Đề xuất loạt cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà
Trong Dự thảo quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam, Bộ Công Thương đưa ra cơ chế hỗ trợ cho điện mặt trời mái nhà và các yêu cầu.
Bộ Công Thương vừa có văn bản lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ và Tập đoàn Điện lực Việt Nam đối với Dự thảo quyết định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế phát triển điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam.
Trong Dự thảo quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam, Bộ Công Thương đưa ra cơ chế hỗ trợ cho điện mặt trời mái nhà và các yêu cầu.
Theo đó, Bộ Công Thương đề xuất tổng công suất hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt theo quyết định này trên toàn quốc được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất và thuộc quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đã được phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ.
Bộ Công Thương cũng đề xuất các chủ đầu tư phát triển, sử dụng điện mặt trời mái nhà được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh điện; được ưu tiên bố trí ngân sách; miễn hoặc giảm các loại thuế, phí; được vay vốn với lãi suất ưu đãi...
Cơ chế này cũng không giới hạn về quy mô công suất lắp đặt. Tuy nhiên, hệ thống phải bảo đảm các yêu cầu về an toàn điện, an toàn công trình xây dựng, môi trường và phòng chống cháy nổ theo quy định hiện hành.
Để thực hiện các cơ chế khuyến khích trên, các bộ, ngành và địa phương có nghiên cứu, hướng dẫn để đơn giản hóa các thủ tục xây dựng, phòng cháy chữa cháy, môi trường, yêu cầu về an toàn điện với các công trình xây dựng có lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà.
Bộ Công Thương cũng đề xuất hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt vào hệ thống điện đã được đấu nối theo quy định về hệ thống điện phân phối không phải thực hiện thỏa thuận đấu nối. Các hệ thống điện mặt trời mái nhà đã lắp đặt trước đây đáp ứng điều kiện là đối tượng của quyết định này thì được áp dụng quy định này.
Dự thảo quyết định cũng nêu Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại có các biện pháp giảm lãi suất cho vay để hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư điện mặt trời mái nhà hoặc thiết kế gói cho vay lãi suất ưu đãi.
Ngoài ra, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải xây dựng chương trình vận động, tuyên truyền người dân, các cơ quan công sở lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà để đặt mục tiêu đến năm 2030 có 50% tòa nhà công sở, nhà dân sử dụng điện mái nhà cho mục đích tự sử dụng.
Theo Bộ Công Thương, từ nay đến năm 2030, công suất các nguồn điện loại hình này ước tính tăng thêm 2.600 MW. Loại hình nguồn điện này được ưu tiên phát triển không giới hạn công suất, với điều kiện giá thành hợp lý và tận dụng lưới điện sẵn có, không phải nâng cấp.
Trong điều kiện cung ứng điện từ nay đến năm 2025 dự báo gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khu vực miền Bắc, việc bổ sung kịp thời các nguồn điện mặt trời mái nhà, điện mặt trời tự sản, tự tiêu có ý nghĩa quan trọng.
Tuy nhiên thực tế hiện nay, việc phát triển loại hình nguồn điện còn thiếu các cơ chế, chính sách đột phá nhằm thu hút đầu tư. Việc xây dựng các cơ chế, chính sách cho các loại hình năng lượng cần nhiều thời gian để nghiên cứu, xây dựng, thẩm định, ban hành theo đúng các trình tự thủ tục về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Do đó, Bộ Công Thương lựa chọn hệ thống điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp để thực hiện trước.
Sau 8 tờ trình, Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII) chính thức được phê duyệt.Theo đó, Quy hoạch điện VIII xác định rõ tiềm năng điện mặt trời của Việt Nam khoảng 963.000 MW (mặt đất khoảng 837.400 MW, mặt nước khoảng 77.400 MW và mái nhà khoảng 48.200 MW).
Từ nay đến năm 2030, tổng công suất các nguồn điện mặt trời dự kiến tăng thêm 4.100 MW; định hướng đến năm 2050, tổng công suất 168.594 - 189.294 MW, sản xuất 252,1-291,5 tỷ kWh.
Trong đó ưu tiên và có chính sách thúc đẩy phát triển điện mặt trời mái nhà của người dân và mái công trình xây dựng, nhất là các khu vực có nguy cơ thiếu điện như miền Bắc và điện mặt trời tự sản, tự tiêu.
