Chế độ dinh dưỡng cho người đang chữa trị sốt xuất huyết
Dịch bệnh sốt xuất huyết hiện đang diễn biến phức tạp, số ca mắc tại các tỉnh thành phố có xu hướng tăng cao. Bên cạnh chủ động phòng bệnh thì việc phát hiện điều trị sớm và chăm sóc dinh dưỡng rất cần thiết cho người bệnh sốt xuất huyết.
Lý do bị sốt xuất huyết cần bổ sung nhiều dưỡng chất?
Sốt xuất huyết là bệnh lý phổ biến ở người lớn lẫn trẻ em với nhiều ca tử vong trong vòng 5 năm trở lại đây. Kể từ năm 2020, trên toàn quốc ghi nhận hơn 52.000 ca bị sốt xuất huyết, trong đó tử vong gồm 29 ca. Ngoài ra, đợt bùng phát vẫn không có dấu hiệu hạ nhiệt và đang có xu hướng gia tăng vào tháng 6 - 8/2022.
Bệnh sốt xuất huyết cũng tương tự như các bệnh lý thông thường do virus gây ra khác, nhưng triệu chứng của nó có một chút đặc biệt. Đầu tiên, bệnh nhân sẽ thấy bị nhức đầu, đau toàn thân, hốc mắt sưng đau. Sau đó, sốt cao, đau bụng, phát ban, phân đen, chảy máu cam, da đỏ, cơ thể mệt mỏi,...Người bệnh có nguy cơ gặp nhiều biến chứng nghiêm trọng nếu không may bị sốt xuất huyết. Do đó, nếu nghi ngờ mắc bệnh sốt xuất huyết cần đi khám sớm để được bác sĩ kiểm tra và chẩn đoán bệnh. Khi không may mắc bệnh sốt xuất huyết, việc tuân thủ nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ là điều vô cùng cần thiết. Ngoài ra, việc cung cấp dinh dưỡng đầy đủ cho bệnh nhân sốt xuất huyết cũng hỗ trợ bệnh mau khỏi.

Sốt xuất huyết nên ăn gì, uống gì cho nhanh khỏi?
Hiện nay, sốt xuất huyết vẫn là bệnh chưa có thuốc đặc trị, do đó chế độ dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng trong việc giúp người bệnh nhanh hồi phục sức khỏe, giảm nguy cơ biến chứng và tăng sức đề kháng. Một số thực phẩm được các chuyên gia khuyến cáo nên dùng cho người mắc sốt xuất huyết như:
Cháo, súp
Đây là những thực phẩm dạng lỏng dễ dàng cho người bệnh khi ăn vì thấy dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Bên cạnh đó cháo hay súp còn giúp bổ sung thêm nước vào cơ thể, giúp người bệnh có thêm nhiều năng lượng hơn.
Bạn có thể bổ sung cháo, súp vào thực đơn hàng ngày cho người bị sốt xuất huyết. Trong khi chế biến có thể kết hợp với bí ngô để bổ sung vitamin A hay một số loại thịt cá để bổ sung thêm đạm và protein cho người bệnh, giúp bệnh nhân bổ sung năng lượng và mau khỏi bệnh.
Rau xanh
Đây là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời khi rau xanh chứa ít calo nhưng lại chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất… Người bị sốt xuất huyết có thể bổ sung rau xanh vào thực đơn hàng ngày, một số loại rau được khuyến nghị nên sử dụng như:
Bông cải xanh: hay còn gọi là súp lơ xanh là một thực phẩm tốt và giàu vitamin K có ích trong việc giúp cơ thể tái tạo tiểu cầu. Với người bệnh sốt xuất huyết sẽ có tình trạng giảm tiểu cầu, vì vậy việc bổ sung thêm súp lơ xanh rất có ích trong hỗ trợ hồi phục bệnh. Bên cạnh đó, loại rau này còn chứa nhiều khoáng chất và chất chống oxy hóa, bạn có thể chế biến bông cải xanh thành nhiều món ăn như làm súp, luộc hay hấp…Rau bina: hay cải bó xôi là loại rau dễ ăn, chứa nhiều axit béo, omega 3 và sắt giúp hệ miễn dịch được tăng cường, bên cạnh đó việc bổ sung thêm cải bó xôi cũng giúp là tăng lượng tiểu cầu hiệu quả. Rau bina có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như làm súp hay kết hợp cùng các loại trái cây, rau củ khác làm sinh tố…
Trái cây, hoa quả tươi
