Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy phát triển nhà giá rẻ, nhà ở xã hội
Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, vừa đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cần sử dụng vốn thật hiệu quả, trước hết là nguồn vốn ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư.

Ảnh minh họa
Phát biểu tại Hội thảo “Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế”, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP Hồ Chí Minh (HoREA) cho rằng, để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, vừa đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cho công nhân, lao động, cán bộ, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lức lượng vũ trang, người thu nhập thấp đô thị, người nhập cư, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó có giải pháp then chốt là phải sử dụng vốn thật hiệu quả, trước hết là nguồn vốn ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội và người mua, thuê mua nhà ở xã hội.
Cụ thể, ông Lê Hoàng Châu đề xuất 3 giải pháp gồm bãi bỏ khoản 3 Điều 77 Nghị định 100/2024/NĐ-CP” để Ngân hàng chính sách xã hội được cho vay ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân, cá nhân xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở để cho thuê.
HoREA đề nghị Ngân hàng Phát triển Việt Nam công bố “điều kiện vay vốn, mức vốn vay, thời hạn vay, lãi suất vay, bảo đảm tiền vay và các nội dung khác có liên quan đối với khoản vay tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định hiện hành của pháp luật về tín dụng đầu tư của Nhà nước”.
Hiệp hội này cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước có Văn bản hướng dẫn 09 ngân hàng thương mại thực hiện cơ chế “lãi suất vay thương mại hợp lý theo cơ chế lãi suất trong thời gian ưu đãi thấp hơn 1,5-2% so với lãi suất vay trung dài hạn VND bình quân của các ngân hàng thương mại nhà nước trên thị trường trong từng thời kỳ” đối với các chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, để phát huy hiệu quả Chương trình tín dụng 145.000 tỷ đồng.
Giải pháp thứ 2, HoREA đề nghị Bộ Xây dựng xem xét trình Thủ tướng Chính phủ xem xét bổ sung Nghị định số 100/2024/NĐ-CP quy định công nhận “nhà trọ cho thuê dài hạn theo tháng, theo năm” cũng là một hình thức nhà ở xã hội là “nhà ở riêng lẻ” do cá nhân, hộ gia đình đầu tư xây dựng, cho thuê, mà người thuê chủ yếu là công nhân, lao động, người có thu nhập thấp, người nhập cư, để các chủ nhà trọ được hưởng chính sách “ưu đãi về tín dụng, về thuế” tương tự như chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội thì mới thấu tình đạt lý.
Giải pháp thứ 3, Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định “lãi suất cho vay đối với hộ nghèo là 4,7%/năm áp dụng cho đối tượng hộ nghèo vay năm 2025 tại Ngân hàng chính sách xã hội” do việc quyết định lãi suất này thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ căn cứ vào khả năng nguồn chi ngân sách nhà nước hàng năm và từng thời kỳ để thực hiện chính sách “vay vốn ưu đãi để mua, thuê mua nhà ở xã hội; xây dựng hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở tại Ngân hàng chính sách xã hội” quy định tại khoản 4 Điều 48 Nghị định 100/2024/NĐ-CP.
Ở giải pháp thứ 4, Hiệp hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính phối hợp với Bộ Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước xây dựng “Đề án thành lập Quỹ phát triển nhà ở quốc gia” để thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm tại cuộc họp với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương ngày 24/02/2025 và trong Đề án này cần bao gồm “Đề án thí điểm thành lập Quỹ phát triển nhà ở xã hội” theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trước đây và Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng xem xét xây dựng “Đề án phát triển nhà ở thương mại giá rẻ và cơ chế hỗ trợ người trẻ mua căn nhà đầu tiên được vay tín dụng với lãi suất thương mại hợp lý trong thời hạn ít nhất 10-15 năm”.
Thị trường bất động sản năm 2024 đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất và chuyển sang giai đoạn phục hồi, tăng trưởng trở lại nhưng chưa thực sự vững chắc, bởi lẽ đà phục hồi của thị trường bất động sản đã theo xu thế tháng sau tốt hơn tháng trước, quý sau tốt hơn quý trước, năm sau tốt hơn năm trước nhưng tốc độ khá chậm và thị trường nhà ở vẫn đang rất thiếu nguồn cung dự án dẫn đến rất thiếu nguồn cung sản phẩm nhà ở và rất đáng quan ngại là kể từ năm 2020 đến nay, phân khúc nhà ở cao cấp chiếm đa số trên thị trường nhưng lại rất thiếu nhà ở thương mại giá vừa túi tiền và nhất là rất thiếu nhà ở xã hội, dẫn đến tình trạng giá nhà tăng liên tục và “neo giá cao” vượt quá khả năng tài chính của đa số người dân có thu nhập trung bình, thu nhập thấp đô thị, công nhân lao động, công chức, viên chức nhà nước, cán bộ lực lượng vũ trang ngày càng khó tạo lập nhà ở.
