Tìm cách phá băng thị trường nhà đất
Trong thời gian qua, Đảng, Chính phủ & Quốc Hội đã có nhiều chủ trương quan trọng nhằm phá băng thị trường bất động sản với mục tiêu chống khủng hoảng, khôi phục kinh tế và có định hướng giải quyết nhu cầu về nhà ở cho hàng triệu người có thu nhập thấp và

Giao dịch nhà đất bất động, thị trường bất động sản đóng băng, dòng tiền chôn vào đất. (Ảnh minh họa)
Giao dịch nhà đất bất động, thị trường bất động sản (BĐS) đóng băng, dòng tiền chôn vào đất. Doanh nghiệp BĐS phải xoay xở đủ cách như tăng chiết khấu bán nhà, giảm sâu giá bán, vay vốn lãi suất cao, vay tín dụng đen nhằm hoạt động cầm chừng.
Cũng đã có không ít doanh nghiệp BĐS vì thiếu vốn nên buộc phải dừng, giãn, hoãn nhiều dự án đang triển khai, thậm chí sa thải lao động để trụ lại trong bối cảnh vô vàn khó khăn hiện nay.
Giảm sâu giá bán nhà để thoát hàng
Theo thông tin cho biết, tại dự án Hanoi Melody Residences, khu vực tây nam Linh Đàm, TP.Hà Nội những ngày này cho thấy chủ đầu tư dự án Hưng Thịnh Land đang giảm sâu giá bán nhà để thoát hàng. Mức giảm giá nhà tại đây lên tới 33% giá trị căn hộ nếu người mua chấp nhận thanh toán một lần tới 95% tiền mua nhà ngay sau khi ký hợp đồng mua bán. Trường hợp khách hàng thanh toán trước 50% tiền mua nhà ngay sau khi ký hợp đồng mua bán sẽ được giảm giá 15%.
Cũng trong thời gian này, do thị trường khó khăn, để bán được hàng chủ dự án Vinhomes The Crown mới đây đã tung ra chính sách bán hàng gây sốc để hút khách. Theo đó, chủ dự án cam kết sau năm năm sẽ mua lại chính sản phẩm đã bán cho khách hàng bằng giá hợp đồng mua bán và trả thêm cho người mua nhà khoản lợi nhuận 37,5% trong năm năm. Bên cạnh đó, chủ đầu tư dự án này còn chấp nhận cho nhiều nhà đầu tư góp tiền mua chung một sản phẩm dự án.
Ông Võ Hồng Thắng, phó giám đốc nghiên cứu và phát triển DKRA Việt Nam trao đổi với báo chí mới đây cho biết, thanh khoản thị trường BĐS đã rơi vào thời kỳ giảm tốc từ tháng 4/2022 và càng ngày càng ảm đạm hơn. Dữ liệu của DKRA Việt Nam cho thấy hiện nay thanh khoản của thị trường đang ở mức cực kỳ thấp, chỉ bằng 10-20% so với thời điểm tháng 4/2022. Riêng tại TP.HCM với các phân khúc biệt thự, nhà phố, đất nền... thì cả nguồn cung lẫn lượng tiêu thụ chỉ bằng từ 9-30% so với giai đoạn trước.
Ông Thắng nói: "Có thể nói thị trường đang rơi vào trạng thái 'đóng băng' khi lượng giao dịch căn hộ đã tụt dốc quá mạnh".
Trên thị trường cũng ghi nhận nhiều nhà đầu tư kẹt dòng tiền khi chạy theo những cơn sốt đất ở các tỉnh đang chấp nhận bán cắt lỗ, giảm giá đến 40-50% so với cuối năm ngoái nhưng thị trường cũng trắng thanh khoản. Những người không vay tiền để đầu tư BĐS thì giờ cũng đang kẹt vốn trong đất. Từ đó thị trường BĐS không có thanh khoản nên cũng không biết đâu là đáy. Riêng những người phải đi vay tiền để đầu tư BĐS thì gần như mất trắng hoặc còn cầm cự được chỉ 6-12 tháng nữa cũng đuối với lãi suất hiện nay, ông Thắng cho hay.
