Cục Hàng không đề xuất bổ sung quy hoạch 9 sân bay mới
Mới đây, Cục Hàng không Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục nghiên cứu, đưa vào quy hoạch 9 sân bay mới khi đủ điều kiện.

Cục Hàng không đề xuất bổ sung quy hoạch 9 sân bay mới.
Thêm 9 địa phương được bật "đèn xanh"
Cục Hàng không vừa có văn bản báo cáo Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về kết quả làm việc với các địa phương có đề xuất đưa sân bay mới vào Dự thảo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay cả nước giai đoạn 2030, tầm nhìn tới năm 2050.
Trên cơ sở đề xuất của địa phương, các điều kiện liên quan (kể cả điều kiện về có nhà đầu tư quan tâm), Cục Hàng không đề xuất Bộ GTVT nghiên cứu, bổ sung vào quy hoạch 9 sân bay mới tại các tỉnh: Hà Giang (sân bay Tân Quang), Yên Bái, Tuyên Quang (Na Hang), Hà Tĩnh, Kon Tum (Măng Đen), Quảng Ngãi (Lý Sơn), Khánh Hòa (Vân Phong), Đăk Nông, Tây Ninh.
Cục Hàng không cũng đề nghị các địa phương trên lập đề án đánh giá hiệu quả, tính khả thi, phương thức huy động vốn ngoài ngân sách để xây dựng sân bay.
Sân bay duy nhất trong đề xuất bị loại là Mộc Châu (sân bay thứ 2 của Sơn La, ngoài sân bay Nà Sản). Cục Hàng không cho rằng, vị trí khu đất làm sân bay trong rừng quốc gia Mộc Châu có thời tiết không thuận lợi, mỗi năm có khoảng 5 tháng sương mù, ảnh hưởng đến khai thác dân dụng. Phía địa phương cũng thống nhất sân bay Mộc châu chỉ phục vụ chuyên dùng (bay du lịch, thủy phi cơ, trực thăng).
Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn là hình mẫu
Theo ông Nguyễn Anh Dũng - Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch đầu tư (Bộ GTVT), nhu cầu vốn đầu tư các cảng hàng không giai đoạn 2021-2030 theo quy hoạch là trên 403.000 tỷ đồng. Trong khi đó, ACV cân đối được khoảng 265.000 tỷ đồng; Bộ GTVT cân đối được hơn 9.840 tỷ đồng.
Số còn lại – trên 128.000 tỷ đồng sẽ tính toán huy động từ các nguồn khác.
Cũng theo ông Dũng, hiện, trên thế giới, hầu hết chính phủ các nước vẫn nắm giữ, quản lý, khai thác 100% hoặc nắm giữ cổ phần chi phối đối với các cảng hàng không lớn, quan trọng.
Đối với các cảng hàng không vừa và nhỏ, mang tính chất phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thường được xã hội hóa.
Từ các mô hình trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam, theo đại diện Vụ Kế hoạch – Đầu tư, Bộ GTVT, hình thức đầu tư PPP phù hợp với điều kiện Việt Nam
Trong đó, cho tư nhân đầu tư toàn bộ đối với cảng hàng không, hoặc đầu tư từng công trình riêng lẻ như nhà ga hành khách, nhà ga hàng hóa…đối với với cảng hàng không nhà nước cần nắm giữ.
Tuy nhiên, phương án tài chính các dự án thường có thời gian hoàn vốn kéo dài (trung bình từ 40-50 năm) nên cần sự tham gia hỗ trợ rất lớn từ địa phương.
Phạm Ngọc Sáu – Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, cảng hàng không tư nhân đầu tiên và duy nhất cả nước hiện nay cho biết, đầu tư vào sân bay sẽ không thể có lãi trong thời gian trước mắt, nhưng sẽ góp phần kéo theo các ngành khác phát triển.
Theo ông Sáu, sự có mặt của Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn đã góp phần thay đổi diện mạo của huyện Vân Đồn. Cụ thể, ngân sách huyện Vân Đồn năm 2015 là 130 tỷ đồng thì từ năm 2020, vượt 1.000 tỷ mỗi năm.
“Có sân bay Vân Đồn, nhiều du khách quốc tế đến, nhiều nhà đầu tư vào. Một điều quan trọng là đã góp phần tạo nên một cuộc cách mạng về thu hút đầu tư tư nhân vào làm sân bay" – ông Sáu chia sẻ.
Từ thực tiễn của Cảng hàng không quốc tế Vân Đồn, ông Sáu kiến nghị cần phải có chính sách, hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng để thu hút đầu tư tư nhân vào xây dựng cảng hàng không.
Là địa phương đề xuất bổ sung sân bay vào mạng lưới quy hoạch hàng không quốc gia, ông Nguyễn Thanh Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh chia sẻ: “Không phải thấy mọi người có sân bay thì mình đăng ký đâu. Chúng ta phải có tư duy quốc gia chứ không phải tư duy cục bộ địa phương. Với Tây Ninh, chúng tôi thấy hội đủ yếu tố cần và đủ”.
