Vì sao đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lại vòng qua tỉnh Nam Định?
Liên quan đến việc đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam vòng qua tỉnh Nam Định, nhiều ý kiến cho rằng, hướng tuyến như vậy là đi "vòng", ảnh hưởng đến chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành khai thác.
Chính phủ vừa trình Quốc hội hồ sơ chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án (báo cáo NCTKT), dự án xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao dài 1.541km, đường đôi, khổ 1.435mm, tốc độ thiết kế 350 km/h, tải trọng 22,5 tấn/trục.
Một trong những vấn đề được dư luận xã hội rất quan tâm là hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc Nam sẽ đi qua tỉnh Nam Định. Vị trí ga gần trung tâm TP Nam Định.
Nhiều ý kiến cho rằng, hướng tuyến như vậy là đi "vòng", ảnh hưởng đến chi phí đầu tư cũng như chi phí vận hành khai thác. Đồng thời, không đáp ứng được chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà là "bảo đảm hướng tuyến thẳng nhất có thể" để tiết kiệm chi phí.
Cụ thể, theo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, ga Phủ Lý đặt tại xã Liêm Tuyền và xã Liêm Tiết, TP Phủ Lý gần khu vực nút Liêm Tuyền, phía Đông đường bộ cao tốc.
Từ sau ga Phủ Lý, tuyến cơ bản đi theo hướng đường sắt hiện tại và QL21 về phía TP Nam Định. Ga Nam Định đặt tại xã Mỹ Hưng, huyện Mỹ Lộc (gần ga Đặng Xá đường sắt hiện tại).
Sau ga Nam Định, tuyến đi về phía Ninh Bình, vượt sông Đáy tại khu vực phía Đông khu công nghiệp Khánh Phú (TP Ninh Bình).
Tại Nam Định sẽ đặt một trạm tại xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, được sử dụng để dồn dịch các phương tiện bảo trì (máy đầm, máy nâng giật chèn đường, máy điều hòa ba lát...) và chứa vật tư, vật liệu cho khu gian Nam Định - Ninh Bình.

Ý kiến trái chiều về việc đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ vòng qua tỉnh Nam Định.
Qua khu vực Nam Định sẽ khó đáp ứng tiêu chí "thẳng nhất có thể"
Theo đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho biết, hướng tuyến được nghiên cứu phải đảm bảo các yếu tố: Phụ thuộc quy hoạch ngành quốc gia, vùng, tỉnh, chuyên ngành liên quan đến dự án; đáp ứng các yêu cầu về điểm khống chế; đảm bảo chiều dài tuyến giữa các điểm khống chế là ngắn nhất, đáp ứng yêu cầu kỹ thuật của tuyến.
Mặt khác, phải phù hợp với điều kiện địa hình khu vực; hạn chế đi qua các khu vực nhạy cảm về môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các khu di tích, danh lam thắng cảnh... Đồng thời, hạn chế khối lượng giải phóng mặt bằng, tránh các khu vực dân cư tập trung đông đúc, giảm thiểu ảnh hưởng đến các công trình hiện hữu.
Về vị trí ga đường sắt tốc độ cao, nghiên cứu được xác định trên những nguyên tắc cơ bản: Phù hợp với điều kiện hiện trạng, quy hoạch phát triển của địa phương; tiếp cận khu vực trung tâm đô thị, khu vực quy hoạch có tiềm năng phát triển mới; có khả năng kết nối tốt với hệ thống giao thông công cộng, giao thông khác và khai thác có hiệu quả hạ tầng, phương tiện.
"Như vậy, nhà ga chính là điểm khống chế quan trọng trên tuyến đường sắt tốc độ cao. Giữa các nhà ga, hướng tuyến được nghiên cứu đáp ứng yêu cầu kỹ thuật tương ứng với cấp tốc độ thiết kế", đại diện Ban Quản lý dự án đường sắt cho hay.
Với vị trí hướng tuyến đường sắt tốc độ cao qua tỉnh Nam Định, tư vấn cho biết, do vị trí ga nằm về phía Đông so với trục Bắc - Nam nên hướng tuyến vòng qua khu vực Nam Định sẽ khó đáp ứng tiêu chí "thẳng nhất có thể".
