Chủ nhật, 12/11/2023, 07:42 AM
  • Click để copy

Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước

Tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, thảo luận tại Tổ về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) ngày 10/11, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước.

Thảo luận tại Tổ 04 gồm các Đoàn ĐBQH các tỉnh/thành phố: Hải Phòng, Lai Châu, Thừa Thiên – Huế, Bà Rịa – Vũng Tàu, các đại biểu đều tán thành với sự cần thiết ban hành, mục đích, quan điểm xây dựng và phạm vi sửa đổi Luật Thủ đô như Tờ trình của Chính phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội.

Nhấn mạnh rằng, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng đồng thời là giao nhiệm vụ cho chính quyền thành phố Hà Nội trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô, các cơ chế, chính sách được thiết kế trong dự thảo Luật phải rõ ràng, rành mạch về phạm vi, nội dung phân quyền; lĩnh vực phân quyền phải toàn diện nhưng có trọng tâm, trọng điểm, bảo đảm tính khả thi và có cơ chế kiểm soát quyền lực. Đồng thời, cần bảo đảm cụ thể, rõ nội dung, phạm vi, đối tượng phân quyền và cơ chế phân cấp, ủy quyền tiếp gắn với chế độ trách nhiệm.

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, đây là dự án Luật có tầm quan trọng đặc biệt. Hà Nội vừa là một đô thị đặc biệt, vừa là Thủ đô của cả nước. Đô thị đặc biệt thì có thể có nhiều nhưng Thủ đô chỉ có một. Thủ đô được định nghĩa trong Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 05/5/2022 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, xác định Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, hội nhập quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận Tổ.

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu tại phiên thảo luận Tổ.

Khác với Nghị quyết 11-NQ/TW trước đây đã xác định Thủ đô là trung tâm đầu não chính trị, hành chính quốc gia, trung tâm lớn văn hóa, giáo dục và đào tạo, kinh tế…Nghị quyết số 15-NQ/TW đặt kinh tế lên trước, bởi quy mô kinh tế của Thủ đô ngày càng lớn, đến nay về quy mô chỉ sau Thành phố Hồ Chí Minh. Thu ngân sách của Hà Nội cũng đã gần với tổng thu của Thành phố Hồ Chí Minh, trong khi Thành phố Hồ Chí Minh có cảng biển. Tính riêng về thu nội địa thì Hà Nội đứng đầu cả nước. Với quy mô như vậy nên trong Nghị quyết lần này đã có định vị lại.

Cùng với đó, Hà Nội cũng được xác định là đầu não chính trị, hành chính quốc gia, vừa là bộ mặt và là trái tim của cả nước, là tất cả những gì tinh túy nhất. Thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến và anh hùng, Thành phố vì hòa bình là những danh hiệu được thế giới trao tặng. Gần đây UNESCO trao tặng cho Hà Nội danh hiệu Thành phố thiết kế sáng tạo trong mạng lưới thành phố sáng tạo trên thế giới.

Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, với nhiều nội dung như vậy, Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này phải thể chế hóa được Nghị quyết của Trung ương về vị trí, vai trò, định hướng và nhiệm vụ phát triển của Hà Nội cho đến tận giữa thế kỉ để thúc đẩy, tạo động lực dẫn dắt cho cả vùng và cả nước. Như nhiều đại biểu đã nói: Xây dựng Luật Thủ đô không phải chỉ riêng của Hà Nội mà thực chất là cho cả nước theo tinh thần “Hà Nội vì cả nước và cùng cả nước”. Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội thì nêu tinh thần “Hà Nội vì cả nước, cùng cả Nhà nước”. Nghị quyết số 15-NQ/TW của Bộ Chính trị nhấn mạnh “Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội”.

Chủ tịch Quốc hội cho biết, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô là đầu tư rất lớn công sức cho dự án luật này, khởi động từ sớm ngay từ khi Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII Đảng bộ thành phố Hà Nội ngay từ đầu nhiệm kỳ.

Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ.

Toàn cảnh phiên thảo luận Tổ.

Cơ quan trình dự án Luật là Chính phủ, cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tư pháp và cơ quan thẩm tra là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội cũng đã làm việc với nhau từ sớm về dự án Luật Thủ đô và đầu tư nhiều công sức. Đảng đoàn Quốc hội và cá nhân Chủ tịch Quốc hội đã trực tiếp hai lần làm việc chính thức với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Chủ tịch Quốc hội chia sẻ cá nhân mình không chỉ thực hiện trách nhiệm của Đảng đoàn Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội mà cũng là trách nhiệm của công dân trên địa bàn Thủ đô và từng đảm nhận nhiệm vụ là Bí thư Thành ủy Hà Nội. Do đó dành nhiều sự quan tâm, đầu tư nhiều thời gian, công sức đến dự án Luật này.