Theo ông Ngọc, dư địa phát triển của Tây Ninh về du lịch rất lớn. Việc hình thành sân bay Tây Ninh không chỉ chia sẻ áp lực vận chuyển hàng không với sân bay Tân Sơn Nhất mà còn giúp Tây Ninh kết nối với các điểm du lịch trong và ngoài nước; đồng thời góp phần bảo đảm an ninh quốc phòng và đối ngoại quốc gia.
6 tiêu chí quan trọng để 1 sân bay
Trước đó, tháng 4/2022, khi trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo Quy hoạch Hệ thống cảng hàng không, Bộ GTVT đã liệt kê 6 tiêu chí quan trọng để 1 sân bay có thể được đưa vào quy hoạch, gồm: sản lượng hàng hóa; nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội (tăng trưởng GDP, việc làm, thúc đẩy du lịch); nhu cầu đảm bảo quốc phòng - an ninh (chiến lược, dự phòng chiến lược); nhu cầu đáp ứng hoạt động khẩn nguy, cứu trợ; điều kiện tự nhiên (vùng trời, tĩnh không…); cự ly tiếp cận (100 km đối với sân bay đồng bằng và 200 km đối với sân bay miền núi). Đây là cơ sở để tránh lãng phí về nguồn lực và cũng là cơ sở để các nhà đầu tư tư nhân có thể định lượng hiệu quả trong trường hợp các sân bay được đầu tư theo hình thức PPP.
Cùng chủ đề
Vì sao Cục Hàng không chỉ chọn 2 sân bay Ninh Thuận và Đồng Nai vào quy hoạch?
Thị trường hàng không nội địa đang trên đà phục hồi mạnh mẽ
Nâng cấp 22 cảng hàng không, đầu tư 6 sân bay mới đến 2030
Đến năm 2050, Việt Nam dự kiến có hơn 31 sân bay
Yêu cầu dừng ngay dịch vụ ưu tiên check-in có thu phí tại sân bay

Tạp chí Người Xây dựng ra mắt Văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh
21/09/2023, 05:49
Nóng: Ngành thuế rà soát ngăn gian lận trong khai thác khoáng sản
19/09/2023, 22:17
Khoảng cách 'chết người' qua vụ cháy kinh hoàng!
19/09/2023, 07:22
Sống ở chung cư mini, người dân phải biết 'võ'!
19/09/2023, 07:20
Thời tiết hôm nay 15/9: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày
15/09/2023, 11:15
Thủ tướng yêu cầu xây dựng quy chuẩn về đường bộ cao tốc
13/09/2023, 10:53Dấu ấn những lần thăm Việt Nam của các Tổng thống Mỹ
Kể từ khi Việt Nam và Mỹ bình thường hóa quan hệ đến nay, 4 tổng thống Mỹ đã đến thăm Việt Nam nhằm củng cố và thúc đẩy quan hệ song phương.
Điệp khúc 'tiền trường'
Chuyện này thuộc nhóm các câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Thế nhưng, biết rồi mà chưa biết hết, vì mỗi năm nó lặp lại với những tình tiết mới có phần phức tạp, ngang nhiên, tùy tiện.
Dấu ấn phát triển quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ
Quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ thời gian qua tiếp tục đà phát triển tích cực. Trên cả ba bình diện song phương, khu vực và quốc tế, có nhiều tiến triển nổi bật và đã đạt được một số kết quả cụ thể, góp phần kỷ niệm 10 năm xác lập khuôn khổ quan hệ Đối tác toàn diện.
Thời tiết hôm nay 9/9: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày
Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 9/9/2023. Dự báo thời tiết ngày 9/9/2023 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.
Điểm tin Môi trường ngày 8/9: Hồ Biển Lạc không phải công trình thủy lợi lãng phí
Dự kiến chuyển đổi 1.600 ha đất rừng làm hồ thủy lợi La Ngà 3; Hà Nội chuyển đổi gần 300ha đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp; Hồ Biển Lạc không phải công trình thủy lợi lãng phí; Cả nước xuất hiện mưa dông kéo dài.
'Sáng kiến nảy ra từ thực tế công việc'
Đó là chia sẻ của anh Đinh Văn Thảo - Công nhân Đội Truyền tải điện Krông Nô (Truyền tải điện Đắk Nông, Công ty Truyền tải điện 3) - người đã có nhiều sáng kiến được công nhận và áp dụng vào thực tế. Anh được gọi là “cây sáng kiến” của Truyền tải điện Đắk Nông.
Quảng Trị: Cá chết hàng loạt nghi do xâm nhập mặn
Những ngày qua, đầm nuôi cá của hộ ông Trần Đình Ba trú tại khu phố 3, thị trấn Cửa Việt, huyện Gio Linh (Quảng Trị) diễn ra tình trạng cá chết hằng loạt, nổi trắng mặt nước.
Đà Nẵng và tầm nhìn phát triển hướng biển
Đà Nẵng với lợi thế có bờ biển dài 90km, việc phát triển kinh tế biển cùng với du lịch và công nghiệp công nghệ cao là 3 trụ cột để thành phố này phát triển.
Thời tiết hôm nay 8/9: Cập nhật tin thời tiết mới nhất trong ngày
Cập nhật tin tức thời tiết mới nhất hôm nay 8/9/2023. Dự báo thời tiết ngày 8/9/2023 tại Hà Nội và các khu vực trên cả nước.