Bộ Y tế yêu cầu tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ
Bộ Y tế ngày 4/8 có Công văn số 4163/BYT-DP về việc tăng cường phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ gửi giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố.
Theo Bộ Y tế, từ tháng 5/2022 đến nay, dịch bệnh đậu mùa khỉ đã gia tăng liên tục cả về số ca mắc và số quốc gia, vùng lãnh thổ ghi nhận ca bệnh.
Ngày 23/7, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã công bố dịch bệnh này là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng quốc tế. Đến ngày 30/7, đã ghi nhận trên 21 nghìn ca mắc tại 78 quốc gia, trong đó có 7 trường hợp tử vong. Một số quốc gia và vùng lãnh thổ gần với nước ta như: Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản... đã ghi nhận ca bệnh xâm nhập.

(Ảnh minh họa)
Thực hiện Công điện số 680/CĐ-TTg ngày 1/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ với tinh thần "Sớm một bước, cao hơn một mức", Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo đẩy mạnh giám sát dịch bệnh tại các cửa khẩu (nếu có) trên địa bàn, giám sát tại các cơ sở khám chữa bệnh (trong đó có cơ sở khám bệnh phụ khoa, da liễu, HIV/AIDS) và giám sát dựa vào sự kiện tại cộng đồng để phát hiện sớm, truy vết, điều tra, quản lý ca bệnh và xử lý, không để bệnh lây lan ra cộng đồng, đặc biệt lưu ý các trường hợp có triệu chứng, tiếp xúc với người nghi ngờ, mắc bệnh.
Bên cạnh đó, tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế các tuyến về giám sát, các biện pháp phòng chống, chăm sóc, điều trị, phòng, chống lây nhiễm bệnh đầu mùa khỉ.
Tại văn bản này Bộ Y tế cũng yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh sẵn sàng tổ chức thu dung, phân luồng, điều trị người bệnh kịp thời, an toàn, hiệu quả và đảm bảo phòng, chống lây nhiễm, không để xảy ra lây nhiễm chéo, lây nhiễm đối với nhân viên y tế.
Bộ Y tế nêu rõ: Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản đáp ứng, diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không để bị động; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp thu dung, điều trị, phòng chống dịch.
Thực hiện truyền thông minh bạch, bằng nhiều hình thức tới người dân, cộng đồng về tình hình dịch bệnh và các biện pháp dự phòng dịch bệnh đậu mùa khỉ theo khuyến cáo của Bộ Y tế. Trong đó, lưu ý truyền thông cho các đối tượng có nguy cơ cao, đồng thời khuyến cáo người dân chủ động khai báo với các cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ, mắc bệnh.
TIN LIÊN QUAN
-
Tối 4/8: Ghi nhận 2.012 ca mắc COVID-19 mới, 7.712 bệnh nhân khỏi bệnh
-
Hà Nội yêu cầu bảo đảm cung ứng, kiểm soát chặt chẽ giá thuốc điều trị cúm mùa
-
Hội nghị trực tuyến đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine COVID-19 và tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh
-
Bộ Y tế xây dựng 3 tình huống ứng phó với dịch bệnh đậu mùa khỉ

Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động từ 1/3
30/01/2023, 05:24
Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng COVID-19 quan trọng
07/01/2023, 07:06
Hà Nội tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em
27/12/2022, 10:43
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tính đến ngày 18/12
20/12/2022, 06:01
Hà Nội bắt giữ đường dây sản xuất buôn bán thực phẩm chức năng giả
20/12/2022, 05:59
Một trường hợp tử vong nghi do nhiễm virus dại sau khi bị chó cắn
17/12/2022, 19:28Bổ sung vitamin hậu COVID-19 là cách phục hồi sức khỏe nhanh chóng
Mặc dù đã khỏi bệnh nhưng nhiều người sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 vẫn luôn gặp phải các triệu chứng, điển hình như: đau đầu, ho khan, mất ngủ, rụng tóc,… Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam của ngành y tế Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Ngày 5/12/2022, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 5490/KH-SYT về thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam của ngành y tế Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Tối 2/12: Ghi nhận 635 ca mắc COVID-19 mới, có 145 bệnh nhân khỏi bệnh
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.517.124 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.389 ca nhiễm).
Việt Nam ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19
Ngày 30/11, Việt Nam ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19.
Tối 30/11: Ghi nhận 485 ca mắc COVID-19 mới, có 146 bệnh nhân khỏi bệnh
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.515.908 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.377 ca nhiễm).
Việt Nam: Ghi nhận thêm 2 ca tử vong do COVID-19
Trong ngày 28/11, Việt Nam ghi nhận 2 ca tử vong do COVID-19 tại Tây Ninh. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.172 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
SeABank tích cực bảo vệ môi trường, lan tỏa thông điệp “vì cuộc sống xanh”
“Tuần lễ công dân” là hoạt động xã hội thường niên của SeABank kể từ năm 2010 nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội của CBNV Ngân hàng với cộng đồng và môi trường sống xung quanh.
Tin COVID-19 mới nhất tối 27/11: Số ca mắc mới còn 358, không có ca tử vong
Tin COVID-19 mới nhất tối 27/11 của Bộ Y tế cho biết, hôm nay cả nước ghi nhận số ca mắc mới còn 358, thấp nhất trong 4 ngày qua, không có ca tử vong.
Sở Y tế Yên Bái thông báo thu hồi 2 lô thuốc bột pha tiêm Greaxim 2g, VD-33386- 19 và Greaxim, VD-18235-13
Thực hiện công văn số 12290/QLD-CL ngày 17/11/2022 của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, Sở Y tế Yên Bái thông báo thu hồi 2 lô thuốc bột pha tiêm Greaxim 2g, VD- 33386-19 và Greaxim, VD-18235-13.