Trái cây, đặc biệt những loại trái cây có múi và giàu vitamin C rất tốt cho người bị sốt xuất huyết, không chỉ cải thiện hệ miễn dịch, việc ăn trái cây giúp người bệnh kích thích được vị giác, bổ sung thêm lượng nước có trong trái cây giúp nhanh chóng hồi phục. Một số loại trái cây tốt cho bệnh như:
Trái kiwi: Kiwi không chỉ hấp dẫn bởi màu sắc bắt mắt, hương vị ngon mà còn chứa nhiều vitamin như vitamin A, E, chứa emzym tốt có hệ tiêu hóa là actinidain và kali giúp cân bằng điện giải, hạn chế tình trạng tăng huyết áp. Bên cạnh đó hàm lượng cao vitamin C cùng các hợp chất chống oxy hóa có trong trái kiwi được chứng minh có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.Quả lựu: Lựu là loại trái cây giàu khoáng chất và giúp cung cấp năng lượng cần thiết với cơ thể. Người bị sốt xuất huyết có thể sử dụng nước ép lựu cho thực đơn của mình. Bên cạnh đó với nguồn sắt dồi dào rất có lợi cho máu, giúp duy trì lượng tiểu cầu ổn định và tốt cho bệnh.Cam: Không chỉ dễ ăn, dễ chế biến và dễ kiếm trên thị trường, cam được các bác sĩ đánh giá là một loại trái cây tốt cho người bị sốt xuất huyết. Không chỉ cung cấp nhiều loại vitamin và dưỡng chất, việc bổ sung cam còn giúp người bệnh bổ sung thêm nước, giúp tái tạo năng lượng cho cơ thể. Bên cạnh đó việc uống nước ép cam giúp có lợi nhiều cho tiêu hóa, tăng lượng nước tiểu và thúc đẩy quá trình làm việc của các kháng thể để cơ thể có thể nhanh chóng hồi phục.Đu đủ: Trái đu đủ là loại trái cây dễ ăn, dễ chế biến như làm sinh tố, hầm canh… không chỉ giúp tăng tiểu cầu, đu đủ còn giúp loại bỏ ký sinh, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.Nước chanh
Nước chanh là một trong số thức uống chứa nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể như protein, glucid, canxi, kali… Đặc biệt, lượng vitamin C trong nước chanh rất dồi dào, uống nước chanh có thể loại bỏ các độc tố từ virus gây sốt xuất huyết ra khỏi cơ thể. Việc uống nước chanh có thể kích thích vị giác giúp người bệnh có cảm giác thèm ăn và ăn ngon miệng hơn.

Nước dừa
Nước dừa là thức uống rất tốt cho người bệnh vì đây là nguồn nước tự nhiên chứa nhiều khoáng chất thiết yếu và chất điện giải. Đặc biệt nước dừa rất dễ uống và bổ sung lượng chất lỏng trong cơ thể.
Trong trường hợp bệnh nhân bị sốt xuất huyết không muốn uống oresol có thể bổ sung thay thế bằng nước dừa hoặc các loại nước trái cây khác, nếu bé có dấu hiệu bứt rứt, khó chịu, không ăn uống được, chảy máu… cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất.
Thực phẩm giàu protein
Một số thực phẩm giàu protein tốt cho người bị sốt xuất huyết như trứng, sữa, phomai và các sản phẩm từ sữa nên được đưa vào thực đơn. Bên cạnh đó, các thực phẩm như thịt gà, cá cũng là nguồn cung cấp các dưỡng chất tốt và cần thiết cho người bệnh.
Tỏi
Được biết đến là một siêu thực phẩm tự nhiên, tỏi có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, bên cạnh đó tỏi cũng giúp tăng lượng tiểu cầu trong máu.
Bị sốt xuất huyết nên kiêng ăn gì?
Người bệnh sốt xuất huyết không nên quá kiêng khem, nên cân đối đầy đủ chất dinh dưỡng. Tuy nhiên ngoài những thực phẩm nên được bổ sung vào chế độ ăn thì người bị bệnh sốt xuất huyết cần lưu ý kiêng một số thực phẩm không có lợi cho việc hồi phục.
Đồ ăn dầu mỡ
Những đồ ăn nhiều dầu mỡ không có lợi cho có thể, có thể dẫn đến tăng huyết áp và tăng lượng cholesterol. Điều này cản trở rất nhiều cho việc hồi phục của cơ thể và làm hệ miễn dịch bị suy yếu. Bên cạnh đó việc tiêu thụ thực phẩm dầu mỡ làm khó tiêu và ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của người bệnh.
