Có nên tiêm vắc xin ngừa đậu mùa khỉ?
Sự xuất hiện của ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam khiến người dân băn khoăn đặt ra câu hỏi có nên tiêm vắc xin để phòng bệnh?

Sự xuất hiện của ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam được Bộ Y tế khẳng định đã trong tầm kiểm soát và khó có khả năng lây lan. PGS.TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng nhận định: “Sự xuất hiện của ca bệnh đậu mùa khỉ không có gì bất ngờ trong bối cảnh thế giới đang mở cửa, giao lưu trở lại sau đại dịch COVID-19”.
Theo kết quả giải trình tự gene, nữ bệnh nhân đầu tiên mắc đậu mùa khỉ chủng Monkeypox virus thuộc clade Iib - có nguồn gốc từ Tây Phi, lây lan chậm và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với chủng Trung Phi. Đây là chủng đang lưu hành phổ biến tại nhiều quốc gia ở châu Âu. Dù vậy, GS.TS Phan Trọng Lân, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) lưu ý cần thận trọng, bởi hầu hết các trường hợp ghi nhận mắc bệnh trên thế giới nằm ở nhóm đối tượng, lứa tuổi chưa phải nguy cơ cao để có thể gây tiến triển nặng như ở trẻ em, phụ nữ mang thai...
Biện pháp trọng tâm trước mắt, theo Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, cần phải kiểm soát chặt chẽ, phát hiện sớm các ca lây nhiễm để ngăn chặn bệnh dịch lây lan trong cộng đồng.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế công cộng (Trường Đại học Y dược TPHCM), hiện một số quốc gia trên thế giới đã cấp phép lưu hành vắc xin đậu mùa khỉ. Tuy nhiên, loại vắc xin này không được khuyến cáo tiêm rộng rãi mà chỉ ở nhóm đối tượng có nguy cơ cao, cụ thể những người có quan hệ với nhiều bạn tình.
Liên quan tới một số ý kiến cho rằng, có thể sử dụng vắc xin trước đây phòng bệnh đậu mùa để tiêm ngừa cho các đối tượng có nguy cơ cao, PGS.TS Đỗ Văn Dũng khẳng định, đây là quan điểm không hoàn toàn chính xác: “Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), loại vắc xin đậu mùa (smallpox vắc xin) dùng trước đây không được khuyến cáo sử dụng cho đậu mùa khỉ”.
Ông giải thích, thứ nhất, vắc xin đậu mùa khỉ là vắc xin sống, nên với những bệnh nhân có sức đề kháng kém thì có nguy cơ sẽ bị nhiễm bệnh khi tiêm ngừa. Thứ hai, virus trong vắc xin đậu mùa khỉ và đậu mùa là hai loại khác nhau nên các chuyên gia lo ngại có khả năng kết hợp để tạo thành một chủng mới.
“Cộng đồng không nên quá hoang mang, lo lắng về căn bệnh này cũng như vấn đề vắc xin để tiêm ngừa. Điều quan trọng nhất hiện nay là cùng phối hợp với lực lượng chức năng, cơ sở y tế để phát hiện sớm các ca bệnh. Nếu có tiền sử dịch tễ, các dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh, hãy liên hệ với cơ sở y tế để được thăm khám”, PGS. Dũng khuyến cáo.
Cùng chủ đề
Sức khỏe của bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ đầu tiên ở Việt Nam hiện ra sao?
TP Hồ Chí Minh đã phát hiện trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên như thế nào?
Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ
Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
Bộ Y tế xây dựng 3 tình huống ứng phó với dịch bệnh đậu mùa khỉ

Thêm 8 ca nhiễm, virus Marburg có dễ lây nhiễm không?
25/03/2023, 07:53
Đánh thuế TTĐB với đồ uống có đường: Vẫn còn nhiều băn khoăn
17/03/2023, 06:43
Dược Danapha bị cưỡng chế gần 3,8 tỷ đồng
12/03/2023, 06:49
Bộ Y tế đình chỉ lưu hành Serum thâm X2 - Nhãn hàng Huyền Phi
04/03/2023, 06:31
Sợ sai!
03/03/2023, 05:59
Khi y tế tư nhân không xa rời trách nhiệm xã hội
28/02/2023, 10:28
Vinamilk và Bộ TNMT khởi động dự án trồng cây hướng đến Net Zero
28/02/2023, 10:22
Lương hưu, trợ cấp BHXH có tăng theo mức tăng lương cơ sở không?
24/02/2023, 06:36
Thuốc lá thế hệ mới ngày càng khó quản lý
03/02/2023, 06:07
6 cách phòng bệnh hô hấp mùa đông xuân
02/02/2023, 06:12Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động từ 1/3
Việc bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại được quy định tăng từ ngày 1/3/2023
Bộ Y tế: Tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023
Bộ Y tế chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023 và chủ động phát hiện sớm, ứng phó kịp thời dịch bệnh.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tăng cường phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán 2023
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 05/CĐ-TTg ngày 8/1/2023 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch dịp Tết Nguyên đán và mùa lễ hội 2023.
Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng COVID-19 quan trọng
Trước sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2, Bộ Y tế ngày 6/1 nhấn mạnh, tiêm vaccine phòng COVID-19 là biện pháp quan trọng, chủ động phòng, chống dịch.
Hà Nội tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em
Sở Y tế Hà Nội vừa có công văn về việc tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em, gửi Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; UBND các quận, huyện, thị xã.
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tính đến ngày 18/12
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tính đến ngày 18/12 như sau:
Hà Nội bắt giữ đường dây sản xuất buôn bán thực phẩm chức năng giả
Cụ thể, căn cứ các tài liệu điều tra, ngày 15/12, Công an quận Hà Đông (Hà Nội) đã khám xét, bắt giữ đường dây sản xuất buôn bán hàng giả là thực phẩm bảo vệ sức khỏe, do Hứa Sỹ Cường (SN 1996, HKTT: Xuân Trường, Nam Định) cầm đầu.
Phát hiện cơ sở kinh doanh tập kết 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ
Lực lượng chức năng tỉnh Hà Tĩnh đã phát hiện một hộ kinh doanh trên địa bàn đang tập kết hơn 400kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, bốc mùi hôi thối để chuẩn bị đưa ra thị trường.
Một trường hợp tử vong nghi do nhiễm virus dại sau khi bị chó cắn
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn tỉnh ghi nhận một trường hợp tử vong nghi do nhiễm virus dại sau khi bị chó cắn là bệnh nhân N.T.Y., 48 tuổi, ngụ tại phường Tân Phong, TP. Biên Hòa.