Thổ Nhĩ Kỳ cần thêm dầu từ Nga và Iran sau khi thua kiện?
Iraq mới đây đã quyết định ngừng xuất khẩu dầu từ Khu vực bán tự trị người Kurd và các mỏ ở Bắc Kirkuk, sau khi nước này thắng một vụ kiện kéo dài nhiều năm với Thổ Nhĩ Kỳ.

Theo đó, quyết định tạm dừng xuất khẩu 450.000 thùng dầu thô mỗi ngày của Iraq liên quan đến vụ kiện từ năm 2014, trong bối cảnh quốc gia Trung Đông cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ vi phạm thỏa thuận chung khi cho phép chính quyền Khu tự trị người Kurd (KRG) xuất khẩu dầu thô thông qua một đường ống dẫn đến cảng Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ.
Baghdad cho rằng động thái xuất khẩu dầu thô của KRG qua cảng Ceyhan là bất hợp pháp.
Phát biểu trước báo giới, một quan chức cấp cao của Bộ Dầu mỏ Iraq nói: "Ngày 23/3, Iraq đã được Tòa án trọng tài quốc tế thông báo chính thức về phán quyết cuối cùng theo hướng có lợi cho Iraq".
Về phần mình, Ankara đã thông báo với phía Baghdad rằng họ sẽ tôn trọng phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế.
Reuters dẫn một nguồn tin cho hay, các quan chức hàng hải Thổ Nhĩ Kỳ đã thông báo với các nhân viên người Iraq tại cảng xuất khẩu dầu Ceyhan của Thổ Nhĩ Kỳ rằng, không tàu nào được phép chở dầu thô của người Kurd mà không nhận được sự chấp thuận của Baghdad. Sau đó, Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm dừng việc bơm dầu thô của Iraq từ đường ống dẫn đến cảng Ceyhan.
Ngoài ra, Iraq cũng đã ngừng bơm dầu qua đường ống chạy từ các mỏ ở Bắc Kirkuk.
Được biết, một phái đoàn của Bộ Dầu mỏ Iraq sẽ sớm đến Thổ Nhĩ Kỳ để gặp gỡ các quan chức nước này nhằm thống nhất về cơ chế xuất khẩu dầu thô từ miền Bắc Iraq theo phán quyết của Tòa án trọng tài quốc tế.
Tác động đối với sản lượng dầu của KRG phụ thuộc nhiều vào thời gian đóng cửa đường ống dẫn dầu Thổ Nhĩ Kỳ - Iraq.
Cùng chủ đề
Cơ hội để Nga củng cố vị thế ở Trung Á trước sự cạnh tranh của Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ
Diễn biến mới nhất tình hình chiến sự Nga – Ukraine ngày 4/7
Thổ Nhĩ Kỳ bắt tàu chở ngũ cốc treo cờ Nga
Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Phần Lan và Thụy Điển gia nhập NATO
Thổ Nhĩ Kỳ thay đổi cách viết tên nước trong các văn bản quốc tế

Châu Á 'đổ mồ hôi' vì nắng nóng
27/05/2023, 06:55
Nga đang vẽ lại bản đồ dòng chảy dầu mỏ toàn cầu
25/05/2023, 16:41
Gói trừng phạt mới với Nga sẽ hoàn toàn khác so với trước đây?
23/05/2023, 07:30
Thế cục Syria hiện giờ ra sao?
06/05/2023, 06:35
OPEC+ sẽ triệu tập họp mặt vào tháng 6
05/05/2023, 07:31
Mỹ: Thu giữ và lưu trữ carbon có ý nghĩa thương mại không?
04/05/2023, 07:05Nga tăng sản lượng khai thác vàng
Tháng 3/2023, sản lượng khai thác vàng của Nga tăng vọt lên 26,5%.
Giá năng lượng năm 2023 có tiếp tục tăng?
Giá năng lượng thế giới năm 2023 được dự báo vẫn sẽ ở mức cao. Trong bối cảnh đó, Chính phủ các nước cần thực hiện hàng loạt biện pháp nhằm hạn chế tối đa các tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng năng lượng kéo dài từ năm 2022 sang năm 2023.
Nga và phương Tây 'ăn miếng trả miếng' tài sản năng lượng như thế nào?
Vào tuần qua, Nga đã nắm quyền kiểm soát một phần tài sản trên đất Nga của tập đoàn năng lượng Fortum (Phần Lan) và Uniper (Đức), đồng thời cảnh báo về khả năng thu giữ thêm nhiều tài sản khác. Cả hai doanh nghiệp này đều vận hành nhiều nhà máy điện ở Nga.
Kho chứa dầu của Nga ở Crimea bốc cháy dữ dội
Một kho chứa dầu ở thành phố Sevastopol đã bốc cháy dữ dội, nghi bị một máy bay không người lái (UAV) tấn công sáng 29/4.
3 phút để hiểu về quan hệ Mỹ - Hàn Quốc hiện nay
Trong tuần này, Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol đã thực hiện chuyến công du đến nước Mỹ để gặp Tổng thống Joe Biden nhân dịp Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Hàn. Thông qua sự kiện này, Hàn Quốc mong muốn Mỹ đưa cam kết bảo vệ họ khỏi mối đe dọa từ Triều Tiên, còn Mỹ thì mong muốn Hàn Quốc ủng hộ lợi ích của Mỹ trong cuộc cạnh tranh Mỹ - Trung - Nga.
Điện Kremlin dọa tịch thu tài sản của các công ty phương Tây
Điện Kremlin đe dọa tịch thu thêm tài sản của các công ty nước ngoài để đáp trả động thái của các nước phương Tây chống lại các công ty Nga hôm thứ Tư sau khi nước này tạm thời nắm quyền kiểm soát hai công ty châu Âu.
Vì sao EU không thể trừng phạt ngành công nghiệp hạt nhân của Nga?
Công ty nhà nước Rosatom của Nga là “nhà sản xuất duy nhất trên thế giới” có thể bảo dưỡng những đơn vị tổ hợp nhiên liệu VVER trong những nhà máy điện hạt nhân ở châu Âu.
Con đường nào đưa dầu Nga tới Trung Quốc và Ấn Độ
Trong tháng 4, theo thông tin của giới thương nhân và Reuters, Ấn Độ và Trung Quốc đã mua phần lớn dầu của Nga với mức giá cao hơn mức trần mà phương Tây đã ấn định, tức trên 60 USD/thùng.
Rút kho dự trữ dầu quá nhanh, chính quyền Mỹ nói gì?
Hạ viện Mỹ - do Đảng Cộng hòa nắm quyền, đã bày tỏ lo ngại về hành động rút cạn nguồn dầu mỏ khỏi Khu Dự trữ Dầu mỏ Chiến lược, gây hư hại đến cấu trúc mỏng manh của hệ thống hang động muối. Tuy nhiên, đối với chính quyền của Tổng thống Joe Biden, đây là một nhận định thiếu cơ sở.