Việt Nam rất quyết liệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xanh
Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Việt Nam đã linh hoạt, sáng tạo nhưng cũng rất quyết liệt trong triển khai các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.
Quyết tâm thúc đẩy tương lai xanh
Ngày 21/10, tại Phiên khai mạc Diễn đàn Kinh tế xanh năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã đánh giá cao chủ đề lần này – "Kiến tạo Tương lai xanh" và nhận định Diễn đàn đã trở thành sự kiện thường niên quy mô, uy tín hàng đầu Việt Nam, một hình mẫu về hợp tác công tư trong tăng trưởng xanh.
Với nỗ lực của thế giới cũng như của khu vực, chuyển đổi xanh vẫn tiếp tục được duy trì, thúc đẩy, tiếp thêm động lực mới nhờ các cam kết toàn cầu. Phó Thủ tướng cho rằng đây thực sự là tín hiệu tích cực cho thấy quyết tâm thúc đẩy tương lai xanh của cộng đồng quốc tế vẫn không hề lay chuyển dù đang phải đối mặt với hàng loạt thách thức từ kinh tế đến địa chính trị, từ thiên tai đến khủng hoảng do con người gây ra, tác động nghiêm trọng đến hòa bình, ổn định trên thế giới.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho biết Việt Nam đã linh hoạt, sáng tạo nhưng cũng rất quyết liệt trong triển khai các biện pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xanh.
Chính phủ đã triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp, đạt kết quả tích cực trên nhiều mặt. Cụ thể là đã ban hành các chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu, giảm phát thải, chuyển đổi năng lượng, thực hiện cam kết trung hòa carbon, điển hình như Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII, Chiến lược phát triển năng lượng hydrogen của Việt Nam đến 2030; Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, Bộ chỉ tiêu thống kê tăng trưởng xanh…
Cùng với đó, hoàn thiện các chính sách về quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, nổi bật là Luật Đất đai, Luật Tài nguyên nước và Luật Điện lực đang được sửa đổi.
Việt Nam cũng đã công bố Kế hoạch huy động nguồn lực thực hiện Tuyên bố Chính trị thiết lập đối tác chuyển đổi năng lượng công bằng (JETP) và xác định các dự án quan trọng trong khuôn khổ sáng kiến Cộng đồng không phát thải châu Á (AZEC). Với mong muốn chung tay với quốc tế thúc đẩy tiến trình xanh hóa toàn cầu, dù là nước đang phát triển, còn hạn chế về nguồn lực và chủ yếu đang tiếp nhận đầu tư, viện trợ xanh, Việt Nam sẽ đăng cai Hội nghị thượng đỉnh Đối tác tăng trưởng xanh và các mục tiêu toàn cầu (P4G) vào năm 2025.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cho hay, việc tổ chức một diễn đàn tiên phong về đối tác công - tư cho tăng trưởng xanh sẽ góp phần thúc đẩy hợp tác và thu hút tài chính xanh cho các nước đang phát triển nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu và hiện thực hóa các Mục tiêu Phát triển Bền vững 2030.
Việt Nam – EU hợp tác phát triển xanh và bền vững
Gần 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác Việt Nam – EU đã phát triển toàn diện. Nỗ lực đi tiên phong của EU trong xây dựng nền kinh tế châu Âu và toàn cầu xanh thể hiện qua những sáng kiến quan trọng như Thỏa thuận xanh, Cửa ngõ toàn cầu, Chiến lược kinh tế biển, kinh tế số... và các cơ chế, tiêu chuẩn về phát thải. Phó Thủ tướng cho rằng, đây là động lực và là kinh nghiệm quý để Việt Nam theo đuổi mục tiêu một nền kinh tế xanh, bền vững và trung hòa carbon vào năm 2050. Phát triển xanh và bền vững tiếp tục là quan tâm chung và cam kết của Việt Nam - EU.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn cũng nêu một số nội dụng trọng tâm cần triển khai trong thời gian tới. Theo đó, thứ nhất, tiếp tục thúc đẩy quan hệ song phương đi vào chiều sâu, lấy phát triển kinh tế, đặc biệt lấy kinh tế xanh làm một trong những lĩnh vực đột phá về hợp tác. Cụ thể, thúc đẩy thương mại bền vững và phát triển chuỗi cung ứng xanh thông qua triển khai hiệu quả hơn nữa Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA); sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam-EU (EVIPA) để đưa hợp tác song phương phát triển tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên.
Thứ hai là nghiên cứu và triển khai một số dự án hợp tác hải đăng để thúc đẩy mô hình hợp tác công - tư, hợp tác nhiều bên về chuyển đổi xanh trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi bên. Việt Nam mong tiếp tục nhận được sự hỗ trợ quý báu của EU về tài chính, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực. Đề nghị các thành viên EU chia sẻ kinh nghiệm về phát triển thị trường chứng chỉ carbon có kết nối với thị trường quốc tế và triển khai các dự án về hydrogen xanh.
