Nắng nóng gay gắt vượt chuẩn, nguy cơ lập kỷ lục mới
Mùa hè 2025 được dự báo tiếp tục chuỗi nắng nóng kỷ lục toàn cầu, với nhiều ngày nhiệt độ vượt 42°C, đặt ra thách thức lớn về sức khỏe và kinh tế – xã hội.
Nguyên nhân nào khiến nắng nóng diễn ra khốc liệt?
Mùa hè 2025 mới chỉ bắt đầu, nhưng nền nhiệt tại nhiều khu vực miền Bắc và miền Trung đã tiệm cận các trị số cực đoan từng ghi nhận trong lịch sử. Tại trạm Phù Liễn (Hải Phòng), nhiệt độ vừa qua lên tới 39,5 độ C – gần bằng mức cao nhất từng ghi nhận vào tháng 6/2017. Khu vực Láng (Hà Nội) ghi nhận mức 40,6 độ C – cao thứ ba trong lịch sử tại đây, còn Bắc Mê (Hà Giang) cũng cán mốc 40,1 độ C, chỉ kém kỷ lục năm 2023 hơn 1 độ.

Ảnh minh họa.
Theo ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết thuộc Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, nguyên nhân chính khiến nắng nóng diễn ra khốc liệt là sự mở rộng của áp thấp nóng phía tây lan dần ra Bắc Bộ và Trung Bộ. Không khí khô và nóng có nguồn gốc từ tây nam châu Á kết hợp hiệu ứng phơn khiến khối khí này bị nén lại khi vượt dãy Trường Sơn và Hoàng Liên Sơn, làm gia tăng nhiệt độ mặt đất.
Đáng chú ý, cao điểm nắng nóng đầu tháng 6 năm nay lại không xuất hiện tại miền Trung – nơi vốn thường xuyên hứng chịu các đợt nóng khắc nghiệt, mà lại xảy ra tại đồng bằng Bắc Bộ – một điều được nhận định là khá bất thường.
Dù vậy, cơ quan khí tượng nhận định, trên tổng thể, tần suất và cường độ nắng nóng trong mùa hè năm nay sẽ tương đương trung bình nhiều năm. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu liên tục phá vỡ các mốc lịch sử, nguy cơ xuất hiện những đợt nóng cục bộ cực đoan vẫn rất đáng lưu ý.
Dữ liệu cập nhật từ Tổ chức Khí tượng thế giới (WMO) cho thấy, giai đoạn 2025–2029 có đến 70% khả năng sẽ ghi nhận ít nhất một năm vượt mốc 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp – mức nhiệt được coi là ngưỡng cảnh báo đỏ đối với trái đất. Dự báo, mùa hè năm nay tiếp tục nằm trong chuỗi các năm nóng nhất từng được ghi nhận toàn cầu.
Biến đổi khí hậu không còn là giả định
Từ châu Á đến châu Âu và Bắc Mỹ, các hiện tượng khí hậu cực đoan đang diễn ra với quy mô rộng chưa từng có. Tại Trung Quốc, nhiều địa phương phía Bắc ghi nhận nhiệt độ mặt đường lên đến 70 độ C – mức có thể gây bỏng nặng chỉ trong vài giây tiếp xúc. Tại Mỹ, bang California hứng chịu nền nhiệt vượt ngưỡng 37 độ C, còn Tây Ban Nha buộc phải phát cảnh báo đỏ vì nguy cơ sốc nhiệt đối với người dân và du khách.
Các chuyên gia khí hậu nhận định, những diễn biến cực đoan không còn là hiện tượng riêng lẻ hay tạm thời mà đã trở thành biểu hiện rõ nét của tình trạng ấm lên toàn cầu. Nguyên nhân chủ yếu là do phát thải khí nhà kính kéo dài và không được kiểm soát.
Tại Việt Nam, dù không nằm trong tâm điểm của các luồng khí quyển toàn cầu, song các biểu hiện thời tiết cực đoan như nắng nóng gay gắt, mưa lớn cục bộ, hạn hán kéo dài… ngày càng xuất hiện với mật độ dày hơn. Ông Nguyễn Văn Hưởng cũng lưu ý rằng, dù nắng nóng trong năm nay có thể không quá bất thường về tần suất, nhưng từng đợt có thể khốc liệt và kéo dài, với nền nhiệt từ 40 đến 42 độ C – thậm chí có khả năng vượt ngưỡng lịch sử từng ghi nhận.
Tình trạng này đặt ra hàng loạt thách thức với sức khỏe cộng đồng, sản xuất nông nghiệp, an ninh năng lượng và cả sự ổn định xã hội. Tại nhiều quốc gia, nhu cầu sử dụng điện cho điều hòa tăng vọt đã gây quá tải hệ thống phân phối. Trong khi đó, nền nhiệt cao kéo dài khiến mùa màng khô hạn, gia tăng nguy cơ cháy rừng và gián đoạn chuỗi cung ứng thực phẩm.