Điển hình tại thành phố Hồ Chí Minh, nguồn cung nhà ở thương mại thuộc các dự án đủ điều kiện huy động vốn liên tục sụt giảm từ năm 2018 cho đến nay (năm 2017 có 42.991 căn; năm 2018 có 28.316 căn; năm 2019 có 23.046 căn; năm 2020 có 16.895 căn; năm 2021 có 14.443 căn; năm 2022 có 12.147 căn; năm 2023 có 17.753 căn và năm 2024 chỉ có 1.611 căn). Trong đó, nhà ở giá vừa túi tiền năm 2020 chỉ chiếm 1% trong tổng số nhà ở thuộc các dự án đủ điều kiện huy động vốn, nhưng từ năm 2021-2024 thì không còn nhà ở giá vừa túi tiền; ngược lại tỷ lệ nhà ở cao cấp liên tục chiếm từ 70% trở lên và đáng quan ngại là năm 2024 thì 100% nhà ở đưa ra thị trường đều là nhà ở cao cấp.
Kết quả phát triển nhà ở xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh đến hết năm 2024 mới thực hiện khoảng 6.000 căn hộ, chỉ đạt 8,6% kế hoạch và trong cả nước mới hoàn thành 57.652 căn hộ nhà ở xã hội, đạt 5,7% kế hoạch trong giai đoạn 2021-2030.
Cùng chủ đề
Quận Long Biên sẽ có thêm 2 dự án nhà ở xã hội
Đề xuất 10 giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội
Loạt “ông lớn” bất động sản được Chính phủ mời bàn giải pháp phát triển nhà ở xã hội
Đề xuất phát hành 100.000 tỷ trái phiếu cho nhà ở xã hội
Tin bất động sản ngày 29/4: Loạt dự án nhà ở xã hội tại Bà Rịa - Vũng Tàu chậm tiến độ

Mỹ áp thuế 104% với Trung Quốc: Hàng Việt có tăng giá?
09/04/2025, 11:54
Bất động sản leo thang, người trẻ chuyển sang thuê thay vì mua nhà
08/04/2025, 11:31
Gần 11 tỷ USD vốn FDI “chảy” vào Việt Nam trong quý I/2025
06/04/2025, 14:45
Đầu tư căn hộ hạng sang – bước đi khôn ngoan của giới đầu tư thông thái
04/04/2025, 08:40
Thuế đối ứng là gì và được tính như thế nào?
03/04/2025, 15:49
Công an, Quân đội Việt Nam cử lực lượng cứu trợ động đất tại Myanmar
02/04/2025, 16:00Áp thuế thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc từ 15,67% đến 37,13%
Thuế chống bán phá giá tạm thời của Việt Nam đối với thép mạ cao nhất 37,13% được áp dụng cho sản phẩm từ Trung Quốc, trong khi thép Hàn Quốc tối đa 15,67%.
Quy định mới về giá bán lẻ điện bình quân tối đa
Theo quyết định của Chính phủ vừa ban hành, mức giá bán lẻ điện bình quân tối đa là 2.444,09 đồng/kWh.
Ô tô, gỗ, ethanol và nhiều mặt hàng được áp thuế nhập khẩu ưu đãi
Từ 31/3/2025, một số mặt hàng như ô tô, gỗ, Ethanol, đùi gà đông lạnh, hạt dẻ cười, hạnh nhân,... sẽ được áp dụng mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi mới.
Phát hiện 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn
Trong khuôn khổ Đề án Tây Bắc, Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố kết quả điều tra cho biết, đã phát hiện 110 mỏ khoáng sản quan trọng trên địa bàn, trong đó có 40 mỏ vàng với trữ lượng gần 30 tấn cùng nhiều mỏ khoáng sản quý khác.
Bay thẳng đến Bengaluru, Hyderabad dễ dàng cùng các đường bay mới khai trương của Vietjet
Liên tục mở rộng mạng bay kết nối Việt Nam với thế giới, Vietjet khai trương hai đường bay mới đến Bengaluru, Hyderabad, hai đô thị hàng đầu của Ấn Độ, đáp ứng nhu cầu di chuyển thuận tiện của người dân, du khách.
Mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Vietjet mở bán triệu vé 0 đồng dành tặng hành khách bay khắp muôn phương
Mừng Đại lễ 30/4 và 1/5, Vietjet mang đến ưu đãi hàng triệu vé 0 đồng (*) bay khắp thế giới, áp dụng cho tất cả các đường bay nội địa và quốc tế.
Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
Tại Chỉ thị số 10/CT-TTg, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh nhiệm vụ trọng tâm là hoàn thiện chính sách, pháp luật, cải cách thủ tục hành chính, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi, bình đẳng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Hàng loạt dự án của TTC Land ở TP.HCM 'bất động' nhiều năm: Có dấu hiệu sử dụng sai mục đích!
Nhiều dự án bất động sản Panomax River Villa, Charmington Iris, Charmington Dragonic… do Công ty CP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (TTC Land) làm chủ đầu tư hoặc đơn vị phát triển bị vướng pháp lý nên nằm “bất động” nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực đất đai. Điều đáng chú ý, một số dự án “bất động” nhiều năm của TTC Land lại đang được sử dụng vào mục đích cho thuê trái phép, sử dụng sai mục đích như: điểm trông giữ và rửa xe ô tô, quán cà phê…
Nhà ở xã hội tại KCN Hàm Kiệm II: Vì sao 7 năm chưa đưa vào sử dụng?
Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận cho biết, dự án nhà ở xã hội cho công nhân Khu công nghiệp Hàm Kiệm 2, xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam (Bình Thuận) thi công từ tháng 12/2016, đến đầu năm 2018 cơ bản hoàn thành phần thô… nhưng đến nay, chủ đầu tư vẫn chưa đưa vào sử dụng, gây lãng phí nguồn lực đất đai và tài sản doanh nghiệp.