Đến nay dự án Luật trình Quốc hội lần đầu tại Kỳ họp thứ 6 được các đại biểu ghi nhận dù mới trình lần đầu nhưng đã có chất lượng khá tốt.

Nhằm khắc phục tính chất luật khung, luật ống, dự thảo Luật đã bổ sung nhiều quy định cụ thể, tăng thêm 3 chương và 27 Điều so với Luật hiện hành. Các điều khoản mang tính chất quy phạm rất rõ để có thể áp dụng khả thi.

Định hướng chung xây dựng Luật vừa quy định những vấn đề có tính phổ quát của một đô thị đặc biệt vừa có tính đặc thù của Thủ đô, riêng có của Thủ đô. Thực chất đây là đạo luật về cơ chế đặc thù và thực chất đây là đạo luật về giao quyền, phân quyền, phân cấp; trong đó có gắn với trách nhiệm giám sát và kiểm tra. Quán triệt nội dung này, Chủ tịch Quốc hội bày tỏ mong muốn các đại biểu Quốc hội tiếp tục đóng góp ý kiến để qua hai kỳ họp có được dự án Luật với chất lượng tốt nhất.

Chủ tịch Quốc hội cũng cho biết việc xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) có thuận lợi hơn khi đã xây dựng Nghị quyết quy định về cơ chế, chính sách đặc thù cho Thành phố Hồ Chí Minh với quy mô gần như một đạo luật với 44 chính sách, trong đó có 27 chính sách hoàn toàn mới so với những chính sách đã áp dụng cho các địa phương khác trong toàn quốc. Đây là nền tảng để tiếp tục nghiên cứu để cụ thể hóa những nội dung phù hợp với Thủ đô.

Cho ý kiến về mô hình tổ chức chính quyền đô thị của thành phố Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện trong cả nước có Hà Nội và Đà Nẵng thực hiện thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị và Thành phố Hồ Chí Minh là thực hiện chính thức. Giữa mô hình chính quyền đô thị của Hà Nội so với Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh có điểm khác biệt.

Qua tổng kết thực hiện, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân Hà Nội nhận thấy mô hình chính quyền đô thị như của Hà Nội có vẻ là phù hợp hơn khi chỉ quy định không tổ chức Hội đồng nhân dân phường, giữ Hội đồng nhân dân quận, huyện; còn chính quyền ở nông thôn vẫn có cả Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân.Trong khi đó, tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, cấp quận không tổ chức Hội đồng nhân dân thì không còn là một cấp ngân sách mà chỉ là đơn vị dự toán khi đó không được bố trí dự phòng ngân sách, không có được cơ chế của một cấp ngân sách nên gặp nhiều khó khăn.

Theo lý thuyết về cấp chính quyền thì ở đâu có Ủy ban nhân dân thì phải có Hội đồng nhân dân, ở đâu có quản lý nhà nước thì ở đó phải có giám sát. Do tính chất địa lý nên mô hình của Hà Nội chỉ bỏ cấp phường mà vẫn giữ lại cấp quận cho thấy sự ổn định và hiệu quả hơn. Nhận thấy mô hình của Hà Nội phù hợp hơn Nghị quyết số 15-NQ/TW đã đồng ý để Hà Nội tiếp tục áp dụng mô hình này. Đến nay sau khi tổng kết thì muốn luật hóa về nội dung này. Chủ tịch Quốc hội cho rằng đây là nội dung tương đối "chín".

Về số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội, Chủ tịch Quốc hội cho biết khi xây dựng dự thảo ban đầu có nhiều vướng mắc về vấn đề này. Bởi Trung ương có quy định là từng bước giảm số lượng Hội đồng nhân dân các cấp. Cho nên các cơ quan soạn thảo khi thấy Thành phố đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp thành phố từ 90 lên 125 thì không đồng ý.

Tuy nhiên qua nghiên cứu các nghị quyết của Trung ương cho thấy đề xuất của Thành phố là hoàn toàn phù hợp. Bởi vì khi mà không tổ chức Hội đồng nhân dân ở cấp phường thì Hà Nội đã giảm được khoảng 6000 người. Nay đề xuất tăng đại biểu Hội đồng nhân dân Thành phố thì tổng số đại biểu vẫn giảm mạnh. Nghị quyết của Trung ương không yêu cầu trực tiếp phải giảm cụ thể ở cấp nào là bao nhiêu mà yêu cầu về giảm về tổng số. Do đó đề xuất của Thành phố là dễ hiểu và hợp lý. Với các thức tiếp cận và nhận thức như vậy, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu Quốc hội ủng hộ đề xuất của Thành phố.

Về nhiệm vụ, quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố, Chủ tịch Quốc hội cho rằng việc phân cấp, phân quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố là cần thiết và cần thí điểm để sau này có tổng kết, đánh giá.

