Báo động về đạo đức học đường
Lại thêm một câu chuyện buồn, gây bức xúc trong dư luận về sự xuống cấp đạo đức học đường. Thật không thể tưởng tượng nổi chuyện này lại xảy ra trong lớp học, giờ âm nhạc, một môn học hướng con người tới chân-thiện-mĩ, làm giàu, làm đẹp trí tuệ, tâm hồn con người.
Suốt mấy ngày nay đến đâu cũng thấy bàn chuyện một cô giáo dạy THCS ở xã Văn Phú, huyện Sơn Dương, Tuyên Quang bị học trò hành hung, những cái dép liên tục bị quăng, bị ném vào người cô giáo, cùng ồn ã tiếng la ó chửi bới. Các học trò lớp 6 và lớp 7 đã có những hành động bất nhẫn như ném cát, ném dép, đạp vào bụng, xô ngã, khóa cửa, nhốt cô giáo trong lớp học. Cô bị trò hành hạ đến mức ngã ngất trong lớp. Sự việc chỉ dừng lại khi có bảo vệ nhà trường đến can ngăn.
Đấy là chuyện nóng nhất ở Tuyên Quang. Còn một, hai năm trước từng xảy ra bạo lực học đường ở nhiều nơi. Nào là trò đánh nhau với trò đến mức phải đưa cấp cứu. Nào là trò, rồi phụ huynh đánh thầy, cô giáo. Điển hình là vụ thầy giáo ở Trường THPT Trần Quang Diệu, thuộc huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, bị trò dùng cây sắt quật vào đầu, ngực và lưng; vụ phụ huynh bắt cô giáo phải quỳ gối ở tỉnh Long An; vụ cô giáo thực tập tại Trường Mầm non Việt Lào, ở TP Vinh - Nghệ An, cũng bị phụ huynh xông vào túm tóc, đá vào bụng… Thế rồi các vụ việc cũng được kiểm điểm, rút kinh nghiệm, xử phạt, và rồi... chìm vào lãng quên. Sự việc đáng buồn có thể dần bị quên, nhưng nỗi đau, nỗi băn khoăn, lo lắng thì còn nguyên. Thầy cô “sợ” học trò hư. Bạn học “sợ” nhau, có em không dám đến lớp vì sợ bị làm nhục, bị đánh, đến mức có em phải vào viện điều trị vì trầm cảm.
Đạo đức học đường xuống cấp nghiêm trọng ở nhiều nơi, bất kể ở đâu, từ các thành phố lớn đến đồng bằng, miền núi. Sợi dây kinh nghiệm “rút” hoài không xong. Các nhà quản lý giáo dục đau đầu, các bậc phụ huynh lo lắng, truyền thống “tôn sư trọng đạo” đã phai nhạt đến mức xuống đáy rồi sao? Mới đây báo Lao động có một bình luận đau xót, rằng, “những cái dép kia không chỉ bị ném vào cô giáo mà nó đang nhằm vào chúng ta”. Nói “chúng ta” là nói đến cái chung. Đó là trách nhiệm xã hội của nhà trường, gia đình. Đó là việc đổi mới công tác giáo dục, quản lý. Đó là việc thay đổi chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, chương trình đào tạo giáo viên cho phù hợp tình hình mới...
Vấn đề đầu tiên cần quan tâm là, khi chúng ta coi việc dạy học là công việc cao quý “trồng người” thì cần có sự quan tâm đặc biệt, cần có cơ chế đặc thù. Tính đặc thù được vận dụng vào các mặt công tác, từ tuyển chọn đầu vào, làm sao lựa chọn được những người tâm huyết, yêu nghề bao nhiêu, yêu người bấy nhiêu. Bao giờ khi xem xét sự việc cũng phải chú ý cả hai phía thầy-trò. Nếu thầy thật sự yêu trò, thật sự mẫu mực, có kinh nghiệm, bình tĩnh, linh hoạt khi xử lý các tình huống bất thường thì sẽ ngăn chặn được tình trạng học trò phản ứng thái quá, xúc phạm thầy cô, làm loạn lớp học.
Một điểm nữa là giữ mối liên hệ bền chặt giữa nhà trường và gia đình, cùng các cơ quan chức năng, như chính quyền địa phương, ngành văn hóa, an ninh. Đặc biệt là, các bậc làm cha mẹ phải là người thầy đầu tiên, quan tâm dạy dỗ con em mình về đạo đức, lối sống, kính thầy, yêu bạn. Nếu trong gia đình bố mẹ thường xuyên cãi vã, thậm chí bạo hành, làm ăn bất chính, vi phạm pháp luật, khoán trắng con cái cho nhà trường thì vô hình trung đã gieo “mầm loạn” cho các em khi ra khỏi nhà. Kinh nghiệm ở nhiều nơi, khi nhà trường, và gia đình có sự phối hợp chặt chẽ thì tạo nên môi trường giáo dục trong lành, hầu như không xảy ra những hành động phản cảm, phi giáo dục.