Đồ cay nóng
Đồ ăn cay nóng là điều tối kỵ đối với người bị sốt xuất huyết, việc tiêu thụ thực phẩm cay nóng làm axit tích tụ trong dạ dày dẫn đến tổn thương và loét thành mạch. Việc tổn thương này cản trở quá trình hồi phục và chống chọi với bệnh tật.
Nước uống có ga, nước ngọt, đồ uống có chứa caffeine
Những thực phẩm này càng khiến cơ thể mệt mỏi hơn, phá vỡ cơ bắp… không có sức để chống chọi lại bệnh tật.
Thực phẩm có màu đen, đỏ hoặc sẫm màu
Một số thực phẩm sẫm màu như huyết heo, bò, gà, đồ có màu đỏ như củ dền, thanh long đỏ… vì trong bệnh cảnh sốt xuất huyết sẽ có xuất huyết tiêu hóa, nếu người bệnh sử dụng những thực phẩm này thì khi ói hoặc đi ngoài sẽ rất khó phân biệt hiện tượng xuất huyết hay không, điều này gây khó khăn cho bác sĩ chẩn đoán.
Một số lưu ý của bác sĩ dành cho bệnh nhân
Hiện nay vaccine sốt xuất huyết vẫn đang được nghiên cứu và chưa lưu hành trên thị trường, bệnh cũng chưa có thuốc đặc trị nên việc điều trị vẫn dựa trên điều trị triệu chứng và tuân thủ phác đồ điều trị bệnh và chú trọng trong dinh dưỡng.
Một số nguyên tắc khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết trong việc nghỉ ngơi và ăn uống mà phụ huynh cần lưu ý bao gồm:
Bù nước: Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao, nguy cơ thoát huyết tương khiến máu khó đông và tăng mất nước; vì vậy nguyên tắc đầu tiên khi chăm sóc người bệnh là bù nước, người bệnh có thể bổ sung qua nước lọc, oresol, nước dừa… Lưu ý không được tự ý truyền nước khi không có chỉ định của bác sĩ.
Sử dụng thức ăn dạng lỏng và kết hợp đủ nhóm chất: Vì khi mắc bệnh người bệnh dễ mệt mỏi, chán ăn, hấp thu kém nên cần các loại thực phẩm được chế biến ở dạng nhuyễn, lỏng và dễ ăn như soup, cháo hoặc sữa… hạn chế các thực phẩm khô cứng khó tiêu hóa. Việc bổ sung các thực phẩm này giúp bệnh nhân dễ hấp thu, bổ sung đủ dinh dưỡng tốt cho cơ thể. Ở trường hợp bé còn bú sữa mẹ thì mẹ đừng ngần ngại cho bé bú, trong sữa mẹ có nhiều thành phần giúp trẻ có thể tăng sức đề kháng và giảm sốt. Mẹ cũng nên chia nhỏ các bữa ăn cho trẻ để giảm bớt gánh nặng lên hệ tiêu hóa của trẻ.
Không tự ý sử dụng các thuốc giảm đau hạ sốt khi chưa có chỉ định của bác sĩ. Theo bác sĩ Tường Vy, hiện nay có một số phụ huynh thường mua các loại thuốc giảm đau hạ sốt về dùng trong đó có aspirin và ibuprofen, tuy nhiên 2 loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, làm cho tình trạng xuất huyết ở bệnh nhân trầm trọng hơn, đặc biệt thuốc có thể gây xuất huyết dạ dày, ảnh hưởng đến tính mạng.
Khi chăm sóc người bệnh cần theo dõi kỹ tình trạng của người bệnh, đặc biệt là nhiệt độ. Với trường hợp người bệnh sốt cần mặc quần áo thoáng, thấm hút mồ hôi, không đắp chăn quá kín, có thể lau ấm để hạ sốt cho cơ thể. Nếu bệnh nhân sốt trên 38,5 độ dùng thuốc chứa paracetamol để hạ sốt, liều lượng cần đúng với chỉ định của bác sĩ.
Cùng chủ đề
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường công tác phòng, chống bệnh sốt xuất huyết
Triệu chứng sốt xuất huyết là gì? Khi bị sốt xuất huyết có cần kiêng gió và nước không?
Những lưu ý khi chăm sóc trẻ nhỏ mắc sốt xuất huyết
Tăng cường theo dõi người bệnh sốt xuất huyết trong ngày nghỉ, ngày lễ
Bệnh nhân nhập viện vì sốt xuất huyết ở Hà Nội tăng cao

Khách hàng yêu cầu Manulife giải quyết đơn khiếu nại
16/05/2023, 16:36
Tự chủ đến đâu?
