Bảo vệ môi trường Việt Nam hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững
Với chủ đề “Hài hoà phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững” như lời kêu gọi mạnh mẽ về sự đoàn kết nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự suy thoái đa dạng sinh học, cho một tương lai bền vững hơn.
Hạn chế trong công tác quản lý môi trường
Ngày 4/8, Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ V do Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội. Đây là sự kiện lớn của ngành Tài nguyên Môi trường được tổ chức 5 năm/lần để nhìn nhận những bài học kinh nghiệm và thúc đẩy thực hiện các mục tiêu, giải pháp bảo vệ môi trường trong bối cảnh biến đổi khí hậu.
Nhìn nhận lại giai đoạn 5 năm qua, vấn đề môi trường vẫn còn tồn tại nhiều nguy cơ và thách thức. Đó là tốc độ ô nhiễm, suy thoái môi trường, suy giảm tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học mặc dù đã được kiểm soát song vẫn diễn biến phức tạp, một số nơi, khu vực vẫn ở mức đáng báo động; đặc biệt nổi lên là ô nhiễm tại một số lưu vực sông, làng nghề, ô nhiễm không khí tại một số thành phố lớn. Nguy cơ này nếu không có giải pháp để kiểm soát, xử lý kịp thời sẽ tác động lớn đến mục tiêu phát triển bền vững.
Hạ tầng cho công tác bảo vệ môi trường mặc dù đã được đầu tư, song vẫn còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Mới có 22% CCN có hệ thống xử lý nước thải tập trung, các cơ sở trong CCN phải đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải riêng dẫn đến khó khăn trong công tác kiểm soát, quản lý. Số lượng các trạm quan trắc không khí tự động liên tục còn chưa tương xứng, chưa đáp ứng với tốc độ phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu quản lý trên thực tế, dẫn đến thiếu thông tin cho việc dự báo, cảnh báo…
Khối lượng CTR, CTNH phát sinh ngày càng lớn, cơ cấu thành phần phức tạp, trong khi đó, công tác quản lý còn nhiều hạn chế. Tỷ lệ thu gom, xử lý CTR sinh hoạt tại khu vực nông thôn mới đạt 66%; hơn 80% các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Nhiều loại chất thải công nghiệp, hóa chất nguy hại, bao bì thuốc bảo vệ thực vật tồn lưu, chưa được xử lý triệt để hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu. Việc phân loại CTR sinh hoạt tại nguồn chưa được thực hiện trong giai đoạn vừa qua và hiện nay mới đang bắt đầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết để thực hiện theo tinh thần của Luật Bảo vệ môi trường 2020.
Không những thế, công tác bảo vệ môi trường còn đứng trước những thách thức lớn do tác động của đại dịch Covid-19 ảnh hưởng đến khả năng đầu tư và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Việc Việt Nam tham gia các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, các cam kết quốc tế về môi trường đòi hỏi Việt Nam phải có những hành động mạnh mẽ hơn để đảm bảo đạt được các yêu cầu, cam kết và nghĩa vụ đã ký kết, thỏa thuận; trong đó có cam kết theo các FTA thế hệ mới, Chương trình nghị sự 2030 với 17 mục tiêu phát triển bền vững, Thỏa thuận Paris về ứng phó với biến đổi khí hậu, cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” tại Hội nghị COP26; cam kết về Thiên nhiên tại Hội nghị thượng đỉnh về Đa dạng sinh học;...
Theo dự báo của Liên hợp quốc, đến năm 2030 nếu tiếp tục phát triển với mô hình kinh tế tuyến tính, nhu cầu sử dụng tài nguyên thiên nhiên sẽ tăng gấp 3 lần so với hiện nay, vượt ngoài khả năng cung ứng của Trái Đất; lượng chất thải sẽ vượt qua giới hạn sức chịu tải của môi trường. Do đó, công nghệ mới tiết kiệm năng lượng, vật liệu mới thân thiện với môi trường, việc áp dụng các công nghệ tốt nhất hiện có,… sẽ thúc đẩy nhanh việc chuyển dịch từ mô hình kinh tế tuyến tính phát thải lớn sang các mô hình kinh tế các bon thấp, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn.
Biến thách thức thành cơ hội
Với chủ đề “Hài hoà phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường hướng tới nền kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững” như một lời kêu gọi mạnh mẽ về sự tập hợp, đoàn kết nhằm bảo vệ môi trường, ngăn chặn sự suy thoái của đa dạng sinh học, vì cuộc sống hài hòa với thiên nhiên và cho một tương lai bền vững hơn.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ trưởng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, vấn đề môi trường luôn được đặt ở vị trí trung tâm trong các chương trình nghị sự; các chương trình, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển của đất nước với mục tiêu cao nhất là bảo vệ sức khỏe Nhân dân, bảo đảm chất lượng môi trường sống, bảo vệ đa dạng sinh học và hệ sinh thái.
Cùng với đó, tuyên bố mạnh mẽ về đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị COP26 thể hiện quyết tâm và cam kết chính trị của Việt Nam trong việc giải quyết những thách thức nghiêm trọng của toàn cầu về khí hậu, môi trường, suy giảm của các hệ sinh thái, hướng đến mục tiêu một hành tinh khỏe mạnh. Đồng thời tận dụng cơ hội đưa đất nước ta theo con đường “xanh”, hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045. Đây là xu thế phát triển phù hợp với “Chương trình nghị sự phát triển bền vững của Liên hợp quốc trong 15 năm tới”.
