Từ 1/7, xe kinh doanh vận tải bắt buộc phải lắp camera hành trình
Từ ngày 1/7/2023, phương tiện kinh doanh vận tải khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu.

Từ ngày 1/7/2023, xe ô tô kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu.
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành vừa ký Nghị định số 47/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 10/2020/NĐ-CP ngày 17/1/2020 của Chính phủ quy định về kinh doanh và điều kiện kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Trong đó, bổ sung khoản 8 Điều 34 Đơn vị kinh doanh vận tải bằng xe ô tô. Cụ thể, từ ngày 1/7/2023, đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô kinh doanh vận tải thuộc đối tượng phải lắp camera theo quy định của Nghị định này, khi tham gia kinh doanh vận tải lần đầu phải lắp đặt thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera để được cấp phù hiệu, biển hiệu. Thiết bị giám sát hành trình có tích hợp camera phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại Nghị định này. Đây là một loại giấy tờ bắt buộc mà các xe muốn kinh doanh vận tải phải có.
Nghị định 47/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 1/9/2022 có một số điểm thay đổi mà các đơn vị kinh doanh vận tải sử dụng xe ô tô cần lưu ý thực hiện. Nghị định số 47 cũng bổ sung đơn vị nhận kết nối, chia sẻ dữ liệu về quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dữ liệu từ thiết bị giám sát hành trình xe, gồm có Bộ Công an (Cục Cảnh sát giao thông), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để phối hợp quản lý về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng, chống buôn lậu.
Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung Điểm đ Khoản 3 (đơn vị kinh doanh vận tải) Điều 11 quy định về công tác bảo đảm an toàn giao thông trong hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.
Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải hành khách, lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có) khi nhận hàng hóa ký gửi xe ô tô, trong trường hợp người gửi hàng hoá không đi theo xe, phải yêu cầu người gửi hàng hóa cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin về tên hàng hoá, cân nặng (nếu có), họ và tên, địa chỉ, số chứng minh thư nhân dân/số thẻ căn cước công dân, số điện thoại liên hệ của người gửi và người nhận.
Nghị định cũng bổ sung Khoản 3 Điều 13 về điều kiện kinh doanh vận tải hành khách bằng xe ô tô, theo hướng không sử dụng xe ô tô cải tạo từ xe có sức chứa từ 10 chỗ trở lên thành xe ô tô dưới 10 chỗ (kể cả người lái xe) để kinh doanh vận tải hành khách. Không sử dụng xe ô tô kiểu dáng tương tự xe từ 09 chỗ (kể cả người lái xe) trở lên để kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi...
Trước đó, Nghị định 10/2020 quy định từ 1/7/2021, ôtô kinh doanh vận tải hành khách có sức chứa từ 9 chỗ trở lên và xe vận tải hàng hóa bằng container, xe đầu kéo phải lắp camera ghi, lưu trữ hình ảnh trên xe trong suốt quá trình xe tham gia giao thông.
Nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, tại Nghị quyết 66 ngày 1/7, Chính phủ quyết định lùi thời hạn xử phạt hành chính đến hết ngày 31/12/2021 đối với xe kinh doanh vận tải chưa hoàn thành lắp camera. Kể từ 1/1/2022, các lực lượng chức năng bắt đầu xử lý vi phạm.
Thời gian qua, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chỉ đạo, đôn đốc các Sở Giao thông vận tải, đơn vị kinh doanh vận tải lắp đặt camera giám sát, kết nối về máy chủ hệ thống giám sát của Tổng cục. Hiện đã có 916.524 phương tiện truyền dữ liệu về hệ thống.
Theo chuyên gia giao thông Nguyễn Xuân Thủy, trong điều kiện dịch Covid-19 bùng phát như hiện nay, camera là giải pháp hữu hiệu để phòng chống dịch từ xa, nhắc nhở từ lái xe, hành khách tuân thủ nghiêm ngặt việc đeo khẩu trang. Vị chuyên gia này cũng cho rằng, các đơn vị vận tải đang băn khoăn trong việc lựa chọn thiết bị, do chưa có quy chuẩn. Do đó, cơ quan chức năng phải công bố quy chuẩn để doanh nghiệp không nhầm lẫn, bởi sẽ có có tâm lý “giá rẻ để lắp cho xong”, nhất là trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp đã kiệt quệ vì dịch Covid-19.
