Seoul - Mùa đẹp nhất
Chúng tôi đến Seoul (thủ đô của đất nước Hàn Quốc) vào giữa tháng 10, đó là mùa đẹp nhất ở xứ sở Kim chi, bởi đang là thu và đang là mùa lá đổi màu.
Chúng tôi đến Seoul vào sáng sớm, lúc đó khoảng 4 giờ sáng (giờ địa phương). Sau khi nghỉ ngơi ở một điểm tắm nước nóng, hoặc chọn cách ngủ ở một căn phòng nơi đó, chúng tôi được đưa đi ăn sáng. Người Hàn Quốc không có thói quen ăn sáng, cho nên quán ăn chúng tôi dừng chân có món ăn khá lạ giống như bánh canh với những sợi bột cọng lớn, và dĩ nhiên không thể thiếu kim chi ăn kèm.
Ăn vội vì không hợp khẩu vị, tôi ra khỏi quán, và đó là lần đầu tiên tôi bắt gặp những cây lá phong nhuộm đỏ trên con đường.
Chỉ là những hàng cây với màu lá đỏ, lá vàng mà tạo ra cả một không gian huyễn hoặc, để cho biết bao người tìm đến, thật là điều vô cùng thú vị. Sau đó, tôi ở một khách sạn, mà sáng sớm đi bộ ra công viên, vẫn là những hàng cây lá nhuộm đỏ, có điểm xuyết những bức tượng theo các nhân vật hoạt hình ngộ nghĩnh.
Chỉ là một công viên nhỏ với những hàng cây lá chuyển màu mà có sức hút đến độ tôi cứ tần ngần nhìn ngắm trong buổi sáng Seoul khi xe cộ đang rộn ràng xuôi ngược.
Thật ra đó chỉ là cảm giác khởi đầu của mùa thu. Bởi tại thành phố này có câu chuyện được quy hoạch trồng 20.000 cây ngân hạnh (hay còn gọi là bạch quả) để khi mùa thu tới, những cây ngân hạnh sẽ đổi màu lá thành vàng. Sự kỳ thú là ngân hạnh có cây đực và cây cái, cây cái sẽ ra quả và khi rụng xuống sẽ có mùi rất nồng nặc. Nhưng cây con thì làm sao phân biệt được đực hay cái, nên chỉ còn cách là mỗi mùa trái rụng, từ mờ sáng các công nhân môi trường phải đi thu dọn.
Ngân hạnh - cái tên đẹp đẽ ấy có những chiếc lá hình rẻ quạt, bình thường là màu xanh, chìm trong bao nhiêu cây xanh trên phố. Để rồi mùa thu đến, là chuyển vàng, con đường nhuộm sắc vàng tạo ra một cảnh sắc vô cùng ấn tượng. Có lần tôi đến Seoul vào tháng 11, khi ấy trời chuẩn bị sang mùa đông, thành phố nhiều mưa và các vườn táo đã hoàn tất việc thu hoạch, nhiệt độ ban đêm có khi âm 4 độ C. Đứng trên con dốc cao của con đường, nhìn xuống là khi hàng cây ngân hạnh lá nhuộm vàng, thỉnh thoảng những chiếc lá vàng chao nghiêng, đó là một vẻ đẹp lạ lùng.
Và tất nhiên, cảm giác lần đầu trên chuyến phà đến đảo Nami, nao nức cả hòn đảo với màu đỏ lá phong và màu vàng lá ngân hạnh. Cả một không gian mở, là cây đổi màu, là những thảm lá rụng, là những bờ rào gỗ và cả những chiếc ghế gỗ hững hờ để bạn ngồi ngắm lá. Là đi trên con đường giữa hai hàng cây ngân hạnh vàng, gặp biết bao nhiêu người cùng tìm tới, chỉ để ngắm những chiếc lá đổi màu.
Cuộc sống là những chuyến đi và có khi chẳng bao giờ trở lại, để khi trong cơn mưa của tháng 11, khi mùa thu sắp kết thúc, chúng tôi ghé vườn táo mà ông chủ nói chúng tôi là những người khách cuối cùng, hái những quả táo cuối cùng của mùa thu, tận hưởng vị ngon trong rây mưa. Là khi đứng bên này vĩ tuyến 38, nhìn những cây phong lá đỏ như lạc lõng trong mưa, và giã từ mùa thu Seoul trong đêm rất lạnh. Tự nhủ sẽ hẹn gặp lại vào một mùa thu khác.