Thứ ba, tăng cường hợp tác trong nghiên cứu phát triển, các doanh nghiệp châu Âu có thể xem xét tăng cường đầu tư, thiết lập các trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam trong các lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, hydrogen xanh, hạ tầng xanh, chuyển đổi số, nông nghiệp thông minh, công nghiệp phát thải thấp…
Thứ tư, đề nghị EU tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực cấp thiết đối với Việt Nam hiện nay như tăng cường năng lực quản trị công, kinh tế xanh, số và tuần hoàn.
Thứ năm, hai bên tăng cường trao đổi, ủng hộ lẫn nhau tại các cơ chế đa phương về tăng trưởng xanh, chuyển đổi năng lượng và các lĩnh vực chiến lược khác.
Sẽ chặn Temu, 1688, Shein nếu không tuân thủ pháp luật Việt Nam
31/10/2024, 22:49An Phú Gia (APGCONS) thắng lớn tại dự án Chung cư sông Cà Ty, Bình Thuận
31/10/2024, 10:28Hấp lực khó cưỡng từ 2 tòa phức hợp đa tiện ích The Sola Park
30/10/2024, 14:50Vàng nhẫn lập đỉnh mới, vượt qua vàng miếng tới 300.000 đồng/lượng
30/10/2024, 14:04Đón mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mở lại loạt đường bay đến Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc, Cần Thơ
Đón mùa lễ hội cuối năm, Vietjet mở lại loạt đường bay đến Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc, Cần Thơ phục vụ người dân và du khách, kèm theo đó là nhiều chương trình khuyến mại giá vé mở bán từ 12h - 14h mỗi ngày.
Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch
Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE.
'Quy hoạch treo' - Góc nhìn từ dự án Khu du lịch biển Tiên Trang – Thanh Hóa
Dự án Đô thị du lịch sinh thái biển Tiên Trang được nhiều người kỳ vọng sẽ làm đổi thay bộ mặt vùng biển Quảng Xương (Thanh Hóa). Tuy nhiên, sau 16 năm, việc giải phóng mặt bằng vẫn chưa xong khiến dự án “ì ạch” chưa biết khi nào hoàn thành. Đây là một ví dụ sinh động cho thuật ngữ “Quy hoạch treo” mà các chuyên gia, hội viên Tổng hội Xây dựng bàn tới khi đóng góp ý kiến cho Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Đất đai… Tổng hội Xây dựng Việt Nam là cơ quan từng giám định, phản biện với các dự án luật này tại Quốc hội.
Vietjet khai trương đường bay Daegu – Nha Trang, nối gần hơn hai thiên đường du lịch Việt – Hàn
Đáp ứng nhu cầu di chuyển của người dân và du khách, Vietjet tưng bừng khai trương đường bay kết nối thành phố Daegu (Hàn Quốc) và Nha Trang – thành phố biển xinh đẹp của Việt Nam.
Bộ Công Thương yêu cầu Temu tuân thủ pháp luật của Việt Nam
Bộ trưởng Công Thương yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số chủ động liên hệ với đội ngũ pháp lý của Temu để yêu cầu tuân thủ pháp luật hiện hành của Việt Nam.
Doanh nghiệp khai thác than, đường sắt, đóng tàu giảm lãi vì bão Yagi
Bão Yagi đã gây ảnh hưởng tiêu cực đối với nhóm doanh nghiệp khai thác than, đường sắt và đóng tàu.
Giá vàng hôm nay (25/10): Tăng trở lại
Giá vàng thế giới hôm nay (25/10) tăng khi đồng bạc xanh của Mỹ yếu hơn và lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm. Bên cạnh đó, căng thẳng địa chính trị tại nhiều quốc gia đang tiếp tục leo thang khiến vị thế của vàng được củng cố như một tài sản trú ẩn an toàn.
Đề xuất khu nuôi trồng thủy sản 260ha ngoài vùng lõi vịnh Hạ Long (Quảng Ninh)
Vị trí nghiên cứu lập phương án nuôi trồng thủy sản tập trung trên địa bàn TP.Hạ Long (Quảng Ninh) có quy mô 260ha nằm tại Khu vực bảo vệ II (vùng đệm) của Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Học sinh thích thú khám phá trang trại, nhà máy ‘xanh’ sản xuất ra họp sữa Vinamilk
Ứng dụng công nghệ để giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ môi trường là những thông tin lý thú mà các em học sinh cấp 1, 2 từ nhiều tỉnh thành được tìm hiểu khi trực tiếp đến tham quan trang trại sinh thái Green Farm và siêu nhà máy sữa Vinamilk.