Chuyên gia khuyến cáo những biện pháp cần thực hiện để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella
Thông tin về vụ ngộ độc thực phẩm khiến hàng loạt học sinh trường Ischool, Nha Trang khiến hơn 600 em học sinh nhập viện, tối ngày 21/11 Sở Y tế Khánh Hòa ra thông báo cho biết, kết quả phân lập nuôi cấy mẫu phân ghi nhận tác nhân khiến hàng trăm học sinh trường Ischool Nha Trang ngộ độc là vi khuẩn Salmonella.
Vậy khuẩn này là gì? Dấu hiệu nhận biết cơ thể bị nhiễm vi khuẩn Salmonella gì? Làm sao để chúng ta có thể phòng tránh?
Dưới đây, là những giải đáp chi tiết của PGS.TS Nguyễn Huy Nga, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế về những câu hỏi này.
Bệnh nhiễm khuẩn Salmonella (ngộ độc thực phẩm) là một bệnh nhiễm trùng đường tiêu hóa, ảnh hưởng đến lớp niêm mạc của ruột non, xảy ra khi vi khuẩn Salmonella xâm nhập vào cơ thể.
Hầu hết các trường hợp ngộ độc nhẹ có thể tự khỏi mà không cần điều trị, nhưng trong một số trường hợp nặng hơn, người bị ngộ độc cần phải được cấp cứu. Trong một số trường hợp, tình trạng tiêu chảy do nhiễm khuẩn Salmonella có thể gây mất nước nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế kịp thời để tránh tử vong. Các biến chứng có nguy cơ đe dọa tính mạng cũng có thể phát triển nếu tình trạng nhiễm trùng lan ra ngoài ruột.
Các triệu chứng của nhiễm vi khuẩn salmonella
Các triệu chứng ngộ độc thực phẩm Salmonella thường xuất hiện nhanh chóng, trong vòng 8 -72 giờ sau khi ăn hoặc uống nước bị nhiễm Salmonella. Các triệu chứng điển hình trong giai đoạn cấp tính bao gồm:
Đau bụng co thắt
Ớn lạnh
Tiêu chảy
Sốt
Đau cơ
Buồn nôn, nôn
Dấu hiệu mất nước (như nước tiểu có màu sẫm, khô miệng và mệt rã người)
Đôi khi khi phân cũng có thể có máu.
Trẻ em có thể bị mất nước nghiêm trọng chỉ trong 1 ngày và đe dọa đến tính mạng.
Cách xử lý khi bị ngộ độc thực phẩm do vi khuẩn Salmonella
Diệt vi khuẩn Salmonella bằng kháng sinh. Những thuốc kháng sinh thường dùng là chloramphenicol, ampicillin với liều lượng thích hợp để tránh biến chứng truỵ tim mạch vì thuốc diệt vi khuẩn làm giải phóng ra quá nhiều nội độc tố. Tuy nhiên, ngày nay cũng đã xuất hiện những chủng Salmonella đề kháng với các kháng sinh trên, vì vậy cần làm kháng sinh đồ để chọn kháng sinh thích hợp.
Những biện pháp cần thực hiện để phòng ngừa nhiễm vi khuẩn Salmonella
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn Salmonella, chúng ta cần đặc biệt lưu ý trong vấn đề giữ gìn vệ sinh an toàn thực phẩm, cụ thể:
- Rửa trái cây và rau dưới vòi nước chảy.
- Rửa tay thật sạch với xà phòng trước và sau khi xử lý, chế biến thực phẩm.
- Vệ sinh dụng cụ chế biến, dụng cụ ăn cũng như không gian nhà bếp định kỳ.
- Không ăn tiết canh, không ăn thịt tái.
- Thức ăn nấu để dành cần nấu chín, để nguội và sau đó cho vào tủ lạnh ngay, tối đa là trong vòng 4 giờ đồng hồ sau khi nấu xong.
- Đun sôi thức ăn trước khi ăn là biện pháp tốt nhất. Thịt đã ướp lạnh thời gian đun nấu phải kéo dài hơn bình thường, khi đun phải đảm bảo nhiệt độ sôi cả bên trong miếng thịt nên với các thực phẩm trong gia đình phải đun sôi ít nhất 5 phút. Tuỳ theo loại thực phẩm mà thời gian đun sôi có thể phải kéo dài hơn.Thức ăn còn thừa, thức ăn dự trữ phải đun lại trước khi ăn.
- Thực phẩm nên được bảo quản trong tủ lạnh. Trong bảo quản thực phẩm: Đảm bảo thời gian cất giữ thức ăn đã chế biến và các nguyên liệu (chú ý nhất đối với các loại thịt hay gây ra ngộ độc như thịt băm, patê). Thịt nghiền mà không ướp lạnh ngay sau đó sẽ tạo điều kiện cho toàn bộ khối nguyên liệu đó nhiễm trùng mau chóng.
- Khi ăn ở các quán ăn ngoài đường, cần chú ý tránh các quán có môi trường ẩm thấp, bụi bẩn, bàn ghế, đũa muống không sạch sẽ.
- Đối với gia súc và gia cầm: Trong chăn nuôi cần chú ý đề phòng bệnh tật cho chúng. Phải kiểm tra thú y khi giết súc vật, điều này càng làm tốt thì càng ít có cơ hội bán hoặc xuất ra các loại thịt đã nhiễm Salmonella. Trong khi giết thịt phải đảm bảo tính riêng rẽ, tránh sự lây lan của vi khuẩn, chú ý tới các loại dụng cụ dùng khi giết thịt.
