Thứ ba, 16/03/2021, 10:01 AM
  • Click để copy

Tàng Thơ Lâu - một ‘Tàng kinh các’ của Việt Nam dưới thời Nguyễn

Với việc hoàn thành trùng tu phục hồi Tàng Thơ Lâu, quần thể di tích kiến trúc cung đình Huế không chỉ có thêm một di sản độc đáo, mà điều quan trọng hơn là Cố đô lại phục hưng được một “Tàng kinh các” danh tiếng, mở ra cơ hội phục hưng các di sản tư liệu vốn dĩ rất phong phú tại đây.

Lầu là một tòa nhà 2 tầng đồ sộ, nằm trên một hòn đảo hình chữ nhật, ở giữa hồ Học Hải.

Lầu là một tòa nhà 2 tầng đồ sộ, nằm trên một hòn đảo hình chữ nhật, ở giữa hồ Học Hải.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho hay, vừa tổ chức lễ khai trương không gian Tàng Thơ Lâu và giới thiệu nguồn thư tịch của triều Nguyễn.

Tại buổi lễ, các đại biểu, du khách, các nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa Huế… vui mừng khi chứng kiến một di tích giàu giá trị và ý nghĩa như Tàng Thơ Lâu được khôi phục.

Giờ đây, người dân và du khách trong, ngoài nước sẽ có thêm một địa điểm tham quan mới hết sức thú vị.

Giờ đây, người dân và du khách trong, ngoài nước sẽ có thêm một địa điểm tham quan mới hết sức thú vị.

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, giờ đây, người dân và du khách trong, ngoài nước sẽ có thêm một địa điểm tham quan mới hết sức thú vị. Đặc biệt, đây sẽ là kho tự liệu quý giá, là một địa chỉ học tập, nghiên cứu tin cậy cho những ai muốn nghiên cứu về lịch sử, văn hóa triều Nguyễn.

Tìm hiểu các tư liệu ở Tàng Thơ Lâu.

Tìm hiểu các tư liệu ở Tàng Thơ Lâu.

Theo tư liệu, dưới triều vua Nguyễn (1802-1945), trong số các thư viện, kho lưu trữ, Tàng Thơ Lâu giữ một vai trò đặc biệt. Tàng Thơ Lâu được xây dựng vào mùa hè năm 1825, dưới thời vua Minh Mạng.

Tổng thể kiến trúc lầu Tàng Thơ được thiết kế rất khoa học nhằm đáp ứng chức năng cất giữ và bảo quản các sổ sách văn bản, giấy tờ quan trọng của triều đình, đặc biệt để đối phó với hai thứ họa lớn là nước và lửa.

Trước năm 1945, chỉ tính số sổ địa bạ của Bộ Hộ thời Gia Long và Minh Mạng ở đây đã lưu trữ đến 12.000 tập.

Châu bản triều Nguyễn...

Châu bản triều Nguyễn...

Theo một quyển thư mục nhan đề “Tàng Thơ Lâu bạ tịch 藏 書 樓 簿 藉”chép năm Thành Thái 19 (1907)”, đây là cuốn thư mục về địa bạ, thuế bạ, đinh bạ ở Tàng Thơ Lâu do Bộ Binh và Bộ Hộ dưới các triều từ Gia Long đến Thành Thái thực hiện và dâng nộp. Ngoài ra, Tàng Thơ Lâu là nơi cất giữ, bảo quản các văn kiện của các Bộ: Lại, Hình, Lễ, Công, Học, Binh đã được thực hiện từ thời Gia Long trở đi; những hiệp ước ký kết với Pháp về đất đai, quyền cai trị tại Bắc, Trung, Nam…

Trong kho còn có nhiều bản thảo sách Nho như: Y, lý, số, sách Khổng Tử, Mạnh Tử, các bộ Quốc sử, cùng rất nhiều bản gỗ (mộc bản) in các tài liệu nói trên. Riêng số công văn, thư tịch, sổ sách cũ của 6 Bộ và các Nha sau từng năm một đều phải mang đến lầu Tàng Thơ để cất giữ và được gọi là “Thượng niên sách tịch”, nghĩa là sổ sách của năm vừa qua. 

