Thứ năm, 04/10/2018, 07:31 AM
  • Click để copy

Tiến sĩ Vật Lý Nguyễn Văn Khải: 'Nhiều học sinh bị tôi chửi mắng giờ rất thành đạt'

Nhìn nhận về đề xuất thầy cô giáo chửi mắng học sinh bị phạt 20 triệu đồng, tiến sĩ Vật Lý Nguyễn Văn Khải bày tỏ sự không đồng tình và cho rằng cách này là phản giáo dục.

tien-si-vat-ly-nguyen-van-khai-nhieu-hoc-sinh-bi-toi-chui-mang-gio-rat-thanh-dat
Tiến sĩ Vật Lý Nguyễn Văn Khải: "Chửi mắng thế nào là xúc phạm học sinh?"

Thông tin về Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục vừa được Bộ GD&ĐT công bố  gây nhiều tranh cãi trong dư luận.

Đáng chú ý nhất là việc dự thảo đề xuất xử phạt đến 20 triệu đồng cho hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học hay nói theo cách khác là thầy cô giáo chửi mắng học sinh có thể bị xử phạt đến 20 triệu đồng; xâm phạm thân thể người học 20-30 triệu đồng. Đi kèm mức phạt này, người vi phạm phải xin lỗi công khai, nếu là giáo viên có thể bị đình chỉ dạy từ 1-6 tháng.

Chia sẻ quan điểm về vấn đề này với PV, tiến sĩ Vật Lý Nguyễn Văn Khải, người từng có thời gian nhiều năm làm công tác giảng dạy ở các trường học cho rằng, đề xuất trên là phản giáo dục.

Ông Khải nêu ra quan điểm: "Mắng chửi cũng là để học sinh cố gắng hơn trong học tập nhưng thầy cô mắng chửi như thế nào mới là điều quan trọng. Mắng chửi để cho học sinh tiếp thu, có điểm dừng chứ không phải để lạm dụng muốn làm gì thì làm... Chửi thế nào là xúc phạm đó mới là điều cần làm rõ".

"Ví dụ, một học sinh hư tôi không thể không mắng, thậm chí bố mẹ các em còn nhờ tôi mắng chửi để các em được lên người. Có không ít học sinh được tôi mắng chửi bây giờ đều thành đạt, có người làm doanh nhân, có người đỗ đạt rất cao...", tiến sĩ Vật Lý Nguyễn Văn Khải kể về khoảng thời gian ông còn đi dạy học.

tien-si-vat-ly-nguyen-van-khai-nhieu-hoc-sinh-bi-toi-chui-mang-gio-rat-thanh-dat
Theo Dự thảo Nghị định Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục thầy cô đánh học sinh có thể bị phạt đến 30 triệu đồng - (Ảnh minh họa).

Ông Khải thậm chí cho rằng trong một vài trường hợp đánh học trò cũng không nên bị coi là xâm phạm thâm thể và bị phạt. "Ví dụ: Có lần tôi dẫn học sinh đi trồng cói, có em học sinh nam cứ lấy cói ném vào đầu bạn nữ, bực quá tôi cầm cói vụt thẳng tay em nam. Như thế thì học sinh kia có đáng bị đánh không? Nếu trường hợp đó khuyên nhủ thì học sinh đó có thôi việc dùng cói ném vào đầu bạn không?".

Tiến sĩ Vật Lý Nguyễn Văn Khải cho rằng, điều quan trọng là mắng chửi như thế nào mới là xúc phạm chứ không thể đánh đồng được. Hơn nữa, nếu dập khuôn thì sẽ làm hư học sinh, các học sinh sẽ vin vào để cãi lại thầy cô, không nghe lời.

Ngoài ra, ông Khải cho rằng Bộ GD&ĐT cần chú ý về chất lượng chuyên môn của giáo viên và những người quản lý giáo dục chứ không phải soi lỗi của giáo viên để "quy ra tiền".

Về vấn đề thầy cô giáo ép học sinh học thêm có thể bị phạt 10 triệu đồng, tiến sĩ Vật Lý Nguyễn Văn Khải cho rằng giáo viên bây giờ phải chịu áp lực về tiền bạc rất nhiều. "Lương giáo viên ba cọc ba đồng mà thầy cô giáo không đi dạy thêm thì lấy đâu ra tiền trang trải cuộc sống. Hơn nữa phải bắt buộc học sinh học thêm bởi bây giờ kiến thức rất nặng", ông Khải nêu.

Trao đổi với PV, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: Đối với việc vi phạm ở môi trường giáo dục đầu tiên phải dùng biện pháp giáo dục. Nếu giáo dục lần thứ nhất, thứ hai không thay đổi thì mới xử phạt hành chính. 

