Cần thiết xây dựng hệ thống quan trắc động đất, giảm thiểu rủi ro thiên tai
Giải pháp thiết lập hệ thống quan trắc động đất trên địa bàn Thủ đô, là việc làm cần thiết để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Sớm cải tạo chung cư cũ
Theo báo cáo của Sở Xây dựng, trên địa bàn thành phố có đến 1.579 chung cư cũ, trong đó nhiều chung cư đã xuống cấp trầm trọng. Đáng chú ý, có 6 khu chung cư, dự án nhà chung cư có nhà nguy hiểm cấp D - phải phá dỡ để xây dựng lại như: Nhà C8 Khu tập thể Giảng Võ; G6A Khu tập thể Thành Công,...
Trong những năm gần đây, mặc dù chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng có thẩm quyền đã tổ chức nhiều hội nghị đánh giá, xin ý kiến chuyên gia và cộng đồng dân cư, thế nhưng đến nay các dự án cải tạo, xây mới vẫn còn ì ạch.
PGS.TS Cao Đình Triều, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật Địa Vật lý Việt Nam, Viện trưởng Viện Địa Vật lý ứng dụng cho biết, thành phố Hà Nội nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng - sông Chảy, nơi đã từng xảy ra các trận động đất có độ lớn từ 5,1-5,5 độ richter.
Bên cạnh đó, Hà Nội là vùng có nền đất không tốt nên động đất cấp 8 cũng có nguy cơ. Lý do bởi nếu động đất xảy ra ở vùng đứt gãy sông Hồng-sông Chảy (đới động đất này đi qua TP.Hà Nội) với số liệu tối đa ghi nhận được bằng trạm quan trắc ở cấp độ 6, thì khả năng tác động trong tự nhiên cũng có thể lên tới cấp độ 8.
“Vì thế, nếu động đất xảy ra ở Hà Nội sẽ gây ra các chấn động lớn. Chỉ cần xảy ra động đất với cường độ từ 4 độ richter trở lên, những tòa nhà chung cư cũ, khu tập thể cũ đã xuống cấp tại thành phố sẽ không thể chịu nổi,” ông Triều nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia từng cảnh báo, Thủ đô Hà Nội nằm trong vùng có khả năng xảy ra động đất cấp 7, cấp 8. Theo giới chuyên gia địa chấn, trong trường hợp Hà Nội xảy ra động đất có độ lớn từ 4-5 độ richter, gần 1.600 khối nhà chung cư cũ, khu tập thể cũ đã có “tuổi thọ” quá cao, hiện đang bị xuống cấp nghiêm trọng ở trên địa bàn thành phố sẽ đứng trước nguy cơ bị đổ sập.
Vì vậy, giải pháp thiết lập hệ thống quan trắc động đất trên địa bàn Thủ đô, là việc làm cần thiết để giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.
Nguy cơ cao xảy ra động đất cấp 7,8
Theo Viện Vật lý địa cầu (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam), Hà Nội vốn nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng - sông Chảy. Đới đứt gãy này đang trong thời kỳ yên tĩnh với nguy cơ động đất không cao. Dù vậy, trong đới này từng xảy ra các trận động đất mạnh 5,1 - 5,5 độ.
Trên thực tế, nhiều chuyên gia từng cảnh báo Thủ đô Hà Nội nằm trong vùng có khả năng xảy ra động đất cấp 7, cấp 8. Trong lịch sử, những trận động đất ở cấp độ trên đã xảy ra ở Hà Nội vào các năm 1277, 1278 và 1285, gây chấn động rất mạnh làm đất nứt, núi lở, nhiều công trình hư hại.
Trong lịch sử, cấp động đất lớn nhất ở Hà Nội là cấp 8, tương đương 6,5 độ richter. Mặc dù chỉ được coi là động đất ở mức trung bình theo tiêu chuẩn của thế giới, nhưng con số này không thua kém là mấy so với cường độ của trận động đất hủy diệt Haiti (7 độ richter) và điều này khiến nhiều người giật mình.
Được biết, chu kỳ lặp lại động đất mạnh 5,4 ở Hà Nội là 1.100 năm và trận động đất mạnh cuối cùng xảy ra cách đây đã hơn 700 năm (1285). Trong đó, trung bình khoảng 10 năm sẽ xảy ra một trận động đất mạnh cấp 7 và 5 năm xảy ra một trận động đất cấp 6. So với Hà Nội, TP.HCM nằm trong vùng động đất cấp 6 - cấp 7, nên nguy cơ xảy ra động đất cũng ít hơn.
Dựa theo bản đồ phân vùng động đất Việt Nam (tính bằng thang cấp động đất quốc tế MSK), nơi có thể phát sinh động đất cấp 8 - cấp 9 tại Việt Nam gồm các vùng Sông Mã, Sơn La và PuMây Tun - Sốp Cộp gắn liền với các hệ đứt gãy cùng tên (thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Ninh Bình, Sơn La, Lai Châu).
Thưc tế thời gian qua cho thấy Hà Nội đã từng xuất hiện các đợt rung lắc do ảnh hưởng bởi dư chấn động đất từ các nước láng giềng như Lào, Trung Quốc.
Gần đây nhất, vào khoảng 20 giờ 43 phút ngày 24/12/2021, nhiều người dân sống tại các tòa nhà cao tầng ở Hà Nội đã cảm nhận có rung lắc mạnh. Nguyên nhân sau đó được xác định là do ảnh hưởng của trận động đất mạnh 5,5 độ richter tại Lào.