- Bảo đảm vệ sinh nơi ăn, tránh ruồi nhặng, chuột. Giám sát chế độ vệ sinh nơi ăn uống công cộng, vệ sinh dụng cụ và vệ sinh nhân viên thường xuyên.
- Thực hiện nghiêm ngặt chế độ khám tuyển trước khi vào và khám định kỳ (một năm 1 lần) đối với người tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm nhất là thức ăn đã chín. Nếu phát hiện người có bệnh hoặc người lành mang trùng phải cho cách ly và điều trị ngay cho tới khi khỏi hoàn toàn (xét nghiệm âm tính). Nếu còn mang trùng kéo dài cho chuyển công việc khác.
- Ngoài ra, hiện nay đã có vaccine phòng bệnh thương hàn, thường được chỉ định cho những người có nguy cơ phơi nhiễm cao như người bệnh suy giảm miễn dịch hoặc các nhân viên y tế phải thường xuyên tiếp xúc với nguồn bệnh.
PGS.TS Nguyễn Huy Nga - Nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế
TIN LIÊN QUAN
Cùng chủ đề
Năm 2024, dự kiến tiêm miễn phí vaccine phòng rotavirus cho trẻ
Tin tức kinh tế ngày 2/8: Xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp FDI giảm hơn 41 tỷ USD
Số ca mắc COVID-19 có xu hướng tăng, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn
Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng COVID-19 quan trọng
Hà Nội tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em
Mùa đông Hà Nội mang theo cái lạnh kèm theo những lớp bụi mịn dày đặc
19/11/2024, 14:15Nồng độ PM2.5 tại Hà Nội hiện cao gấp 20.3 lần ngưỡng an toàn
14/11/2024, 10:56Hà Nội đang trong những ngày ô nhiễm, bụi mịn gây nguy hại sức khỏe
01/11/2024, 15:18Bắt pen, hít dầu gió - Những trend nguy hiểm
22/10/2024, 10:15Mùa ô nhiễm không khí kéo dài cả nửa năm gây nguy hại đến sức khỏe
17/10/2024, 10:25Hà Nội chìm trong tình trạng ô nhiễm không khí
14/10/2024, 10:23Dự báo đợt ô nhiễm không khí ở miền Bắc sẽ kéo dài đến đầu năm sau
11/10/2024, 22:00Cảnh báo cháy rừng cấp nguy hiểm tại Chí Linh và Kinh Môn
09/10/2024, 12:18Sáng nay, chất lượng không khí tại Hà Nội ở mức có hại cho sức khỏe
Theo kết quả số liệu quan trắc của hệ thống AirVisual, trong sáng nay, (7/10), Hà Nội là thành phố ô nhiễm nhất thế giới với chỉ số AQI là 168, mức có hại cho sức khỏe.
[Infographic] Lũ ống, lũ quét và những điều cần lưu ý
Lũ quét, lũ ống và sạt lở đất đã gây ra thiệt hại nghiêm trọng về cả người lẫn tài sản. Do đó, việc nâng cao nhận thức của người dân về phòng ngừa và giảm thiểu thiệt hại từ những hiện tượng thời tiết này là rất cần thiết.
Tiếp tục có gió mùa Đông Bắc về, miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng trong bao lâu?
Hôm nay 2/10, gió mùa Đông Bắc vẫn tiếp tục về, nhiều thời điểm còn mạnh hơn ngày 1/10 do đó ở miền Bắc nhiệt độ sẽ còn giảm.
Phó Thủ tướng chỉ đạo sử dụng flycam để phát hiện các điểm có nguy cơ sạt lở
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Giao thông vận tải và địa phương triển khai ngay các flycam bay quét các điểm xung yếu, có nguy cơ sạt lở, kịp thời phát hiện các vết để cảnh báo sớm và có biện pháp phòng ngừa, di dời dân cư.
Dự báo mùa đông năm nay sẽ đến sớm và lạnh hơn
Những thay đổi thời tiết rõ rệt của của tháng 9 năm 2024 với tháng 9 năm 2023 cũng báo hiệu cho những sự thay đổi của thời tiết trong những tháng tới.
Công ty Eco Pearl City bị phạt 320 triệu đồng vì xây dựng dự án không có giấy phép môi trường
Công ty Cổ phần tập đoàn Eco Pearl City (Công ty Eco Pearl City) bị phạt 320 triệu đồng vì xây dựng dự án không có giấy phép môi trường theo quy định.
Áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, gió giật cấp 10
Dự báo trong 24 giờ tới, áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, cường độ cấp 8, giật cấp 10. Sáng mai sẽ áp sát Quảng Trị - Đà Nẵng
Miền Nam đón đợt mưa lớn kéo dài
TP. HCM và các tỉnh miền Nam đang đối mặt với một đợt mưa bão kéo dài trong vài ngày tới. Thậm chí, có khả năng hình thành áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông khiến tình hình trở nên phức tạp và nguy hiểm hơn.
Sẵn sàng các phương án tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn và viện trợ nhân dân vùng lũ bằng máy bay
Theo thông tin từ Quân chủng Phòng không - Không quân, trước diễn biến phức tạp của mưa lũ trên phạm vi toàn miền Bắc, Trung đoàn 916, Sư đoàn 371 đã xây dựng các phương án sử dụng máy bay, lực lượng cứu hộ, cứu trợ nhân dân vùng lũ.