Xem cách Công viên nước Hồ Tây bảo vệ an toàn cho trẻ nhỏ
Tại Công viên nước Hồ Tây (Tây Hồ - Hà Nội) việc đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ và du khách đến vui chơi diễn ra hết sức chặt chẽ.
Vụ việc bé trai 2 tuổi bị đuối nước dẫn đến tử vong xảy ra tại Công viên nước Thanh Hà (Hà Đông - Hà Nội) chiều 12/6 vừa qua, khiến nhiều người lo lắng.
Câu hỏi được nhiều bậc phụ huynh cũng như các du khách quan tâm nhất lúc này đó là việc các Công viên nước làm cách nào để bảo đảm an toàn cho trẻ nhỏ khi đến bơi lội?
Để giải đáp thắc mắc trên, PV có cuộc khảo sát tại Công viên nước Hồ Tây (Tây Hồ - Hà Nội), đây là nơi quen thuộc được người dân Thủ đô cùng các du khách lựa chọn là điểm đến "bơi lội" trong mùa hè nóng bức.
Tại Công viên nước Hồ Tây, bể bơi được chia ra làm nhiều khu vực gồm: Khu dành cho trẻ em nhỏ tuổi, khu vực dành cho người lớn, khu vực tạo sóng... với mực nước nông sâu khác nhau tùy thuộc từng độ tuổi.
Khu vực dành cho trẻ em mực nước thường rất thấp, thường chỉ đến bụng trẻ. Mặc dù có cảm giác an toàn nhưng theo quan sát Công viên vẫn bố trí lực lượng nhân viên cứu hộ túc trực rất đông. Thường mỗi khu vực có khoảng 4-5 nhân viên cứu hộ mặc áo cam, cầm loa, còi... vừa làm nhiệm vụ quan sát để kịp thời ứng cứu khi xảy ra sự cố, đồng thời hướng dẫn, cảnh báo trẻ nhỏ và du khách để an toàn luôn được đảm bảo.
Ghi nhận của PV vào chiều 13/6, cho thấy: Tất cả các khu bể bơi dành cho trẻ em và người lớn đều rất đông đúc.
Các nhân viên cứu hộ tại đây luôn hoạt động không ngừng nghỉ. Mặc dù ở phía dưới chốt trực, nhưng Công viên nước Hồ Tây vẫn bố trí các nhân viên cứu hộ trên chòi canh để việc quan sát dễ dàng.
Liên quan đến vụ bé trai 2 tuổi đuối nước ở Công viên nước Thanh Hà, nhiều sai phạm, thiếu sót đã được chính quyền sở tại chỉ ra ngay sau khi Công viên nước được mệnh danh là hiện đại nhất Thủ đô này được đi vào hoạt động. Trong đó có việc nhân viên cứu hộ không trực tại vị trí...
Uỷ ban nhân dân quận Hà Đông, TP Hà Nội cho biết, công viên nước Thanh Hà- Mường Thanh chưa được Sở Văn hoá và Thể thao cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện bơi, lặn; các nhân viên cứu hộ, y tế chưa có chứng chỉ nghiệp vụ và bằng cấp theo quy định.
Tại thời điểm đoàn kiểm tra, nhân viên cứu hộ không trực tại vị trí, cơ sở chưa có hợp đồng liên kết cấp cứu với cơ sở y tế theo quy định.
Vì vậy, quận Hà Đông đã yêu cầu công viên nước Thanh Hà dừng toàn bộ hoạt động bơi lặn cho đến khi khắc phục xong các tồn tại, hạn chế và được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận hoạt động theo quy định.
Ông Dương Ngọc Thoả, Phó Chủ tịch UBND phường Phú Lương, quận Hà Đông, TP. Hà Nội cho biết thêm, qua kiểm tra thực tế các nhân viên cứu hộ không trực tại vị trí, cơ sở chưa có hợp đồng liên hết cấp cứu với cơ sở y tế theo quy định… Sau đó, phường đã lập biên bản và xử phạt hành chính đối với Công ty TNHH dịch vụ giải trí và thể thao Thanh Hà số tiền 20 triệu đồng.
Đồng thời, UBND phường Phú Lương yêu cầu Công ty TNHH dịch vụ và giải trí và thể thao Thanh Hà (Công viên nước Thanh Hà) dừng toàn bộ hoạt động bơi, lặn tại Công viên nước kể từ 17h ngày 12/6 cho đến khi khắc phục xong các tồn tại, hạn chế nêu trên.
Bất ngờ vụ bé trai chết đuối ở Công viên nước Thanh Hà: Sáng bị yêu cầu dừng hoạt động, ngay tối đã xảy ra sự cốTrước khi xảy ra vụ việc bé trai 2 tuổi đuối nước, chủ đầu tư Công viên nước Thanh Hà đã bị lực lượng chức năng xử phạt hành chính số tiền 20 triệu đồng. |
Người dân 'đội nắng' hàng chục km đến Công viên nước Thanh Hà lại phải ra vềNgày 13/6, Công viên nước Thanh Hà bất ngờ đóng cửa với lý do cần duy tu và bảo dưỡng, khiến nhiều phụ huynh, trẻ nhỏ đến rồi lại thất vọng ra về. |
Bộ trưởng Bộ Xây dựng khẳng định xử nghiêm vụ Thanh tra đòi 'chung chi' chục tỷ ở Vĩnh PhúcÔng Phạm Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Xây dựng đã có những trả lời ban đầu liên quan đến vụ việc nhóm cán bộ Thanh tra Bộ Xây dựng bị Công an lập biên bản vì hành vi vòi vĩnh, đòi “chung chi” cả chục tỷ đồng tại Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) chiều 12/6. |