Bên cạnh các dư chấn động đất từ nước ngoài, trong những năm qua, tại nhiều địa phương trên cả nước cũng đã xảy ra hàng loạt trận động đất kích thích. Thậm chí, trong lịch sử, ở Việt Nam cũng đã xuất hiện trận động đất mạnh lên tới 6,9 độ richter tại lòng chảo Điện Biên (năm 1935).
Trong 5 năm trở lại đây, Kon Tum và Quảng Nam là 2 tỉnh thường xảy ra động đất kích thích. Theo chuyên gia Nguyễn Xuân Anh, Viện trưởng Viện Vật lý Địa cầu, từ đầu năm 2023, các đơn vị chủ đầu tư thủy điện đã phối hợp với Viện Vật lý Địa cầu lắp đặt 8 trạm quan trắc động đất.
Việc hoàn thành 8 trạm quan trắc trên đã và đang góp phần phục vụ công tác báo tin động đất kịp thời, thu thập đủ dữ liệu chi tiết về các trận động đất để nghiên cứu, đánh giá mức độ nguy hiểm. Trên cơ sở đó, các bên liên quan có trách nhiệm thực hiện ngay nhiệm vụ tuyên truyền và hướng dẫn các kỹ năng ứng phó khi động đất xảy ra cho nhà quản lý và người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.
Miền Bắc chuẩn bị đón 2 đợt không khí lạnh mới
14/10/2024, 10:22Nghệ An: Giải cứu thành công cá thể sơn dương quý hiếm
14/10/2024, 10:20Sức tàn phá khủng khiếp của bão Milton khi quét qua nước Mỹ
11/10/2024, 22:06Hồ thủy điện Trị An sẽ tiếp tục xả lũ lần thứ 2 vào ngày mai 12/10
11/10/2024, 22:03Những bài học kinh nghiệm rút ra từ việc ứng phó với cơn bão số 3
10/10/2024, 15:0470 năm Ngày Giải phóng Thủ đô - Mốc son chói lọi lịch sử
10/10/2024, 14:59“Khai tử” nhà siêu mỏng, siêu méo
09/10/2024, 12:22Vì sao Hà Nội huỷ kết quả đấu giá 3 mỏ cát khủng gần 1.700 tỷ đồng?
09/10/2024, 12:16Bão số 3 làm giảm tốc độc tăng trưởng kinh tế khoảng 0,15%
Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bão số 3 gây thiệt hại ước tính khoảng 81,5 nghìn tỷ đồng, làm giảm khoảng 0,15% tốc độ tăng trưởng kinh tế của cả nước.
Chuẩn bị diễn ra Hội thảo Khoa học Quốc gia về phát triển bền vững tại Hà Nội
Hội thảo Quốc gia “Xây dựng và hoàn thiện năng lực thể chế đảm bảo thực hiện các mục tiêu của phát triển bền vững” được tổ chức với mục tiêu xác định các hạn chế, bất cập trong việc xây dựng và thi hành chính sách, pháp luật hiện đang là rào cản cho việc thực hiện các mục tiêu của chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam. Đồng thời, đề xuất định hướng và các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực thể chế, đảm bảo thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững.
Trước 20/10 phải có Tờ trình gửi Quốc hội về đường sắt tốc độ cao
Thường trực Chính phủ yêu cầu chậm nhất ngày 20 tháng 10 năm 2024 phải có Tờ trình của Chính phủ về Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam gửi Quốc hội.
Kon Tum liên tiếp xảy ra 6 trận động đất chỉ trong 1 giờ
Chỉ trong vòng 1 giờ, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum đã xảy ra liên tiếp 6 trận động đất. Các trận động đất có độ lớn từ 2.6 đến 3.6.
Vietnam Construction Awards 2024: Tôn vinh doanh nghiệp, đơn vị xây dựng tiêu biểu
Chương trình Vietnam Construction Awards 2024 đã tôn vinh các doanh nghiệp, đơn vị tiêu biểu có nhiều đóng góp cho sự phát triển của ngành Xây dựng năm 2024.
Hải Dương: Kiến nghị xử lý 10 sự cố đê điều trên địa bàn với tổng kinh phí 130 tỷ đồng
Bão số 3 và mưa lũ sau bão đã khiến nhiều tuyến đê tại Hải Dương xuất hiện sự cố. Mặc dù các sự cố đã được tỉnh này xử lý cơ bản nhưng để đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ, tỉnh kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xử lý 10 sự cố đê điều.
Dự báo thời tiết ngày 3/10: Hà Nội ngày nắng nóng, đêm se lạnh
Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, tối và đêm nay, thời tiết Hà Nội đêm không mưa, nhiệt độ dao động trong khoảng 19-21 độ trời lạnh.
Bão số 5 đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại
Trong bản tin phát đi lúc 8 giờ sáng nay (3/10), Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia cho biết, bão số 5 đã di chuyển ra ngoài Biển Đông và không có khả năng quay trở lại vùng biển này.
Nước Anh đóng cửa nhà máy điện than cuối cùng, thúc đẩy năng lượng tái tạo
Nước Anh chính thức đóng cửa nhà máy điện Ratcliffe-on-Soar của Nottinghamshire, chính thức chấm dứt 142 năm sử dụng điện than để thúc đẩy phát triển năng lượng tái tạo.