Tuy nhiên, vị trí ga Nam Định đã được nghiên cứu đảm bảo phù hợp với quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng và quy hoạch tỉnh; đáp ứng yêu cầu kinh tế - kỹ thuật của tuyến.
Phương án hướng tuyến nghiên cứu cũng đã được hỗ trợ của tư vấn quốc tế để phân tích, đánh giá và thỏa thuận thống nhất với các địa phương, trong đó tỉnh Nam Định thống nhất phương án tuyến.
Về kết nối, gom và giải tỏa hành khách, theo tư vấn, ngoài phục vụ nhu cầu vận tải cho tỉnh Nam Định, tuyến đường sắt tốc độ cao còn phục vụ cho cả vùng gồm tỉnh Thái Bình, một phần phía Đông Nam khu vực Hải Dương, Hưng Yên với quy mô khoảng 4 triệu dân.
"Trường hợp hướng tuyến không đi qua tỉnh Nam Định sẽ không phát huy được hiệu quả kết nối, không phù hợp với các quy hoạch đã được duyệt", tư vấn khẳng định.
Nam Định đề nghị được giữ vị trí nhà ga
Trao đổi với báo chí về vấn đề này, ông Đinh Mai Hưng - Trưởng Phòng Quản lý chất lượng công trình giao thông Sở Giao thông Vận tải tỉnh Nam Định cho biết, tỉnh Nam Định tiếp thu ý kiến của Hội đồng thẩm định Nhà nước, nghiên cứu ý kiến của tư vấn thẩm tra, trong bước tiếp theo sẽ phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải, đơn vị tư vấn thiết kế rà soát. Qua đó, có phương án điều chỉnh vị trí nhà ga cũng như hướng tuyến qua địa phận tỉnh để giảm chiều dài đường cong trên tuyến. Đồng thời, đảm bảo hướng tuyến theo hướng thẳng nhất có thể, đảm bảo an toàn chạy tàu, phù hợp về yếu tố kỹ thuật...
"TP. Nam Định là trung tâm phía nam vùng Duyên hải Bắc Bộ, có quy mô dân số quy hoạch đến năm 2040 là 600.000 dân. Là đầu mối giao thông có nhu cầu vận tải lớn, vùng hấp dẫn các địa phương lân cận trong khu vực Đồng bằng sông Hồng như Thái Bình, Hưng Yên... lên đến khoảng 4 triệu người. Theo dự báo đến năm 2050, nhu cầu đi và đến ga Nam Định khoảng 3 triệu khách/năm.
Bên cạnh đó, trước thông tin nhà ga Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam dự kiến đặt tại xã Mỹ Hưng (huyện Mỹ Lộc) cũ nay là phường Hưng Lộc (TP Nam Định), người dân nơi đây rất mong chờ" - Ông Hưng cho biết.
Liên quan đến phương án hướng tuyến và vị trí nhà ga Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận tỉnh Nam Định, trước đó, ngày 14/10, UBND tỉnh Nam Định đã có văn bản gửi Bộ KH&ĐT (cơ quan thường trực Hội đồng Thẩm định Nhà nước) để nêu ý kiến về vị trí ga Nam Định trong hướng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Theo UBND tỉnh Nam Định, quy hoạch vùng Đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 đã xác định phương hướng phát triển các đô thị trung tâm vùng. TP Nam Định có vai trò là trung tâm tiểu vùng phía Nam của vùng Đồng bằng sông Hồng, gắn với hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình, đầu mối liên kết vùng về đường sắt Bắc - Nam, đường sắt kết nối Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.
"Nếu điều chỉnh hướng tuyến và vị trí nhà ga sẽ không chỉ phá vỡ hệ thống quy hoạch của tỉnh Nam Định mà còn ảnh hưởng đến chiến lược phát triển kinh tế, xã hội, đời sống nhân dân của địa phương và khu vực các tỉnh lân cận như Thái Bình, Hưng Yên, Hà Nam, Ninh Bình...