Chủ tịch Quốc hội làm rõ, Luật Tổ chức chính quyền địa phương đã có quy định Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh thì bao gồm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Trưởng các Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện quyền hạn theo quy định của luật này và các quy định pháp luật khác có liên quan. Như vậy Thường trực Hội đồng nhân dân dù chưa là một cấp nhưng là thiết chế có những quyền hạn riêng.

Dẫn lại kinh nghiệm từ quá trình sửa đổi Luật Đầu tư công khi không quy định cho Thường trực Hội đồng nhân dân những cái quyền hạn liên quan đến đầu tư công, sau đó Chính phủ đã phải ban hành Nghị định quy định cho phép Thường trực Hội đồng nhân dân được điều chỉnh tên dự án, tổng mức đầu tư đối với dự án nhóm C và báo cáo Hội đồng nhân dân tại kỳ họp gần nhất. Đến Nghị quyết số 30/2021/QH15 của Quốc hội trong điều kiện phòng, chống dịch đã cho phép Thường trực Hội đồng nhân dân được quyết một số nội dung. Chủ tịch Quốc hội cho rằng tới đây cần có nghiên cứu để quy định trong pháp luật về một số quyền hạn cho Thường trực Hội đồng nhân dân.

Ủng hộ quy định của dự thảo Luật về việc trao quyền cho Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội một số nhiệm vụ, quyền hạn riêng, song Chủ tịch Quốc hội lưu ý rằng việc trao những quyền cụ thể nào cần phải tính toán phù hợp. Nếu thực tiễn Hà Nội triển khai tốt thì có thể quy định phổ quát nội dung này.

Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ tai nạn lao động khiến 10 người thương vong tại Yên Bái

Thủ tướng chỉ đạo khẩn vụ tai nạn lao động khiến 10 người thương vong tại Yên Bái

23/04/2024 11:12

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện về vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.

Năm 2024 đảm bảo có đủ trạm dừng nghỉ trên cao tốc

Năm 2024 đảm bảo có đủ trạm dừng nghỉ trên cao tốc

23/04/2024 11:08

Các trạm dừng nghỉ trên cao tốc đang được Bộ Giao thông Vận tải tích cực triển khai, đảm bảo trong năm nay, các dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đều có trạm dừng nghỉ phục vụ người dân.

Hà Nội triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID

Hà Nội triển khai cấp phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID

22/04/2024 11:15

Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp trên VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.

Nội Bài và Đà Nẵng lọt top 100 sân bay tốt nhất thế giới

Nội Bài và Đà Nẵng lọt top 100 sân bay tốt nhất thế giới

19/04/2024 14:23

Cảng hàng không quốc tế (HKQT) Nội Bài và Đà Nẵng được tổ chức Skytrax bình chọn nằm trong top 100 sân bay tốt nhất thế giới năm 2024.

Phát triển nhà ở xã hội: Vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất

Phát triển nhà ở xã hội: Vốn vay chưa quan trọng bằng quỹ đất

19/04/2024 14:10

Nhà ở xã hội được coi là “cứu cánh” cho mơ ước có nhà của rất nhiều người. Tuy nhiên, để phát triển nhà ở xã hội, còn một số khó khăn, vướng mắc... Trong đó, vấn đề quan trọng là phải có đất...

Từ 1/7, người dân sẽ sử dụng căn cước điện tử

Từ 1/7, người dân sẽ sử dụng căn cước điện tử

18/04/2024 06:33

Từ 1/7, mỗi công dân sẽ được cấp một căn cước điện tử để làm thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác, thay vì phải mang theo thẻ căn cước bản cứng.

Khơi thông kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp

Khơi thông kênh dẫn vốn trung và dài hạn cho doanh nghiệp

15/04/2024 10:49

Làm thế nào để thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) thực sự trở thành kênh hút vốn cho doanh nghiệp và hấp dẫn, thu hút nhà đầu tư ngoại?

Bị cáo Trương Mỹ Lan có thoát án tử hình?

Bị cáo Trương Mỹ Lan có thoát án tử hình?

11/04/2024 11:34

Bà Trương Mỹ Lan bị cáo buộc dùng các thủ đoạn, biến SCB thành công cụ tài chính của mình, gây thiệt hại hơn 677.000 tỷ đồng. Trong phần luận tội, cơ quan công tố đề nghị tử hình bà Lan.

Quý I/2024, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành tăng trưởng ấn tượng

Quý I/2024, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và lữ hành tăng trưởng ấn tượng

11/04/2024 11:31

Hoạt động dịch vụ, du lịch quý I/2024 sôi động và tăng trưởng ấn tượng với doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống và du lịch lữ hành đạt 189 nghìn tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, trong đó dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 174,9 nghìn tỷ đồng, tăng 13,4%; du lịch lữ hành ước đạt 14,1 nghìn tỷ đồng, tăng 46,3%.