Nhận định vấn đề này, ông Lê Hoàng Châu, chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM đã thẳng thắn cho rằng, thị trường BĐS đang rất khó khăn, có thể rơi vào suy thoái nếu Nhà nước không sớm có các giải pháp điều chỉnh, hỗ trợ kịp thời. Một số tập đoàn, doanh nghiệp thua lỗ, giảm sâu thanh khoản, có thể bị mất thanh khoản, phải thu hẹp quy mô đầu tư sản xuất kinh doanh. Có những doanh nghiệp đã phải dừng, hoãn hoạt động đầu tư, xây dựng một số dự án, công trình, dừng phát hành cổ phiếu tăng vốn, phải tinh giản tối đa bộ máy, giảm lực lượng lao động, thậm chí giảm đến 50% số lao động.
Ông Châu nói: "Do tắc nguồn vốn tín dụng, tắc nguồn vốn trái phiếu, tắc cả nguồn vốn huy động từ khách hàng nên một số tập đoàn, doanh nghiệp BĐS đói vốn. Thậm chí phải vay tín dụng đen với lãi suất rất cao, đầy rủi ro hoặc phải bán bớt tài sản, dự án hoặc bán sản phẩm BĐS với chiết khấu sâu, thậm chí đến 40% giá hợp đồng".
Khơi thông dòng tiền trên thị trường BĐS
Để tháo gỡ khó khăn cho thị trường, mới đây Hiệp hội BĐS TP.HCM đã kiến nghị Chính phủ nới thêm 1% tăng trưởng tín dụng ngân hàng để khơi thông dòng tiền trên thị trường BĐS.
Bình luận về đề xuất này, PGS.TS Trần Đình Thiên, nguyên viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng việc giải cứu thị trường BĐS lúc này là hỗ trợ chứ không phải làm ơn. Mục tiêu của chính sách hỗ trợ là giải thoát một nguồn lực quốc gia rất lớn, tạo cơ hội lan tỏa ra các ngành khác. Như vậy chuyện "bơm tiền" hay xử lý thị trường trái phiếu liên quan tới BĐS mới có ý nghĩa.
Thứ hai, việc nới trần tín dụng ngân hàng (room) thêm 1% (khoảng 100.000 tỷ đồng) trong thời gian từ nay đến cuối năm không ảnh hưởng lớn tới lạm phát. Năm nay và sáu tháng đầu năm 2023 lạm phát chưa phải là vấn đề lớn, không nên lo lắng quá về lạm phát vì nền kinh tế đang tăng trưởng cao trong khi lạm phát thấp, chứng tỏ nguồn lực bơm ra rất ít.
Cũng theo ông Thiên, chuyện thay đổi cấu trúc đầu tư trong nền kinh tế chuyển hướng đầu tư từ BĐS sang các ngành sản xuất là câu chuyện chiến lược. Còn tại thời điểm này để tránh đổ bể tức thì, hạn chế nguy cơ tăng nợ xấu của ngân hàng, nợ đến hạn trên thị trường trái phiếu cần xử lý ngay không sẽ vỡ trận.
TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam cùng chung quan điểm, tuy nhiên cho rằng, các doanh nghiệp đang gặp khó khăn kép cần phải tháo gỡ về pháp lý và vốn. Theo ông, khi Ngân hàng Nhà nước siết cho vay và kiểm soát chặt trái phiếu đã làm khó khăn cho thị trường. Tuy nhiên, cần sớm hỗ trợ doanh nghiệp với các dự án đã triển khai, ngân hàng đã thẩm định hồ sơ thì cần tiếp tục giải ngân. Đối với những dự án đã đầy đủ các thủ tục pháp lý, hiện cần nguồn vốn để phát triển thì cũng cần cấp vốn cho doanh nghiệp làm.
