Đất vàng nhà máy Rạng Đông tại sao chưa bị di dời?
Sau vụ cháy nhà máy Rạng Đông khủng khiếp vừa qua, nhiều ý kiến thắc mắc rằng tại sao doanh nghiệp này không bị di dời theo chủ trương?
Vụ cháy nhà máy Rạng Đông (Công ty CP Bóng đèn Phích nước Rạng Đông) vừa qua, khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Nhất là vấn đề xử lý môi trường sau vụ cháy, làm sao để người dân không bị ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
Nhiều ngày sau vụ cháy trên vẫn còn đó những ý kiến bàn cãi quanh câu chuyện di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội thành Hà Nội.
Theo đó, vào thời điểm nhiều năm trước đây, chính quyền đã có chủ trương di rời các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội thành Hà Nội nhưng tại sao đến nay nhà máy Rạng Đông vẫn bám trụ ở khu đất vàng?
Theo tờ Infonet: Đầu năm 2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 130/QĐ-TTg về biện pháp lộ trình di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp, bệnh viện, cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp và các cơ quan đơn vị trong nội thành Hà Nội.
Thực hiện chủ trương trên, năm 2016, báo cáo về tác động của Luật Thủ đô, TP Hà Nội đã xác định lộ trình đến năm 2020 sẽ di dời 117 cơ sở gây ô nhiễm trên địa bàn 12 quận ra khỏi nội thành.
Trong đó, quận Đống Đa 15 cơ sở; quận Ba Đình 2 cơ sở; quận Cầu Giấy 2 cơ sở; quận Hai Bà Trưng 18 cơ sở; quận Hoàn Kiếm 6 cơ sở; quận Hà Đông 28 cơ sở; quận Bắc Từ Liêm 6 cơ sở; quận Thanh Xuân 9 cơ sở; quận Nam Từ Liêm 2 cơ sở; quận Hoàng Mai 11 cơ sở và quận Long Biên 17 cơ sở.
Thế nhưng, sau 2 năm, tại Hội nghị giao ban trực tuyến tháng 9/2018, số liệu báo cáo Hà Nội đưa ra mới chỉ giảm được 4 cơ sở. TP Hà Nội cũng đã báo cáo xin ý kiến, trình Thủ tướng Chính phủ cho phép cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp phải di dời thực hiện bán tài sản gắn liền với đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
Nhà nước thu hồi đất của cơ quan, tổ chức, đơn vị, sự nghiệp phải di dời để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng; doanh nghiệp phải di dời tự làm chủ đầu tư hoặc liên doanh với nhà đầu tư khác hình thành pháp nhân mới làm chủ đầu tư để thực hiện chuyển mục đích sử dụng đất theo quy hoạch.
Theo chủ trương của Chính phủ về di dời các nhà máy gây ô nhiễm ra khỏi nội thành Hà Nội, nhà máy Bóng đèn Phích nước Rạng Đông sẽ phải di dời về khu công nghiệp Quế Võ (Bắc Ninh) để nhường đất cho mục đích sử dụng khác hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, đến nay trên địa bàn TP đến nay vẫn còn nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất công nghiệp chưa chịu di dời.
Theo lý giải của Hà Nội, sở dĩ có sự chậm trễ là do tâm lý doanh nghiệp không muốn di chuyển ra xa nội thành, muốn dựa vào lợi thế vị trí đất để sản xuất kinh doanh, thuận tiện đi lại và sinh hoạt; năng lực tài chính của hầu hết các doanh nghiệp còn hạn chế trong việc đầu tư thay đổi công nghệ sạch, đầu tư công nghệ xử lý nước thải, chất thải và đầu tư tại nơi di chuyển đến….
Liên quan đến vụ cháy này, Trường ĐH KHTN (Hà Nội) đã có thông báo tới toàn thể cán bộ và sinh viên. Phía trường dẫn thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng về việc có thể xảy ra nguy cơ ô nhiễm môi trường, nhất là ô nhiễm thủy ngân đối với các khu vực lân cận nhà máy.
Do vậy, ngay khi vụ việc xảy ra, Trường ĐH KHTN đã thành lập tổ chuyên gia để đánh giá tình hình với đại diện các khoa hóa học, môi trường, khí tượng thủy văn và hải dương học, Trung tâm Quan trắc và mô hình hóa môi trường, Trung tâm Động lực học thủy khí môi trường.
Theo đó, tổ chuyên gia sẽ mô phỏng lan truyền chất ô nhiễm từ đám cháy trong các tình huống dựa trên số liệu về khí tượng trong thời gian xảy ra đám cháy và một số kịch bản giả định về nguồn phát tán chất ô nhiễm.
Đồng thời, tổ cũng lấy mẫu và phân tích hàm lượng thủy ngân trong đất, nước mưa và thực vật tại khuôn viên Trường ĐH KHTN (334 Nguyễn Trãi) và ký túc xá Mễ Trì (182 Lương Thế Vinh).
Kết quả thu được cho thấy Trường ĐH KHTN và ký túc xá Mễ Trì là hai trong những khu vực ít chịu ảnh hưởng nhất của nguồn ô nhiễm (nếu có).Bên cạnh đó, kết quả phân tích môi trường thể hiện hàm lượng thủy ngân trong các mẫu đại diện đều dưới ngưỡng cho phép theo các quy chuẩn và tiêu chuẩn hiện hành.
Căn cứ các kết quả trên, Trường ĐH KHTN khẳng định hiện không có nguy cơ ô nhiễm thủy ngân trong các cơ sở của nhà trường, cán bộ và sinh viên có thể yên tâm làm việc và học tập.
Đập thủy điện Hố Hô xả lũ, hơn 26.000 học sinh phải nghỉ họcMưa lớn kéo dài kết hợp với việc xả lũ khiến 8 xã huyện miền núi Hương Khê (Hà Tĩnh) bị chia cắt. Hơn 26.000 học sinh buộc phải nghỉ học. |
Công ty CP Sông Đà 5 bị xử phạt vì vi phạm thuếCông ty Cổ phần Sông Đà 5 (mã chứng khoán: SD5) vừa bị Cục Thuế Hà Nội ra quyết định xử phạt hành chính vì những vi phạm về thuế. |
Lạ kỳ: Đất Hà Nội đắt đỏ, biệt thự xây xong bỏ hoang, nhếch nhác như 'ổ chuột'Hàng trăm ngôi biệt thự, liền kề ở khu đô thị Tân Tây Đô đã xuống cấp, nhếch nhách, cỏ mọc um tùm. Trong khi đó, giá bán vẫn được rao lên đến gần chục tỷ đồng/căn... |