Cũng theo WMO, khu vực Bắc Cực đang ấm lên nhanh gấp 3,5 lần so với mức trung bình toàn cầu, kéo theo băng tan nhanh và mực nước biển dâng, từ đó làm xáo trộn toàn bộ hệ thống khí hậu và luồng khí quyển toàn cầu – vốn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết thời tiết ở các châu lục.
Mùa hè năm nay có thể không phá vỡ kỷ lục nắng nóng tuyệt đối, nhưng đã đủ để cảnh báo về xu thế thời tiết ngày càng cực đoan do biến đổi khí hậu. Các cơ quan chuyên môn khuyến nghị người dân và chính quyền địa phương cần theo dõi chặt chẽ các bản tin dự báo khí tượng, đồng thời có biện pháp phòng ngừa, bảo vệ sức khỏe và giảm thiểu rủi ro khi nắng nóng đạt đỉnh.
Các chuyên gia nhận định, đây không còn là vấn đề của tương lai mà là thách thức đang hiện diện. Sự phối hợp giữa chính sách thích ứng, hành vi tiêu dùng năng lượng, phát triển đô thị thông minh và giảm phát thải khí nhà kính là điều cấp thiết để giảm thiểu tác động.
Dù ENSO được dự báo duy trì trạng thái trung tính đến hết tháng 11 và số lượng bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông ở mức xấp xỉ trung bình nhiều năm, nhưng những gì đang xảy ra cho thấy: thời tiết cực đoan không còn là ngoại lệ, mà đang dần trở thành "bình thường mới".

Công bố nguyên nhân vụ cháy tại chung cư Độc Lập
09/07/2025, 10:57
Miền Bắc nắng đỉnh điểm, mưa lớn sẽ đến trong đêm
09/07/2025, 10:53
Cần Thơ treo thưởng 50 triệu đồng cho sáng kiến chống ngập
07/07/2025, 10:54
Lần đầu ứng dụng AI trong dự báo ngập lụt do biến đổi khí hậu
04/07/2025, 14:16
Hà Nội, Thái Nguyên, Bắc Ninh khẩn trương lên phương án hộ đê
02/07/2025, 10:30
Danh sách 34 bí thư tỉnh, thành phố sau sắp xếp đơn vị hành chính
01/07/2025, 11:08Vietravel Airlines đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc sở hữu của hãng
Ngày 28/6, tại Sân bay Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Vietravel Airlines chính thức đón máy bay Airbus A321 đầu tiên thuộc quyền sở hữu của hãng – đánh dấu một bước tiến chiến lược trên hành trình phát triển đội bay riêng, khẳng định năng lực và tầm vóc mới của hãng hàng không đầy khát vọng này.
Áp thấp nhiệt đới gây thời tiết nguy hiểm trên Biển Đông
Gió mạnh, sóng lớn và mưa dông xảy ra diện rộng ở nhiều vùng biển do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, khiến hoạt động hàng hải gặp nhiều rủi ro.
Herbalife Việt Nam đạt giải thưởng “Top Công Nghiệp 4.0” lần thứ 3 liên tiếp với Ứng dụng Herbalife VNHUB
Herbalife Việt Nam, một trong những công ty hàng đầu về sức khỏe và thể chất, được trao giải “Top Công Nghiệp 4.0 Việt Nam 2025” tại hạng mục “Top Doanh nghiệp có sản phẩm số thông minh và giải pháp công nghệ Công nghiệp 4.0” với Ứng dụng Herbalife VNHUB.
Triển khai giải phóng mặt bằng dự án đường sắt cao tốc trong tháng 8
Chỉ đạo của Bộ Chính trị, Đảng ủy Chính phủ và Thường trực Chính phủ là trong tháng 8/2025 phải triển khai được công tác giải phóng mặt bằng, trong đó có cả vấn đề tái định cư.
Kinh tế tư nhân tạo đà cho nông nghiệp bứt tốc
Kinh tế tư nhân đang trở thành lực đẩy quan trọng giúp nông nghiệp Việt Nam thích ứng biến đổi khí hậu, phát triển xanh và vươn ra thị trường toàn cầu.
Quốc hội thông qua Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính
Sáng 12/6, với đa số đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính.
Báo chí Hà Tĩnh cần giữ vai trò dẫn dắt trong kỷ nguyên chuyển đổi số
Sáng 9/6, tại TP Hà Tĩnh, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2025).
Bão số 1 đổi hướng, có thể mạnh cấp 10, giật cấp 13
Bão số 1 đang đổi hướng phức tạp, gió giật cấp 13, gây nguy hiểm tại Biển Đông. Khả năng có thêm 5 cơn bão/áp thấp từ nay đến tháng 8/2025.
Gặp mặt Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam
Nhân Kỷ niệm 100 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã gặp mặt, tri ân đội ngũ những người làm báo và các cơ quan báo chí trong hệ thống của Tổng hội.