Festival Hoa Đà Lạt 2024: “Bản giao hưởng sắc màu”
08/11/2024, 13:26Ngành Du lịch TP HCM đón 980.000 lượt khách trong dịp lễ 2/9
05/09/2024, 12:26Fansipan tưng bừng “Mùa vàng bản Mây”, mỗi tuần một lễ hội
15/08/2024, 14:49Du lịch hè 2024: Du khách đổ xô đi nước ngoài, tour nội địa ế ẩm
30/06/2024, 14:30Phát hiện sinh vật lạ ở hang động Phong Nha -Kẻ Bàng
17/06/2024, 09:28Nỗi buồn sách điện tử
Sau khoảng 10 năm hình thành, thị trường sách điện tử (ebook) tại Việt Nam không những không thể phát triển mà còn có dấu hiệu giảm sút vì nhiều lý do.
Máy bay không người lái trình diễn ánh sáng ở Hồ Tây
Tối 9/3, hàng trăm máy bay không người lái (drone) sẽ trình diễn các biểu tượng hoa, hương sắc Tây Hồ.
Tử vi ngày 6/3/2024: Tuổi Tỵ gặp được quý nhân, tuổi Hợi lời lãi bất ngờ
Theo tử vi ngày mới của 12 con giáp, thứ Tư ngày 6/3/2024 hôm nay, tuổi Tỵ có cơ hội gặp được quý nhân. Đối phương có thể giới thiệu cho bản mệnh những cơ hội quý giá hoặc vạch ra phương hướng để giải quyết khó khăn. Hãy khiêm tốn học hỏi điều hay từ người đó.
Hà Nội: 400 lễ hội được tổ chức an toàn, văn minh
Theo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, trên địa bàn thành phố có khoảng 1.500 lễ hội. Đến nay đã có trên 400 lễ hội được diễn ra suôn sẻ, văn minh, an toàn, bảo đảm cho người dân dự lễ hội tươi vui, lượng khách dự hội tăng cao so với những năm trước.
Hà Nội sẽ tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm
Việc tổ chức thêm 4 điểm du lịch đêm nhằm thực hiện Đề án “Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm” do Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch ban hành, đồng thời hình thành tổ hợp giải trí đêm riêng biệt, thu hút du khách đến Thủ đô.
Vì sao người dân thường chọn Phủ Tây Hồ, chùa Hà, Bia Bà để đi lễ đầu năm?
Nếu chùa Hà là nơi cầu duyên, Phủ Tây Hồ là nơi cầu tài cầu danh thì Bia Bà được bà con nhân dân cho là nơi cầu lộc nổi tiếng đất Hà thành. Đây là 3 địa điểm linh thiêng mà nhiều người dân Hà Nội cũng như nhiều người dân tỉnh khác thường ghé thăm mỗi dịp đầu năm mới.
Bốn lễ hội truyền thống lớn ở Hà Nội vào mùng 6 Tết
Hôm nay, 15/2 (tức mùng 6 tháng Giêng), hàng loạt lễ hội truyền thống lớn của Hà Nội khai hội, đó là: Lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức), lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh) và lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh).
Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn Xuân Giáp Thìn 2024
Ngày 16/2 (tức mùng 7 Tết Giáp Thìn), dưới cánh đồng chân núi Đọi Sơn (Duy Tiên, Hà Nam) đã diễn ra lễ hội Tịch điền nhằm khuyến khích nông trang và cầu cho một năm mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu.
Chuyện đời, chuyện nghề cứu hỏa trong phim 'Đi về phía lửa'
“Đi về phía lửa” là bộ phim truyền hình về nghề lính cứu hỏa, cứu hộ, cứu nạn được lấy cảm hứng từ series truyền hình đình đám “Tears On Fire”. Bộ phim xoay quanh cuộc đời với những bộn bề, tâm tư tình cảm về nghề, về gia đình của bốn người lính trẻ tuổi trong một đội cứu hỏa địa phương.