Thứ sáu, 03/01/2020, 13:04 PM
  • Click để copy

Cảnh sát giao thông không công tâm sẽ phạt oan người có nồng độ cồn do ăn trái cây

Trong khi nhiều chuyên gia, ĐBQH khuyến cáo việc ăn trái cây, các đồ ăn cũng có thể tạo ra cồn trong khí thở khiến nhiều người lo lắng có thể bị phạt "oan" thì các cơ quan chức năng cần thiết lên tiếng, nhất là lực lượng CSGT cần phải có sự công tâm khi xử phạt.

ĐBQH Phạm Văn Hòa cho rằng: Lực lượng CSGT cần được hướng dẫn cụ thể về các trường hợp hơi thở có nồng độ cồn mà không phải từ uống rượu bia.
ĐBQH Phạm Văn Hòa cho rằng: Lực lượng CSGT cần được hướng dẫn cụ thể về các trường hợp hơi thở có nồng độ cồn mà không phải từ uống rượu bia.

Lo lắng việc ăn trái cây, uống thuốc cũng có thể có nồng độ cồn

Sự kiện Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực từ 2020, quy định người điều khiển phương tiện kể cả điều khiển xe đạp, xe máy có nồng độ cồn sẽ bị xử phạt rất nặng, đang được dư luận quan tâm.

Khi luật có hiệu lực thì đã xuất hiện một số thông tin cho rằng việc ăn trái cây và một số đồ ăn, thức uống khác ngoài rượu bia cũng có thể tạo ra cồn. 

Cụ thể, một số chuyên gia và các đại biểu khuyến cáo khi ăn quả vải, mít, hoặc sầu riêng... cùng nhiều đồ ăn khác cũng có thể tạo ra nồng độ cồn trong lít khí thở.

ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trả lời báo chí cũng khẳng định, có nhiều nguồn tạo ra cồn, như hoa quả, thức ăn hay một số loại thuốc, chứ không chỉ riêng rượu, bia.

Từ đó, vị đại biểu cho rằng, cần phải có nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng cho lực lượng chấp pháp (CSGT) thực hiện. Đồng thời cho biết, cá nhân ông không ủng hộ quy định "cấm 0% nồng độ cồn" khi tham gia giao thông.

Trong khi đó, ĐBQH Thái Trường Giang (đoàn Cà Mau) cũng khẳng định việc đưa quy định "đã uống rượu bia thì không lái xe" vào Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia là cần thiết. Tuy nhiên, đại biểu này cho rằng cần phải có nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành cụ thể, rõ ràng.

Từ những khuyến cáo trên nhiều người lo ngại rằng có thể không uống rượu bia cũng có thể bị phạt bất cứ khi nào bởi khi ăn hoa quả, đồ ăn cũng có cồn.

Trả lời báo chí mới đây, Phó chánh Văn phòng Ủy ban ATGT Quốc gia Trần Hữu Minh cho rằng, đúng là có một số loại hoa quả và một số loại nước súc miệng khi sử dụng có lên men và có nồng độ cồn nhất định.

Từ đó ông Minh cho rằng, cần phải rà soát, đánh giá thận trọng về vấn đề này. “Nếu theo quy định cứ có nồng độ cồn sẽ phạt liệu có hà khắc quá không? Việc này phải rà soát đánh giá thận trọng”, ông Minh nhìn nhận.

Theo ông Minh, mục tiêu chính là xử phạt hành vi vi phạm nồng độ cồn để làm sao chấm dứt tình trạng uống rượu bia vẫn lái xe, nhưng trong quá trình thực hiện phát sinh vấn đề gì cũng cần sơ kết, đánh giá, điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn.

Bộ Công an và Bộ GTVT cần hướng dẫn cụ thể còn CSGT cần công tâm

Trước đó, trao đổi với PV về vấn đề có xử phạt đối với trường hợp người ăn hoa quả có nồng độ cồn hay không? Một số đơn vị CSGT khẳng định họ chưa được hướng dẫn thực tế cũng như chưa có cơ quan chức năng nào chính thức lên tiếng về việc này.

Theo một số CSGT, trước đây họ từng gặp một số trường hợp thổi nồng độ cồn thì mang ra quả mít nói rằng ăn mít nên có nồng độ cồn. Tuy nhiên đó chỉ là biện minh vì thực tế các trường hợp này đều đi ra từ quán nhậu và có biểu hiện say xỉn.

Trong cuộc trao đổi, các đơn vị này đều khẳng định có biện pháp khi xử lý nồng độ cồn để nhận ra người nào uống rượu bia để không xử phạt oan.