Từ tình hình thực tế của địa phương cũng như khu vực, tỉnh Nam Định đề nghị giữ nguyên phương án hướng tuyến và vị trí nhà ga Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam đoạn qua địa phận tỉnh Nam Định như đã được cập nhật vào hồ sơ báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án", UBND tỉnh Nam Định nêu vấn đề.
Cùng chủ đề
Chính phủ 'chốt' thời gian khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Viettel, Hòa Phát, Thaco, Trung Chính… sẵn sàng tham gia đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
THACO tham gia nghiên cứu sản xuất toa tàu đường sắt tốc độ cao
Lập tổ công tác triển khai tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Trước 20/10 phải có Tờ trình gửi Quốc hội về đường sắt tốc độ cao

Áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông
17/07/2025, 15:12
Cách tra cứu điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 chính xác nhất
16/07/2025, 11:02
Dự báo điểm chuẩn đại học 2025: Các ngành A00, B00 giảm 2–3 điểm
16/07/2025, 10:57
Xác định 'vệt sáng lạ' trên bầu trời Đà Nẵng, Quảng Ngãi
15/07/2025, 14:42
TP.HCM lấy ý kiến đề xuất hạn chế xe xăng, dầu tại vùng ô nhiễm
14/07/2025, 09:59
Hưng Yên: Thu gom rác thải nhựa từ tàu cá, bảo vệ môi trường biển
11/07/2025, 15:06
Việt Nam - Thụy Sĩ hợp tác xây dựng kế hoạch hành động xanh
10/07/2025, 10:29Công bố nguyên nhân vụ cháy tại chung cư Độc Lập
Về vụ cháy tại chung cư Độc Lập (phường Phú Thọ Hòa), qua điều tra, nguyên nhân ban đầu xác định do chập đường dây điện người dân tự đấu nối cung cấp điện cho các thiết bị tiêu thụ điện tại tầng trệt của chung cư gây cháy.
Miền Bắc nắng đỉnh điểm, mưa lớn sẽ đến trong đêm
Ngày 9/7, Bắc Bộ trải qua thời điểm nắng nóng gay gắt nhất với nhiệt độ lên tới 37 độ C; từ đêm nay, mưa lớn bắt đầu xuất hiện và có khả năng lan rộng toàn vùng. Trung Bộ tiếp tục nắng nóng diện rộng.
Cần Thơ treo thưởng 50 triệu đồng cho sáng kiến chống ngập
Chủ tịch TP Cần Thơ, ông Trần Văn Lâu treo thưởng 50 triệu đồng, tặng bằng khen và xem xét quy hoạch vị trí công tác phù hợp cho sáng kiến chống ngập.
Thông xe cầu Đồng Việt kết nối Hải Phòng - Bắc Ninh
Cầu Đồng Việt hoàn thành sẽ giúp người dân đi lại thuận lợi, bảo đảm an toàn, đồng thời sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương cũng như tạo thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa giữa hai tỉnh Bắc Ninh và TP Hải Phòng.
Phó Thủ tướng yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại chung cư Độc Lập
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy tại căn hộ 019, căn hộ 020 chung cư Độc Lập (TP Hồ Chí Minh).
Vùng áp thấp tiến gần Biển Đông, nguy cơ mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới
Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay, dải hội tụ nhiệt đới có trục đi qua khu vực phía bắc của Biển Đông, nối với một vùng áp thấp lúc 1 giờ có vị trí ở khoảng 19,5-20,5 độ vĩ bắc; 119,6-120,6 độ kinh đông.
Lần đầu ứng dụng AI trong dự báo ngập lụt do biến đổi khí hậu
Kịch bản biến đổi khí hậu 2025 của Việt Nam tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) để đánh giá nguy cơ ngập lụt, nhấn mạnh hiện tượng cực đoan đô thị và nước biển dâng.
Sẵn sàng khởi công tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng trong năm 2025
Dự án không chỉ là công trình mang ý nghĩa giao thông, mà còn là đòn bẩy chiến lược để thúc đẩy kinh tế, đảm bảo quốc phòng và hội nhập quốc tế.
Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh khẩn trương lên phương án hộ đê
Trước ảnh hưởng của mưa lớn, lũ trên sông Thương, sông Cầu đang lên, Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh lên phương án hộ đê.