Về nơi sản xuất ‘hai ông một bà’ duy nhất ở Cố đô Huế
Địa Linh là nơi duy nhất ở Thừa Thiên Huế có nghề làm ông Táo trải qua nhiều thế hệ. Từ đây, hàng vạn ông Táo có mặt ở các gia đình, phục vụ cái Tết ông Công ông Táo.
Càng cận kề ngày 23 tháng Chạp, một số hộ dân ở Địa Linh (phường Hương Vinh, thành phố Huế) tất bật sản xuất ra biết bao tượng ông Công ông Táo.
Bao đời nay, ở ngôi làng hình thành vào khoảng thế kỷ 15 này, người dân cần mẫn đúc tượng vị thần cai quản bếp núc.
Địa Linh là nơi duy nhất ở tỉnh Thừa Thiên Huế còn giữ nghề đúc tượng ông Táo. Từ ngôi làng này, hàng vạn ông Táo đến từng nhà trong mỗi dịp ngày 23 tháng Chạp - ngày tiễn ông Táo về trời cầu mong sự hưng thịnh, may mắn cho gia đình.
Những ngày tháng Chạp, hai bên đường ở Địa Linh có hàng nghìn ông Táo được người dân mang phơi nắng.
Một số hộ dân đang ngày đêm sản xuất ra tượng ông Công ông Táo. Các tháng cuối năm, họ bận rộn làm tượng ông Táo.
Có hơn 40 năm gắn bó với nghề đúc ông Táo, ông Võ Văn Nhật đã quen thuộc với công việc vừa kiếm thêm thu nhập cho gia đình, vừa giữ nghề truyền thống của ông cha để lại.
Chăm chỉ đúc tượng ông Táo, ông Nhật lấy đất sét cho vào khuôn gỗ có đục lõm tượng hai ông, một bà Táo. Tiếp đó, dùng nề làm bằng dây phanh xe tải gạt phần đất thừa, nếu bị lõm, cho thêm ít đất vào.
Gõ chiếc khuôn vào khúc gỗ, một tượng ông Táo ra đời. Tiếp tục lấy tro rắc vào khuôn gỗ để ông Táo tiếp theo không bị dính đất.
Mỗi ngày tạo ra được khoảng 300 tượng, ông Nhật cho hay: “Để tượng ông Táo đẹp, bền, quan trọng và vất vả nhất là làm đất sét và đúc. Phải chọn loại đất sét vàng, ít tạp chất, sau đó, nhào đất chín. Khi nhồi vào khuôn, ép phải chặt nếu không thì tượng sau này bị méo. Còn loại tro phải màu trắng để bức tượng đẹp hơn”.
Tượng đúc xong đặt xuống những viên gạch đỏ để rút nước trước khi mang phơi. Cả nghìn ông Táo sau đó được nung trong lò.
Cạnh nhà ông Nhật, ông Võ Văn Nam cẩn thận xếp tượng vào lò nung. “Hơn nghìn bức tượng ông Táo được xếp thành từng hàng nhiều lớp, trên dưới xen kẽ. Giữa các lối có khoảng trống để lửa cháy đều, tránh bị nổ và vỡ nát khi nung”, ông Nam, có hơn 30 năm làm nghề đúc tượng ông Táo, nói.
Ông Táo sau khi ra lò được trang trí bằng màu, rắc kim tuyến. Trước đây, tượng ít được trang trí. Những năm trở lại đây, nhằm đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng, ông Táo được tô thêm lớp màu.
Từ đây, hàng vạn ông Táo đến từng gác bếp của người dân khắp nơi. Các hộ dân bán ra thị trường trong và ngoài tỉnh.
Các cụ cao niên kể, nghề làm tượng ông Táo ở tỉnh Thừa Thiên Huế ra đời sớm nhất ở làng Địa Linh và làng Sình (huyện Phú Vang). Về sau, Địa Linh làm ông Táo, làng Sình chỉ làm áo ông Táo.