Trên cơ sở đó, để biến những tồn tại, thách thức nêu trên thành cơ hội trong giai đoạn từ nay đến năm 2025 và những năm tiếp theo, các giải pháp đã được thảo luận, lấy ý kiến của các đơn vị và các địa phương. Tập trung 06 nhóm nhiệm vụ, giải pháp đó là tổ chức triển khai có hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường 2020, quản lý chất lượng môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đặc biệt là quản lý chất thải rắn sinh hoạt, rác thải nhựa.
Với ý chí và quyết tâm của cả hệ thống chính trị, toàn dân cùng sự hỗ trợ của các đối tác phát triển, đối tác quốc tế, Việt Nam sẽ thành công trong chuyển mô hình tăng trưởng theo hướng kinh tế dựa vào khả năng cung ứng của tự nhiên, cung ứng tuần hoàn, cung ứng các-bon thấp.
Theo Thứ trưởng Bộ TN&MT Võ Tuấn Nhân, bảo vệ môi trường phải dựa trên nâng cao chất lượng thể chế và thực thi pháp luật hiệu lực, hiệu quả; tăng cường trách nhiệm giải trình, tính công khai, minh bạch và sự giám sát của cộng đồng; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đổi mới sáng tạo, ứng dụng các thành quả của cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chuyển đổi số; thúc đẩy phương thức quản lý tổng hợp, tiếp cận dựa trên hệ sinh thái, liên vùng, liên ngành, phát triển kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp.
Ngoài ra, đầu tư cho bảo vệ môi trường là đầu tư cho phát triển bền vững; tăng cường huy động nguồn lực trong xã hội kết hợp với tăng chi ngân sách; áp dụng hiệu quả nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả chi phí xử lý và bồi thường thiệt hại, người hưởng lợi từ các giá trị môi trường phải trả tiền; tiếp tục đẩy mạnh sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức, cộng đồng và người dân trong bảo vệ môi trường.
Bộ TN&MT nhấn mạnh thông điệp: bảo vệ môi trường cần được đặt ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; phát triển kinh tế phải hài hòa với thiên nhiên, tôn trọng quy luật tự nhiên, không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế, lấy bảo vệ sức khỏe của nhân dân làm mục tiêu hàng đầu.
Những kịch bản về đường đi của cơn bão mới
17/09/2024, 09:58Tổng hội XDVN về với đồng bào bị lũ lụt ở Phú Thọ
17/09/2024, 07:10Biển Đông chuẩn bị đón áp thấp, khả năng mạnh lên thành bão
16/09/2024, 14:59Cảnh báo nguy cơ lũ quét, sạt lở tại Quảng Ngãi
16/09/2024, 10:28Hà Nội khẩn trương khắc phục hậu quả bão, đảm bảo vệ sinh môi trường
14/09/2024, 17:36Hà Nội: Đấu giá sinh vật cảnh ủng hộ đồng bào bị bão lũ
13/09/2024, 17:10Nghệ An: Mưa lớn gây sạt lở, chia cắt nhiều tuyến đường miền núi
12/09/2024, 15:14Bão số 3 và mưa lũ đã khiến 325 người chết, mất tích
12/09/2024, 15:10Trung Quốc xả lũ 250 m3/s, lưu lượng nhỏ không gây ảnh hưởng nhiều tới lũ hạ du Việt Nam
Từ 14h chiều 11/9, phía Trung Quốc xả lũ thủy điện phía thượng nguồn sông Lô với lưu lượng 250 m3/s, không gây tác động nhiều tới hạ nguồn Việt Nam.
Hưng Yên và Hải Dương phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3
Ngày 11/9, tỉnh Hưng Yên và Hải Dương liên tiếp phát lệnh báo động lũ lụt mức độ 3 trên nhiều hệ thống sông chảy qua địa bàn.
Phú Thọ: Tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố sập cầu Phong Châu và ứng phó với mưa lũ trên địa bàn
Ngày 9/9/2024, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ có Văn bản số 3701/UBND-CNXD về việc tập trung chỉ đạo khắc phục sự cố sập, trôi nhịp cầu Phong Châu và ứng phó với mưa lũ, sạt lở đất trên địa bàn tỉnh.
Lũ sông Cầu - Thái Nguyên đạt đỉnh lũ lịch sử
Mực nước lũ trên sông Cầu tại trạm thủy văn Gia Bẩy lũ đã đạt mức 2881 cm, cao hơn 181 cm so với báo động cấp 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước gửi thư thăm hỏi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bão số 3
Tạp chí Kinh tế Môi trường trân trọng giới thiệu nội dung Thư thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi đồng bào, chiến sĩ bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi).
Thủ tướng: Khẩn trương cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 90/CĐ-TTg ngày 9/9/2024 về việc khẩn trương cung cấp lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm phục vụ đời sống của người dân bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.
Ảnh hưởng bão số 3, nhiều địa phương đối diện mưa lớn và gió giật mạnh
Bão số 3 (siêu bão Yagi) đang tiến nhanh về vịnh Bắc Bộ và đổ bộ đất liền nước ta, Quảng Ninh, Hải Phòng cùng một số tỉnh miền Bắc trời âm u trước khi đón mưa lớn.
Bão số 3 (Yagi) có thể là cơn bão mạnh nhất trong lịch sử ở Biển Đông
Với cường độ siêu bão, bão số 3 (Yagi) hiện đang có khả năng trở thành cơn bão mạnh nhất trong lịch sử Biển Đông và cũng có thể là bão mạnh nhất trên thế giới năm 2024.
Tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các cơ sở giáo dục tổ chức Lễ khai giảng năm học mới gọn nhẹ, an toàn; tuyệt đối không tổ chức khai giảng tại những nơi mưa lớn có nguy cơ sạt lở, ngập úng.