16/05/2023, 16:31
Nghiên cứu hồi sinh tế bào chống ung thư
14/05/2023, 07:26
Bộ Y tế cảnh báo nhiều hệ lụy nguy hiểm của thuốc lá điện tử
09/05/2023, 07:12
Số ca mắc Covid-19 tăng 'chóng mặt', Bộ Y tế ra công văn khẩn
14/04/2023, 06:37
Số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
13/04/2023, 07:04
Xuất hiện thuốc nhỏ mắt, ung thư giả tại nhà thuốc Hapulico và bệnh viện
06/04/2023, 15:08Sữa Fami Canxi vướng 'lùm xùm' tại Nhật
Theo cơ quan chức năng thành phố Chiba, lô sữa đậu nành này được nhập khẩu vào ngày 6/3. Đến ngày 27/3, Trạm kiểm dịch Osaka của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã tiến hành kiểm tra và phát hiện sản phẩm sữa dương tính với vi khuẩn Coliform.
Vinamilk đẩy mạnh chương trình chăm sóc dinh dưỡng trẻ em và người cao tuổi năm 2023
Ngày 22 và 23/3/2023, Trung tâm Dinh dưỡng (TTDD) Vinamilk đã tổ chức khám sức khỏe, tư vấn dinh dưỡng và phát quà cho khoảng 2.600 trẻ mầm non trên địa bàn huyện Hàm Yên và huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang. Đây là chương trình khởi động chuỗi hoạt động Tư vấn, chăm sóc và truyền thông về sức khỏe dinh dưỡng năm 2023 của Vinamilk tại nhiều tỉnh thành, với gần 15 ngàn trẻ em và người cao tuổi tham gia.
Thêm 8 ca nhiễm, virus Marburg có dễ lây nhiễm không?
Virus Marburg không lây nhiễm trong thời gian ủ bệnh. Đáng lo ngại, bệnh có tỷ lệ tử vong rất cao nhưng trong giai đoạn đầu lại rất khó phân biệt với nhiều bệnh sốt nhiệt đới khác do các triệu chứng lâm sàng giống nhau.
Đánh thuế TTĐB với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều băn khoăn
Nhiều ý kiến cho rằng việc áp thuế tiêu thụ đặc biệt với các sản phẩm đồ uống có đường là chưa phù hợp. Doanh nghiệp cũng kiến nghị không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường.
Dược Danapha bị cưỡng chế gần 3,8 tỷ đồng
Cục Thuế Đà Nẵng vừa ban hành Quyết định 281/QĐ-CTDAN về việc cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản/phong tỏa tài khoản đối với Công ty Cổ phần Dược Danapha (Dược Danapha).
Bộ Y tế đình chỉ lưu hành Serum thâm X2 - Nhãn hàng Huyền Phi
Mới đây, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành công văn số 1815/QLD-MP về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi, tiêu hủy mỹ phẩm vi phạm quy định về quản lý mỹ phẩm đối với sản phẩm Serum thâm X2 - Nhãn hàng Huyền Phi Cosmetics do Công ty Công ty TNHH mỹ phẩm Huyền Phi phân phối.
Sợ sai!
Đại hội lần thứ XIII của Đảng ta nhấn mạnh: “Có chính sách khuyến khích và cơ chế phù hợp bảo vệ những cán bộ đảng viên có ý chí chiến đấu cao, gương mẫu thực hiện các nguyên tắc của Đảng và pháp luật của Nhà nước, dám nghĩ, dám nói, dám làm...”
Khi y tế tư nhân không xa rời trách nhiệm xã hội
Hơn 1 năm qua, Hệ thống Y tế Vinmec đã liên tục triển khai các hoạt động giáo dục sức khỏe, sàng lọc bệnh lý phổ biến trong cộng đồng cũng như hỗ trợ chuyên môn với các bệnh viện tuyến tỉnh. Không chỉ đề cao trách nhiệm xã hội, điều Vinmec hướng tới là tạo dựng một cộng đồng người Việt “lão hóa khỏe mạnh” trong tương lai.
Vinamilk và Bộ TNMT khởi động dự án trồng cây hướng đến Net Zero
Ngày 26/02/2022, tại Hà Nội, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) và Báo Tài nguyên và Môi trường – cơ quan ngôn luận của Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chính thức khởi động dự án trồng cây hướng tới Net Zero năm đầu tiên tại Thủ đô Hà Nội. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, ông Lê Công Thành, Bí thư Đảng ủy, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và lãnh đạo công ty Vinamilk