Cùng chủ đề
Phó Thủ tướng nêu căn cứ để nới 'room' quy hoạch điện mặt trời mái nhà tự dùng
Hà Nội đặt mục tiêu 50% tòa nhà công sở và nhà dân sử dụng điện mặt trời mái nhà
Sớm hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư điện mặt trời mái nhà
EVN dừng mua bán điện mặt trời mái nhà sau 31/12
Thừa Thiên Huế: Đầu tư, cải tạo lưới điện đón đầu các dự án Điện mặt trời mái nhà
Bí quyết giúp VegGieg nhanh chóng chinh phục thị trường Việt Nam
29/08/2024, 11:21Hà Tĩnh đẩy mạnh chuyển đổi số để phát triển kinh tế
13/08/2024, 11:57Hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia ngày càng hoàn thiện
19/04/2024, 14:19Cục Viễn thông đề nghị xử phạt CMC và FPT Telecom 280 triệu đồng
15/04/2024, 10:56Việt Nam được một tổ chức trả 10 USD/tín chỉ carbon rừng
03/04/2024, 07:46Tìm giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số ở Việt Nam
30/03/2024, 10:24Deepfake và những nguy cơ với an toàn thông tin tại Việt Nam
26/03/2024, 11:58Xem xét nới thời gian đăng kiểm xe ô tô cá nhân
19/03/2024, 12:03Hydro tự nhiên sẽ cách mạng hóa tương lai carbon thấp?
Theo các nhà nghiên cứu khoa học, quá trình tạo ra hydro trong tự nhiên vẫn chưa được hiểu đầy đủ, mặc dù trên thực tế hydro được tìm thấy trong phạm vi rộng lớn các môi trường địa chất - trong lớp vỏ đại dương và lục địa, khí núi lửa và hệ thống thủy nhiệt.
Việt Nam và Hoa Kỳ “bắt tay” thực hiện dự án chống biến đổi khí hậu tại ĐBSCL
Dự án Bảo vệ Hệ sinh thái ven biển Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) ra đời với mục tiêu bảo vệ hệ sinh thái ven biển, nâng cao hiệu quả quản lý ngành thủy sản, khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu và góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
Hạ viện Mỹ cấm TikTok, thiệt hại nghiêm trọng thế nào?
Dự luật buộc ByteDance bán TikTok ở Mỹ đã được Hạ viện Mỹ thông qua, đặt ra lo ngại cho nhiều doanh nghiệp Mỹ làm ăn dựa trên nền tảng này.
Hạ viện Mỹ phê chuẩn dự luật có thể cấm TikTok, Trung Quốc cảnh báo
Hạ viện Mỹ thông qua với tỷ lệ áp đảo dự luật buộc TikTok phải thoái vốn khỏi chủ sở hữu Trung Quốc, nếu không nền tảng này sẽ bị cấm hoạt động ở Mỹ.
Công bố xếp hạng chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương năm 2023
Bộ Chỉ số Đổi mới sáng tạo cấp địa phương là tài liệu hữu ích, cung cấp các căn cứ khoa học và thực tiễn để các cơ quan, tổ chức, cá nhân và trực tiếp là lãnh đạo các địa phương sử dụng trong xây dựng và thực thi các chính sách để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương dựa trên khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
Đến năm 2030, Việt Nam cần 135 tỷ USD đầu tư cho lưới điện và năng lượng tái tạo
Theo Dự thảo Kế hoạch thực hiện Quy hoạch Điện VIII nhận định đến 2030, nguồn vốn để đầu tư, xây dựng dự án điện dự kiến khoảng 135 tỷ USD. Đây cũng là mức đầu tư được báo cáo triển vọng thị trường vốn của FiinRatings dự đoán đối với năng lượng tái tạo.
Nhan nhản “công nghệ” cờ bạc bịp
“Tháng Giêng là tháng ăn chơi/ Tháng Hai cờ bạc tháng Ba rượu chè…” - lợi dụng tâm lý này nhiều đối tượng đã tổ chức “gầy sòng” sát phạt.
Nhà máy THACO KIA tham gia giám sát sản xuất xe Kia Sonet tại Uzbekistan
Đoàn 25 nhân sự của nhà máy THACO KIA (thuộc Tập đoàn THACO AUTO) sẽ tham gia giám sát sản xuất xe Kia Sonet cho Công ty ADM - Uzbekistan theo thỏa thuận đào tạo ký kết vào ngày 14/4/2023.
Hợp tác phát triển hệ sinh thái bán dẫn tại Việt Nam
Vị trí địa chiến lược quan trọng cùng việc chuyển dịch sản xuất và xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng toàn cầu đã mang tới cho Việt Nam cơ hội trở thành nhân tố then chốt trong quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, nhân lực chất lượng cao cho ngành công nghiệp bán dẫn đang là thách thức với Việt Nam.