Đồng thời, ông Khương cảnh báo nhiều doanh nghiệp BĐS có nguy cơ "chết trên đống tài sản" khi nhiều nhà phát triển dự án gặp khó về pháp lý, vốn nên chưa thể triển khai dự án hoặc các nhà đầu tư vay vốn, đầu tư sản phẩm theo tiến độ hiện cũng khó khăn.
Chính sách nới trần tín dụng ngân hàng thêm 1% chưa thể giải được cơn khát vốn của thị trường BĐS. Nhưng chính sách này sẽ tạo "hiệu ứng hòn tuyết lăn". Một khối nợ lớn thì không có nguồn lực nào bơm cho đủ nhưng chính sách hỗ trợ thị trường lúc này sẽ kích thích thị trường, làm tăng lòng tin vào thị trường. Chúng ta bơm ra ít tiền thôi nhưng nó cuốn theo dòng tiền xã hội, tạo lan tỏa giúp thị trường tránh được cú sốc, ông Thiên cũng phân tích thêm.
TS. Vũ Đình Ánh, Chuyên gia kinh tế cho rằng, Thị trường BĐS đang trong giai đoạn sắp xếp lại để chọn lọc ra những dự án thật sự có hiệu quả. Trên thị trường đang có khá nhiều dự án hiệu quả có vấn đề. Điển hình như việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp BĐS. Nên việc Chính phủ đứng ra giải cứu thị trường lúc này cần cân nhắc kỹ lưỡng được mất.
Việc sắp xếp lại thị trường là cần thiết. Quá trình sắp xếp lại thị trường không chỉ liên quan đến doanh nghiệp nhỏ, bản thân các doanh nghiệp BĐS lớn cũng phải điều chỉnh lại sau một thời kỳ phát triển quá nóng, với quá nhiều dự án trong khi nguồn lực tài chính không đáp ứng được. Điều này buộc một số doanh nghiệp phải co hẹp quy mô, điều chỉnh tiến độ dự án, sa thải lao động. Đây cũng là cái giá doanh nghiệp phải trả khi phát triển quá nóng.
Ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty CP đầu tư BĐS Việt An Hòa cũng cho biết, dòng tiền khan hiếm đang làm giao dịch BĐS trên thị trường giảm tới 90%. Do lãi suất huy động quá cao nên tiền bị hút hết về ngân hàng, trong khi room tín dụng không còn nên người mua nhà phải mua bằng tiền mặt cũng khiến thị trường khó khăn.
Tiếp đó là tâm lý của thị trường, của người mua sợ ngân hàng tiếp tục không cho vay, room tín dụng không được nhả ra, lãi suất tiết kiệm tiếp tục tăng. Trong khi lãi vay của các ngân hàng đang rất cao, có ngân hàng lãi vay tới 16%, điều này làm mọi thứ đứng lại, đặc biệt trong thời điểm cuối năm.
Với thị trường BĐS những tháng còn lại của năm nay nếu không mở với chủ dự án BĐS thì nên mở với người có nhu cầu mua nhà thực được vay vốn, đồng thời kéo giảm được lãi suất vay xuống dưới 12%/năm.
Nhiều chuyên gia nhận định rằng thị trường bất động sản trở nên lao đao như hiện nay là do một trong những nguyên nhân không nhỏ từ những cú sốc trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp cũng như những bất cập của quy định mới về phát hành trái phiếu doanh nghiệp.

Đề xuất mở rộng phạm vi đối tượng được giảm 2% thuế VAT với ô tô
03/06/2023, 07:12
Làm thủ tục trực tuyến, bay thảnh thơi, không lo xếp hàng
02/06/2023, 11:04
TP HCM kiện toàn Tổ Công tác tháo gỡ khó khăn, vướng mắc các dự án
02/06/2023, 07:14
Động thái mới của ngành ngân hàng: Lãi suất huy động đồng loạt giảm
31/05/2023, 05:28Quốc hội sẽ giám sát quản lý thị trường bất động sản và nhà ở xã hội
Một trong 4 chuyên đề giám sát được Quốc hội lựa chọn là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.