Qua các vụ hành hung giáo viên, bạn cùng lớp ở học đường, chúng tôi thấy rằng, các nhà trường cần có những quy chế, quy định chặt chẽ, phù hợp, bảo vệ thầy cô giáo. Bởi có nhiều vụ việc thầy cô giáo bị phụ huynh, rồi trò hư hành hung ngay trong khuôn viên nhà trường, nhưng không ai can ngăn, chỉ thấy những chiếc điện thoại giơ lên để quay video clip. Đến khi xảy ra hậu quả đáng tiếc thì đủ các ban ngành, đoàn thể, hội phụ huynh vào cuộc, khi ấy “được vạ thì má đã sưng”. Vì thế, cần xử lý thật nghiêm minh những trường hợp vi phạm nội quy học đường, vi phạm pháp luật, không có thứ dân chủ vô hạn độ, dân chủ cả làng (!). Thời nay có một thứ nhá nhem, dễ bị nhân danh, dễ bị lợi dụng đó là dân chủ.
Thầy cô giáo nào cũng hiểu rằng, nhà trường là nơi dạy dỗ các em học sinh cả về kiến thức và nhân cách. Nhưng các em sẽ không thể phát triển toàn diện trong một môi trường “ô nhiễm” văn hóa. Một lần nữa, hồi chuông cảnh báo về giáo dục đạo đức, nhân cách lại vang lên, như cha ông ta từng căn dặn: bé không vin lớn gãy cành. Vẫn phải nhắc lại một điều, gia đình là cái nôi thiêng liêng nuôi dưỡng suốt đời người. Gia đình phải là nơi chăm lo dạy dỗ con cái đầu tiên. Ngay trong lớp học ở Văn Phú, Sơn Dương vừa rồi, trong khi hàng chục đứa trẻ bị kích động, ném dép, ném cát vào cô giáo thì vẫn có những em tìm mọi cách can ngăn, tìm cách báo cáo ban giám hiệu và cô chủ nhiệm. Hãy tin vào cái tốt. Hãy tin vào các em!
Cùng chủ đề
Bản tin Không sợ nóng ngày 18/4: 'Quách đại ca' kể chuyện bị bắt nạt với Deus Tiến Đạt
Vừa công khai là người song tính, cựu thí sinh 'Idol School' liền bị lộ quá khứ bạo lực học đường
Hơn 7.000 học sinh, sinh viên bị kỷ luật vì đánh nhau trong 8 năm
Ngã rẽ cuộc đời sau bạo lực học đường: Vết thương tâm lý
Status hay ngày 8/4: Phải dân chủ hóa bộ máy hành chính giáo dục ngay và luôn!
Cảnh báo nguy cơ mưa và bão lũ dồn dập, khốc liệt trong cuối năm nay
18/09/2024, 11:28Dự báo về gió mạnh, sóng lớn và mưa giông trên biển Đông
17/09/2024, 10:09Những kịch bản về đường đi của cơn bão mới
17/09/2024, 09:58Tổng hội XDVN về với đồng bào bị lũ lụt ở Phú Thọ
17/09/2024, 07:10Biển Đông chuẩn bị đón áp thấp, khả năng mạnh lên thành bão
16/09/2024, 14:59Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại Quảng Ngãi
16/09/2024, 10:28Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả bão, đảm bảo vệ sinh môi trường
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành công văn số 3033/UBND-TNMT về việc xử lý, khắc phục và đảm bảo công tác thu gom vận chuyển vận hành các Khu xử lý chất thải tập trung của thành phố sau cơn bão số 3.
Hà Nội: Đấu giá sinh vật cảnh ủng hộ đồng bào bị bão lũ
Tại lễ khai mạc Festival Sinh vật cảnh Hà Nội lần thứ I năm 2024 vào ngày 14/9 tới, Ban Tổ chức sẽ tiến hành đấu giá sinh vật cảnh để gây quỹ ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng lụt bão.
Nghệ An: Mưa lớn gây sạt lở, chia cắt nhiều tuyến đường miền núi
Ngày 11/9, do mưa lớn nhiều ngày nên hiện có nhiều tuyến đường tại các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong (Nghệ An) đang bị chia cắt do sạt lở núi.
Bão số 3 và mưa lũ đã khiến 325 người chết, mất tích
Tính đến 7h ngày 12/9/2024, đã có tới 325 người chết, mất tích (197 người chết, 128 người mất tích) do bão số 3 và mưa lũ.
Trung Quốc xả lũ 250 m3/s, lưu lượng nhỏ không gây ảnh hưởng nhiều tới lũ hạ du Việt Nam
Từ 14h chiều 11/9, phía Trung Quốc xả lũ thủy điện phía thượng nguồn sông Lô với lưu lượng 250 m3/s, không gây tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam.
Hưng Yên và Hải Dương phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3
Ngày 11/9, tỉnh Hưng Yên và Hải Dương liên tiếp phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3 trên nhiều hệ thống sông chảy qua địa bàn.
Phú Thọ: Tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu và ứng phó với mưa lũ trên địa bàn
Ngày 9/9/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ có Văn bản số 3701/UBND-CNXD về việc tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố sập, trôi nhịp cầu Phong Châu và ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
Lũ sông Cầu - Thái Nguyên đạt đỉnh lũ lịch sử
Mực nước lũ trên sông Cầu tại trạm thủy văn Gia Bẩy lũ đã đạt mức 2881 cm, cao hơn 181 cm so với báo động cấp 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão số 3
Tạp chí Kinh tế Môi trường trân trọng giới thiệu nội dung Thư thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).