Phiên bản phỏng dựng Nhất hạng kim khánh.

Phiên bản phỏng dựng Nhất hạng kim khánh.

Đây là một “Tàng kinh các” hiếm hoi của thời kỳ chế độ quân chủ đang còn được bảo tồn khá nguyên vẹn tại Huế, một công trình kiến trúc đặc biệt trong quần thể di tích kiến trúc vốn phổ biến bằng gỗ của kinh đô triều Nguyễn.

Trải qua thời gian và bao biến động lịch sử, Tàng Thơ Lâu đã bị hủy hoại và xuống cấp nghiêm trọng; công trình cũng không còn giữ được chức năng nguyên thủy mà bị sử dụng vào các mục đích khác; số tài liệu lưu trữ tại đây bị chuyển đi nhiều nơi, cả ở trong nước và thất tán ra nước ngoài… Đến cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, ngôi “Tàng kinh các” danh tiếng ngày nào đã đứng trước nguy cơ xuống cấp trầm trọng.

Tại Tàng Thơ Lâu hiện đang lưu trữ ba loại hình tư liệu thành văn, tư liệu video và tư liệu hình ảnh.

Tại Tàng Thơ Lâu hiện đang lưu trữ ba loại hình tư liệu thành văn, tư liệu video và tư liệu hình ảnh.

Năm 2014, dự án trùng tu phục hồi công trình này chính thức được khởi công. Đến nay, dự án đã hoàn thành, quần thể di tích kiến trúc cung đình Huế không chỉ có thêm một di sản độc đáo, mà điều quan trọng hơn là Cố đô lại phục hưng được một “Tàng kinh các” danh tiếng, mở ra cơ hội phục hưng các di sản tư liệu vốn dĩ rất phong phú tại đây.

Quốc triều hương khoa lục.

Quốc triều hương khoa lục.

Nhằm phát huy lợi thế vốn có của vùng đất Cố đô, trong chiến lược lâu dài của công tác trùng tu và bảo tồn di sản, Huế cần thiết có một trung tâm lưu trữ tư liệu. Nhận thức được điều đó, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã cho thực hiện việc trùng tu, tái dựng lầu Tàng Thơ, một Tàng kinh các của Việt Nam dưới thời Nguyễn.

z2381518840904_5aae8a0f732d51fb3ab3d2f5e5ab3d7e

Theo Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nỗ lực cuối cùng của đội ngũ cán bộ Trung tâm không chỉ dừng lại ở việc phục dựng nguyên trạng hình ảnh Tàng Thơ Lâu trong quá khứ, mà hơn hết là “hồi sinh” một trung tâm lưu trữ tư liệu mang tầm cỡ quốc gia và khu vực, trả lại đúng vị thế và vai trò của nó như đã từng hiện diện trong lịch sử.

Nhiều bạn sinh viên chăm chú lắng nghe giới thiệu về các tư liệu ở Tàng Thơ Lâu.

Nhiều bạn sinh viên chăm chú lắng nghe giới thiệu về các tư liệu ở Tàng Thơ Lâu.

Hiện nay, tại Tàng Thơ Lâu đang lưu trữ ba loại hình tư liệu thành văn, tư liệu video và tư liệu hình ảnh.

Trong đó, về tư liệu thành văn, với hơn 70.000 đầu sách và tư liệu, thuộc nhiều thể loại và dạng thức khác nhau như sách Hán Nôm, thư tịch cổ, các công trình biên khảo về nhà Nguyễn, sách Mỹ thuật, Kiến trúc, Văn hóa, Phật giáo, Tôn giáo, Tín ngưỡng, Ngôn ngữ học, bản đồ… có thể nói đây là kho lưu trữ khá đồ sộ. Về tư liệu hình ảnh, nhằm tri ân, hoài niệm về một thời quá vãng, Tàng Thơ Lâu sẽ là nơi lưu lại những khoảnh khắc của Huế xưa và Huế nay, những hình ảnh về Huế tồn tại mãi với thời gian. Hơn 4.000 bức ảnh được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau sẽ được tái hiện sinh động, qua đó người xem có thể hình dung được chốn hoàng cung triều Nguyễn với những nét sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, lễ nghi, kiến trúc nguyên sơ…