Kỳ quan miền nhiệt đới MerryLand Quy Nhơn tiếp tục được chọn là địa điểm tổ chức Miss World Vietnam 2023
Ngày 29/05/2023 tại khách sạn 5 sao Pullman Saigon Centre đã diễn ra họp báo Vòng chung khảo toàn quốc và Lễ ký kết nhà tài trợ địa điểm vòng chung kết toàn quốc Miss World Vietnam 2023.
Ecopark- 'nơi có gió' chữa lành cho người trưởng thành và thiên nhiên hạnh phúc cho trẻ nhỏ
Thiên nhiên xoa dịu tổn thương tinh thần ở những người trưởng thành và là “trường học hạnh phúc” nuôi dưỡng trí sáng tạo, thể chất của trẻ nhỏ. Ở đó, từng nhành cây, ngọn cỏ, từng cơn gió trong lành sẽ là “người thầy hồn hậu”, hướng dẫn trẻ mở lòng, sống bao dung, hồn hậu với trái tim đầy nắng ấm, thiện lành, biết lan toả niềm vui và hạnh phúc.
T&T Group hợp tác chiến lược với tập đoàn TOP 10 của Hàn Quốc
Ngày 25/5 vừa qua, tại Thủ đô Seoul (Hàn Quốc), đoàn công tác của Tập đoàn T&T Group do ông Đỗ Quang Hiển, Chủ tịch Ủy ban Chiến lược của tập đoàn dẫn đầu đã tới thăm và làm việc với DB Group (một trong những tập đoàn kinh tế hàng đầu của Hàn Quốc). Tại đây, hai bên đã ký kết biên bản hợp tác chiến lược nhằm xúc tiến đầu tư kinh doanh trong nhiều lĩnh vực tại Việt Nam, trong đó có lĩnh vực bảo hiểm.
Giá xăng dầu hôm nay (29/5): Dầu thô tiếp đà tăng giá
Giá dầu thế giới hôm nay (29/5) tiếp đà tăng sau khi các nhà lãnh đạo Mỹ đạt được thỏa thuận nợ trần dự kiến. Đây có thể coi là bước tiến lớn trong việc ngăn chặn tình trạng vỡ nợ tại Mỹ - quốc gia tiêu thụ dầu mỏ nhiều nhất thế giới.
Triệu vé 0 đồng chào đường bay mới TP.HCM – Jakarta, Vietjet thôi!
Hè thêm rực rỡ với hàng loạt đường bay quốc tế mới, Vietjet tiếp tục mở đường bay TP.HCM – Jakarta (Indonesia) với giá siêu hấp dẫn chỉ từ 0 đồng (chưa bao gồm thuế, phí).
Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo quyết liệt tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh
Ngày 26/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 470/CĐ-TTg yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tiếp tục thực hiện quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp.
Nhận định phiên giao dịch ngày 29/5: Tiếp tục trạng thái 'sideway'
Phiên giao dịch ngày 26/5 tiếp diễn trạng thái lình xình với biên độ hẹp, VN Index kết phiên với mức giảm nhẹ 0,87 điểm. Dòng tiền vẫn có xu hướng tập trung vào nhóm cổ phiếu có vốn hóa vừa và nhỏ giúp sắc xanh chiếm áp đảo trên bảng điện tử.
Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar cảnh báo: “Điều tồi tệ nhất” đang đón chờ châu Âu
Vào hôm 24/5, Bộ trưởng Bộ Năng lượng Qatar cảnh báo rằng, “điều tồi tệ nhất” về việc thiếu dầu và khí đốt vẫn chưa xảy ra ở châu Âu. Đồng thời theo ông, một mùa đông ấm áp đã giúp ngăn chặn những khó khăn lớn trong những tháng gần đây.