Tăng cường công tác phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ
UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Công văn số 2594/UBND-KGVX về tăng cường công tác phòng, chống bệnh đậu mùa khỉ.

Bệnh đậu mùa khỉ lây truyền từ động vật sang người và có thể lây từ người sang người
Nhằm chủ động kiểm soát, phòng chống bệnh Đậu mùa khỉ trên địa bàn với tinh thần và giải pháp là “Sớm một bước, cao hơn một bước”, UBND thành phố yêu cầu Sở Y tế theo dõi chặt tình hình dịch, cập nhật kịp thời các hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn uy tín trong và ngoài nước; kịp thời tham mưu UBND thành phố các biện pháp phòng, chống bệnh Đậu mùa khỉ hiệu quả, kịp thời, phù hợp với tình hình thành phố.
Ngành Y tế phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai giám sát, ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập, đặc biệt trú trọng công tác kiểm dịch y tế tại Cảng hàng không quốc tế Nội bài theo hướng dẫn của Bộ Y tế và các cơ quan chuyên môn tuyến trên.
Ngoài ra, căn cứ kế hoạch đáp ứng về y tế với bệnh Đậu mùa khỉ tại Việt Nam của Bộ Y tế, tham mưu kế hoạch của thành phố kịp thời, khoa học, phù hợp tình hình dịch bệnh.
Đồng thời, tăng cường giám sát, phát hiện, điều tra, xử lý các ca bệnh, ổ dịch phát (nếu có), không để lan rộng, đảm bảo cơ sở, vật chất phục vụ công tác thu dung, điều trị người mắc bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong; Ưu tiên bảo vệ lực lượng y tế, đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng dễ bị tổn thương.
Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương về giám sát, phát hiện, xử lý ổ dịch các biện pháp dự phòng và điều trị bệnh Đậu mùa khỉ. Đảm bảo phương tiện, vật tư, trang thiết bị, thuốc phù hợp cho công tác phòng, chống dịch bệnh.
UBND thành phố yêu cầu UBND các quận, huyện, thị xã quán triệt, chỉ đạo thông suốt, quyết liệt, huy động các cấp, ngành, đoàn thể tham gia vào công tác phòng, chống dịch bệnh Đậu mùa khỉ và chịu trách nhiệm trước UBND thành phố về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn.
Ngoài ra, các cơ quan chức năng giám sát chặt chẽ dịch bệnh trong cộng đồng, phát hiện sớm, điều trị kịp thời người mắc, hạn chế thấp nhất trường hợp tử vong, xử lý triệt để ổ dịch, sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, kinh phí để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, tiếp nhận và điều trị các trường hợp mắc bệnh.
Bên cạnh đó, UBND thành phố yêu cầu chủ động xây dựng kế hoạch, kịch bản đáp ứng, tổ chức diễn tập theo các tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong trường hợp dịch bệnh xảy ra; Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế đối với các cơ sở y tế trên địa bàn theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế; Thiết lập đường dây dóng (tại các Trung tâm y tế) nơi tiếp nhận thông tin để tư vấn, hỗ trợ người dân về Đậu mùa khỉ.
TIN LIÊN QUAN
-
Phát hiện thuốc điều trị ung thư chứa chất độc được nhập về Việt Nam
-
Tối 16/8: Ghi nhận 2.983 ca mắc COVID-19 mới, có 5.214 bệnh nhân khỏi bệnh
-
Đón mùa trăng trọn vẹn cùng tinh hoa bánh trung thu tươi “Song Lân Khai Phúc” từ Vinpearl Luxury Landmark 81 và Almaz
-
Bộ Y tế lên tiếng về tình trạng thiếu thuốc chống đông máu chứa Protamin sulfat

Tăng mức bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động từ 1/3
30/01/2023, 05:24
Tiêm vaccine vẫn là biện pháp phòng COVID-19 quan trọng
07/01/2023, 07:06
Hà Nội tăng cường tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ em
27/12/2022, 10:43
Tình hình tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 tính đến ngày 18/12
20/12/2022, 06:01
Hà Nội bắt giữ đường dây sản xuất buôn bán thực phẩm chức năng giả
20/12/2022, 05:59
Một trường hợp tử vong nghi do nhiễm virus dại sau khi bị chó cắn
17/12/2022, 19:28Bổ sung vitamin hậu COVID-19 là cách phục hồi sức khỏe nhanh chóng
Mặc dù đã khỏi bệnh nhưng nhiều người sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 vẫn luôn gặp phải các triệu chứng, điển hình như: đau đầu, ho khan, mất ngủ, rụng tóc,… Tình trạng này kéo dài gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống và công việc của người bệnh.
Hà Nội ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam của ngành y tế Hà Nội giai đoạn 2021-2025
Ngày 5/12/2022, Sở Y tế Hà Nội ban hành Kế hoạch số 5490/KH-SYT về thực hiện Chương trình sức khỏe Việt Nam của ngành y tế Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Tối 2/12: Ghi nhận 635 ca mắc COVID-19 mới, có 145 bệnh nhân khỏi bệnh
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.517.124 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.389 ca nhiễm).
Việt Nam ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19
Ngày 30/11, Việt Nam ghi nhận 1 ca tử vong do COVID-19.
Tối 30/11: Ghi nhận 485 ca mắc COVID-19 mới, có 146 bệnh nhân khỏi bệnh
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 11.515.908 ca nhiễm, đứng thứ 13/230 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 117/230 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 116.377 ca nhiễm).
Việt Nam: Ghi nhận thêm 2 ca tử vong do COVID-19
Trong ngày 28/11, Việt Nam ghi nhận 2 ca tử vong do COVID-19 tại Tây Ninh. Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 43.172 ca, chiếm tỷ lệ 0,4% so với tổng số ca nhiễm.
SeABank tích cực bảo vệ môi trường, lan tỏa thông điệp “vì cuộc sống xanh”
“Tuần lễ công dân” là hoạt động xã hội thường niên của SeABank kể từ năm 2010 nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội của CBNV Ngân hàng với cộng đồng và môi trường sống xung quanh.
Tin COVID-19 mới nhất tối 27/11: Số ca mắc mới còn 358, không có ca tử vong
Tin COVID-19 mới nhất tối 27/11 của Bộ Y tế cho biết, hôm nay cả nước ghi nhận số ca mắc mới còn 358, thấp nhất trong 4 ngày qua, không có ca tử vong.
Sở Y tế Yên Bái thông báo thu hồi 2 lô thuốc bột pha tiêm Greaxim 2g, VD-33386- 19 và Greaxim, VD-18235-13
Thực hiện công văn số 12290/QLD-CL ngày 17/11/2022 của Cục Quản lý dược - Bộ Y tế, Sở Y tế Yên Bái thông báo thu hồi 2 lô thuốc bột pha tiêm Greaxim 2g, VD- 33386-19 và Greaxim, VD-18235-13.