Trước đây, nhà nào ở Địa Linh hầu như cũng làm tượng ông Táo, còn hiện nay ít hơn nhiều. Lãnh đạo UBND phường Hương Vinh cho hay, trước đây, Địa Linh có nhiều hộ dân làm nghề đúc tượng ông Táo. Tuy nhiên, hiện làng này chỉ còn 4 hộ theo nghề. Do công việc vất vả trong khi thu nhập thấp, nhiều người dân không muốn theo nghề nữa nên nghề làm ông Táo dần mai một...
Các hộ dân làm tượng ông Táo để giữ nghề truyền thống của cha ông. Ngoài ra, họ còn kiếm thêm nghề khác để lo cho cuộc sống thường nhật.
Thời gian dần trôi, người dân Địa Linh vẫn miệt mài giữ nghề làm ra tượng ông Công ông Táo, góp phần làm nên cái Tết ông Táo ý nghĩa.
TIN LIÊN QUAN
Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá 16.000 tỷ sắp vận hành thử
23/11/2024, 11:40Công bố tình huống khẩn cấp sạt lở mái đê hữu Đáy
22/11/2024, 06:15Chỉ bàn làm, không bàn lùi!
21/11/2024, 06:43Độ tuổi sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa
20/11/2024, 06:28Quảng Ninh: Phát triển kinh tế hướng tới sự tăng trưởng lâu dài và bền vững
Với tầm nhìn phát triển bền vững, tỉnh Quảng Ninh chú trọng kết hợp tăng trưởng kinh tế gắn với bảo vệ môi trường. Địa phương này đang từng bước xây dựng nền kinh tế xanh và hiện đại, đóng góp tích cực vào mục tiêu phát triển bền vững của quốc gia.
Bão số 9 cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km và đang suy yếu dần
Hồi 10 giờ ngày 19/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 19,0 độ Vĩ Bắc; 113,9 độ Kinh Đông, trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 300km về phía Đông Bắc.
Siêu bão Man-yi giật cấp 14, chính thức vào biển Đông
Siêu bão Man-yi mạnh cấp 11 (103-117km/h), giật cấp 14, di chuyển theo hướng Tây Bắc với tốc độ 20km/h. Vị trí tâm bão ở vào khoảng 18,2 độ Vĩ Bắc; 118,3 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông của khu vực Bắc Biển Đông.
Công bố quyết định chuẩn y Bí thư Tỉnh ủy Nghệ An Nguyễn Đức Trung
Sáng ngày 16/11, Tỉnh ủy Nghệ An tổ chức Hội nghị công bố Quyết định của Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.
Miền Bắc sẽ đón đợt không khí lạnh vào cuối tuần này
Từ đêm 16/11 đến ngày 24/11, Bắc Bộ mưa vài nơi. Khoảng 18/11, một đợt không khí lạnh tăng cường khả năng tràn về miền Bắc khiến nền nhiệt khu vực này giảm, trời rét về đêm và sáng sớm.
Hà Nội điều chỉnh tổ chức giao thông tại đường Trần Phú (Hà Đông)
Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội thông báo về tổ chức điều chỉnh giao thông trên đường Trần Phú (quận Hà Đông).
Bão số 8 sẽ suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 07 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 21,0 độ Vĩ Bắc; 114,1 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.
Đề xuất dùng giá đất cũ cho người mua nhà ở công tại TP.HCM
Trung tâm Quản lý nhà và Giám định xây dựng TP.HCM đề xuất áp dụng bảng giá đất cũ cho các hồ sơ mua nhà ở công đã nộp trước ngày 31/10 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội
Thủ tướng cho biết sẽ tập trung thực hiện hiệu quả Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai, trong đó nâng cao nhận thức, kỹ năng ứng phó, cứu hộ, cứu nạn, chất lượng dự báo, cảnh báo, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ.