thì mới đến những phân khúc khác như đất nền hay biệt thự nghỉ dưỡng", ông Trung nhận định.
Cùng chủ đề
Bất động sản 2025: Phân khúc nào sẽ sinh lời cao nhất?
Thị trường đất nền nóng sốt đầu năm 2022, nguội lạnh đầu năm 2023
ADB: Việt Nam đặt nền móng xây dựng các 'kỳ lân' công nghệ khởi nghiệp của châu Á
Shophouse vẫn là kênh đầu tư hấp dẫn của BĐS vùng ven
Thủ tướng Chính phủ thăm khu đô thị FPT City tại Đà Nẵng

Giá xăng giảm nhờ thuế VAT xuống còn 8%
01/07/2025, 10:41
Giá tiêu hôm nay 30/6: Tăng nhẹ, giao dịch đạt 128.000 đồng/kg
30/06/2025, 10:53
Vinamilk Green Farm - Từ 'resort cho bò' đến hộp sữa đạt chuẩn quốc tế
28/06/2025, 19:10
Chốt giá điện gió ngoài khơi, cao nhất gần 4.000 đồng/kWh
27/06/2025, 14:26
Hà Nội thêm 463 căn nhà ở xã hội vào cuối năm 2027
27/06/2025, 14:24
Ngân hàng Nhà nước được quyền quyết định vay đặc biệt lãi 0%/năm
27/06/2025, 14:23
Những rủi ro cần biết khi vay tiền online nhanh chóng
27/06/2025, 14:20
Vietjet khai trương loạt đường bay thẳng đầu tiên kết nối Việt Nam – Nga
27/06/2025, 11:53
Giá cà phê hôm nay 27/6: Chỉ còn 94.000–95.000 đồng/kg
27/06/2025, 10:23Quý 3, gần 68 nghìn tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp đáo hạn
Áp lực đáo hạn trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục gia tăng trong quý 3/2025, khi nhóm bất động sản chiếm tới 85% tổng giá trị đáo hạn, đặt ra nhiều thách thức về dòng tiền.
“Khoảng trống thị trường” ở Trung Đông, doanh nghiệp Việt cần nắm bắt điều gì?
Xung đột Israel – Iran có thể khiến Trung Đông rơi vào một giai đoạn đầy biến động, nhưng đồng thời mở ra những “khoảng trống thị trường” cho các quốc gia xuất khẩu năng động như Việt Nam.
Cà Nàng chuyển hướng sản xuất nông nghiệp
Cà Nàng là xã xa nhất của huyện Quỳnh Nhai, cách trung tâm huyện gần 60 km. Vượt khó vươn lên, cấp ủy, chính quyền cùng nhân dân trong xã quyết tâm thay đổi tư duy, mạnh dạn chuyển hướng sản xuất nông nghiệp, xây dựng cuộc sống ấm no.
'Mở khóa' dinh dưỡng tự nhiên bằng công nghệ: Sữa Việt tạo tiếng vang tại sân chơi toàn cầu
Amsterdam, Hà Lan – Hội nghị Sữa Toàn cầu 2025 (Global Dairy Congress 2025) lần thứ 18, đã diễn ra từ ngày 18-19/6/2025 tại Hà Lan. Trong lần thứ 5 tham dự, Vinamilk tiếp tục là đại diện duy nhất của Việt Nam được mời chia sẻ tham luận tại diễn đàn ngành sữa toàn cầu này. Phần trình bày được đánh giá là bước tiến lớn của ngành sữa khi mở khóa giá trị dinh dưỡng từ thiên nhiên bằng khoa học, nâng chuẩn dinh dưỡng cho ngành sữa.
Top 10 thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất Việt Nam: Có đến 5 nhãn hiệu cùng 'nhà Vinamilk'
Theo Kantar Việt Nam, Vinamilk tiếp tục là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất năm thứ 13, và chiếm sóng Top 10 với các nhãn hiệu cùng “nhà” là Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam, Susu và Probi. Đáng chú ý, sản phẩm Vinamilk có mặt trong gần 9/10 hộ gia đình Việt với tần suất mua đều đặn hàng tháng (14 lần/năm).
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất
Giảm công lao động, nâng cao hiệu suất canh tác, phù hợp với xu thế nông nghiệp hiện đại... là những lợi ích khi ứng dụng công nghệ trong sản xuất nông nghiệp ở Sơn La, từng bước hình thành các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, phát triển các chuỗi sản xuất nông nghiệp bền vững.
Vietjet đặt hàng mới 100 máy bay A320, A321neo
Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus hôm nay công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới.
Vietjet ký đơn hàng mới 40 động cơ Trent 7000 với Rolls-Royce
Vietjet và Rolls-Royce vừa chính thức ký kết đặt hàng thêm 40 động cơ Trent 7000 để vận hành 20 máy bay thân rộng Airbus A330neo.
Khai thác lợi thế phát triển nông nghiệp bền vững
Sau hơn 4 năm triển khai Nghị quyết số 07-NQ/HU ngày 4/3/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Thuận Châu về phát triển nông nghiệp theo hướng hữu cơ, ứng dụng công nghệ cao, ngành nông nghiệp của huyện đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chuỗi liên kết từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ dần được hình thành, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và hướng tới xuất khẩu.