Tuy nhiên, nhiều bạn đọc vẫn bày tỏ lo lắng rằng chiếu theo Luật Phòng chống tác hại rượu, bia có hiệu lực từ 2020 thì cứ tham gia giao thông mà có nồng độ cồn thì đều bị phạt không kể ít hay nhiều.

"Và vì vậy, có thể những người ăn hoa quả cũng có thể bị xử phạt nồng độ cồn nếu những khuyến cáo mà chuyên gia và ĐBQH đưa ra là thật", một bạn đọc bày tỏ lo lắng.

lo-lang-nong-do-con-khong-den-tu-ruou-bia-csgt-can-cong-tam-keo-phat-oan
Ảnh minh họa

 

Trao đổi về vấn đề này với PV, ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp), Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cho rằng: Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia là cần thiết và thiết thực, được nhiều người dân đồng tình ủng hộ bởi thời gian qua đã chứng kiến biết bao nhiêu vụ tai nạn thảm khốc để lại hậu quả đau lòng mà nguyên nhân xuất phát từ việc tài xế uống rượu bia.

"Thế nhưng, thời gian qua đã có nhiều chuyên gia khẳng định là ăn hoa quả, uống thuốc cũng có thể có nồng độ cồn trong hơi thở thì cơ quan chức năng cũng nên xem xét, nghiên cứu đưa ra ý kiến để hướng dẫn cụ thể cho lực lượng thực thi, CSGT để tránh việc xử phạt oan người dân. 

Chắc chắn khi không uống rượu bia mà đo máy có nồng độ cồn thì người dân sẽ phản ứng, gây ra những tranh cãi... Nhiều chuyên gia, thậm chí cả ĐBQH Nguyễn Lân Hiếu khuyến cáo thế thì Bộ Công an, Bộ GTVT cũng nên xem xét để hướng dẫn cụ thể", ông Hòa chia sẻ.

Đồng thời cho rằng, khuyến cáo của những chuyên gia về việc ăn trái cây, uống thuốc cũng có nồng độ cồn là trường hợp khi làm luật có thể không lường trước. Tuy nhiên, quá trình làm luật nếu có bất cập cần phải bổ sung.

Bên cạnh đó, ông Hòa cho rằng những người uống rượu bia hay ăn hoa quả nhìn bằng mắt thường, tiếp xúc thường cũng có thể nhận ra.

"Tuy nhiên, cần phải có hướng dẫn cụ thể và lực lượng CSGT cũng cần phải công tâm để không xử phạt oan sai người không sử dụng rượu bia mà có nồng độ cồn trong hơi thở, tránh những tranh cãi đáng tiếc", ông Hòa kết luận. 

Theo một chuyên gia, cơ quan chức năng cũng cần đưa ra khuyến cáo để người dân định lượng tham khảo chung về việc uống bao nhiêu rượu bia, thời gian bao lâu thì được đi xe....

Như tại Mỹ họ quy định rõ sau khi uống rượu bia phải 36h sau tài xế chuyên nghiệp mới được lái xe. "Ủy ban ATGT Quốc gia cần yêu cầu Bộ Y tế (phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới) và Bộ GTVT cung cấp chỉ số định lượng rượu bia đối với nam và nữ thông thường trong thời gian bao lâu sẽ hết nồng độ cồn để người dân biết để thực hiện".

Nguyên Chủ tịch Hiệp hội vận tải ô tô VN Nguyễn Văn Thanh cho rằng, việc đưa ra định lượng tương ứng với thời gian nồng độ cồn trở lại bằng 0 là cần thiết nhưng không thể áp dụng chính xác hoàn toàn với tất cả mọi người.

Quan trọng nhất vẫn là người uống rượu bia phải biết được thời điểm mình tỉnh táo hoàn toàn và có thể điều khiển phương tiện đảm bảo an toàn.

 

Vụ trưởng Bộ Giáo dục bị mạo danh để đối phó CSGT khi đo nồng độ cồn

Bộ GD&ĐT khẳng định Vụ trưởng Giáo dục chính trị và Công tác học sinh, sinh viên bị mạo danh trong khi CSGT đo nồng độ cồn tối 2/1.

 

CSGT nói gì về việc ăn 3 quả vải thổi ra nồng độ cồn?

Nhiều CSGT khẳng định, lực lượng có đủ chuyên môn nghiệp vụ để phân biệt được những trường hợp say xỉn, sử dụng rượu bia không xử phạt nhầm với người ăn 3 quả vải thổi ra nồng độ cồn nên người dân không cần lo lắng.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/canh-sat-giao-thong-khong-cong-tam-se-phat-oan-nguoi-co-nong-do-con-do-an-trai-cay-148118.html