Theo ông Lâm, cần phải phân biệt rạch ròi vi phạm đến mức nào thì phải giáo dục. Phạt chỉ là để người ta chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, ở một góc độ khác cũng cần nhìn nhận, khi khung hình phạt tăng lên thì ít nhiều cũng có tác dụng trong việc ngăn chặn kịp thời để người ta phải suy nghĩ và không dám hành động sai trái.

Ông Lâm cho rằng, xã hội hiện đại đã không còn chỗ cho tư tưởng "yêu cho roi cho vọt" do đó thầy cô không thể đánh, chửi học sinh. Về mặt nhân văn, nếu giáo viên không thương yêu, tôn trọng học sinh thì không bao giờ giáo dục được.

tien-si-vat-ly-nguyen-van-khai-nhieu-hoc-sinh-bi-toi-chui-mang-gio-rat-thanh-dat
TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội.

"Chúng ta đừng biện hộ cho sự nóng tính, vội vàng, thiếu năng lực sư phạm của các nhà giáo bằng câu nói "yêu cho vọt..". Thầy cô phải có kĩ năng sư phạm để giáo dục các em. Mỗi giáo viên phải xây dựng cho mình bản lĩnh, phương pháp giáo dục hay để vận dụng sáng tạo vào thực tế chứ không nên khuôn phép quá như trước đây.

Theo ông Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS - THPT Lê Quý Đôn (Hà Nội) cho rằng, đây là cách nhìn mới về quản lý hành chính. Bởi từ trước đến nay, lĩnh vực giáo dục thường nhạy cảm, khi đề cập đến xử phạt đôi khi lại né tránh.

"Tôi ủng hộ dự thảo với tác dụng điều chỉnh hành vi của hoạt động giáo dục để đi vào quy củ, nề nếp và khoa học, đảm bảo quyền lợi cho người dạy và người học. Tuy nhiên, tôi cũng băn khoăn về Điều 32 khi phạt giáo viên xúc phạm nhân phẩm, thân thể học sinh. Ở khía cạnh nào đó, hình phạt này có thể có tác dụng nhưng lại ở mức cao và không phù hợp”, ông Bình nói.

Cũng theo ông Bình, chúng ta cần có cái nhìn cặn kẽ hơn để tránh cái nhìn quy chụp. Học sinh thường được ví "Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò", đôi khi lại ứng xử không trung thực. Trong khi đó ranh giới để phân định giữa những va chạm của học trò và giáo viên lại khó phân lường đâu là đúng, đâu là sai, có thể rơi vào tranh cãi, đôi co.

Trong xã hội hiện đại, người thầy lại chịu rất nhiều áp lực về cơm áo gạo tiền, ứng xử với phụ huynh, đồng nghiệp, học sinh. Đôi khi do quá áp lực khiến người thầy nóng nảy, có hành vi bộc phát, không kiểm soát và không mang tính sư phạm. Qua tiếp xúc với nhiều giáo viên, ông Bình thấy rằng, thầy cô thường có mong muốn giống bậc làm cha mẹ, làm sao để con cái chăm chỉ, ngoan ngoãn, vâng lời.

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh Tra Bộ GD&ĐT cho biết, xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục, không có chuyện “phạt nguội” như giao thông. Khi xử phạt phải xem xét đâu là động cơ, hành vi, mục đích chứ không phải cứ “đè” ra phạt, không phải cứ giáo viên đánh vào tay học sinh là phạt 30 triệu đồng”.

 

Không phải cứ giáo viên đánh vào tay học sinh là phạt 30 triệu đồng

Ông Nguyễn Huy Bằng, Chánh Thanh Tra Bộ GD&ĐT cho biết, xử phạt vi phạm hành chính trong giáo dục, không có chuyện “phạt nguội” như giao thông. Khi xử phạt phải xem xét đâu là động cơ, hành vi, mục đích chứ không phải cứ “đè” ra phạt, không phải cứ giáo viên đánh vào tay học sinh là phạt 30 triệu đồng”.

 

Đề xuất chửi mắng học sinh bị phạt 20 triệu: ‘Nhiệm vụ bất khả thi, phản giáo dục’

Trước việc thầy cô chửi mắng học sinh có thể bị phạt đến 20 triệu đồng theo như Dự thảo của Bộ GD&ĐT, nhiều chuyên gia đánh giá đây là “nhiệm vụ bất khả thi”, phản giáo dục.

 

Giáo viên xúc phạm, đánh học sinh bị đình chỉ, phạt tiền: Phụ huynh, học sinh nói gì?

Dự thảo quy định về người có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự học sinh có thể bị phạt 10 - 30 triệu đồng và phải xin lỗi công khai nhận được sự quan tâm đặc biệt của các phụ huynh.