Đánh giá về hiệu quả của việc lắp camera trên ô tô, Thiếu tá Đào Việt Long, Phó Trưởng phòng CSGT Công an TP.Hà Nội cho biết, hiện nay việc chia sẻ thông tin quản lý vận tải bằng thiết bị camera hành trình giữa các cơ quan hữu quan còn hạn chế. Do đó, chúng ta phải có sự kết nối hệ thống để đảm bảo ATGT, không chỉ ngành giao thông, lực lượng công an và các ngành khác.
Thông tin từ Tổng cục đường bộ Việt Nam, trong 6 tháng đầu năm 2022, đơn vị đã chỉ đạo, đôn đốc các Sở GTVT, đơn vị kinh doanh vận tải lắp đặt camera giám sát, kết nối về máy chủ Hệ thống giám sát của Tổng cục. Hiện đã có 916.524 phương tiện truyền dữ liệu về hệ thống.
Theo đại diện Chi hội giám sát hành trình, các nhà xe đang trang bị camera giám sát theo hai xu hướng là rời và tích hợp. Xu hướng rời phải sử dụng camera và một thiết bị giám sát hành trình đã lắp trước đây, gây hại ắc quy và phải dùng tới 2 sim nên tốn kém chi phí duy trì.
Xu hướng tích hợp thực hiện theo quy chuẩn TCVN13396, tích hợp giữa camera và thiết bị giám sát hành trình bằng một thiết bị duy nhất trên xe. Sử dụng thiết bị này doanh nghiệp khắc phục được các nhược điểm trên và không tốn kém chi phí nâng cấp sau này.
Cùng chủ đề
Vinamilk khích lệ tài năng trẻ về sáng tạo Robot ứng dụng công nghệ vào phát triển bền vững
Ấn tượng về ngành sữa Việt Nam qua bài chia sẻ truyền cảm hứng của Vinamilk tại hội nghị ngành sữa toàn cầu 2023
Nghiêm cấm 'làm khó' doanh nghiệp tiếp cận gói hỗ trợ lãi suất 2%
Hai cha con nghệ sĩ Quốc Tuấn và câu chuyện về tình phụ tử
U23 Việt Nam bị loại ở tứ kết U23 Châu Á, HLV Gong Oh-kyun xin lỗi người hâm mộ

Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
28/03/2025, 10:31
Hỗ trợ 100 tỉ đồng cho một tỉnh giảm sau sáp nhập
28/03/2025, 10:29
Nam thanh niên thông chốt, tông gãy 2 xương sườn Đại uý CSGT
27/03/2025, 21:43
Người lao động được nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày liên tục
27/03/2025, 21:41
Đề xuất giá điện tăng từ 2-5% EVN được quyền tự quyết điều chỉnh
27/03/2025, 21:39
“Tắt sống nhanh, bật sống xanh”, hưởng ứng Giờ trái đất
23/03/2025, 13:28
Cháy rừng phòng hộ núi Nghiêm, 500 người ứng cứu
23/03/2025, 04:16
Đẩy nhanh tiến độ cải tạo sông Tô Lịch
23/03/2025, 04:09
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
21/03/2025, 15:26Sắp xếp các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trước 15/7
Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc MTTQ Việt Nam xong trước 15/7.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 126/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 ngay trong tháng 10
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố được Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đôn đốc các nhà thầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 trong tháng 10/2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố.
Hungary sẵn sàng giúp đào tạo cho Việt Nam 1000 chuyên gia điện hạt nhân
Hungary sẵn sàng hợp tác, giúp đào tạo cho Việt Nam 1000 chuyên gia về vận hành nhà máy điện hạt nhân, coi đây là một lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Đề xuất chặt hạ, di chuyển hàng chục cây xanh ven hồ Gươm
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa xin phép chặt hạ và dịch chuyển một số cây xanh tại vườn hoa sát hồ Gươm nhằm cải tạo, nâng cấp vườn hoa Lý Thái Tổ.
Đã rõ thời gian khởi công cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu khởi công cầu Tứ Liên vào dịp 19/5/2025, khởi công cầu Trần Hưng Đạo và cầu Ngọc Hồi trong thời gian sớm nhất.
Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 – 2030
Ngày 18/3, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 52/NQ-CP phê duyệt nhiệm vụ lập Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, với tầm nhìn đến năm 2050.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản
Để tăng cường hiệu quả quản lý và giám sát hoạt động khai thác khoáng sản, hạn chế tình trạng thất thoát tài nguyên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đề xuất lắp camera AI để kiểm soát khai thác khoáng sản.