Đưa thành tựu hợp tác Hà Nội - Viêng Chăn tương xứng với tầm vóc của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào
Ngày 9-8, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội Đinh Tiến Dũng đã chủ trì Hội đàm giữa Đoàn đại biểu cấp cao của Thủ đô Hà Nội với Đoàn đại biểu cấp cao của Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) do đồng chí Anouphap Tounalom, Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thủ đô Viêng Chăn (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào) dẫn đầu.
Cùng dự có các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy: Trưởng ban Tổ chức Thành ủy Vũ Đức Bảo, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Bùi Huyền Mai, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND thành phố Phùng Thị Hồng Hà; lãnh đạo một số sở, ngành của Hà Nội. Về phía Lào còn có Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào tại Việt Nam Sengphet Houngboungnuang.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng đón Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thủ đô Viêng Chăn (Lào) Anouphap Tounalom.
Trong phát biểu tại hội đàm, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đã nhắc lại phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, khẳng định tình đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa Việt Nam và Lào là quy luật khách quan, là nhân tố có ý nghĩa sống còn của mỗi Đảng, mỗi nước; đồng thời, là tài sản chung vô giá và là nền tảng để hai nước cùng phát huy trong các giai đoạn lịch sử tiếp theo. Việt Nam và Lào không chỉ là hai nước láng giềng, mà là "hai nước anh em, đồng chí".
Điểm lại những dấu ấn hợp tác quan trọng giữa Thủ đô Hà Nội và Thủ đô Viêng Chăn thời gian qua, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng đặc biệt đánh giá cao biên bản thỏa thuận hợp tác giữa Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Hà Nội và Đảng bộ, chính quyền Thủ đô Viêng Chăn giai đoạn 2022-2025 được ký kết tháng 4-2022. Bí thư Thành ủy nêu rõ, ngay sau khi ký kết, Thành ủy Hà Nội đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thuộc thành phố quán triệt, nghiên cứu và xây dựng kế hoạch triển khai các nội dung trong biên bản thỏa thuận hợp tác giữa hai Thủ đô bảo đảm thực chất và hiệu quả.
Ngay sau đó, HĐND thành phố Hà Nội cũng đã trở thành cơ quan đầu tiên tiến hành các hoạt động tiếp xúc cấp cao và xúc tiến hợp tác với HĐND Thủ đô Viêng Chăn. Nhiều sáng kiến về hợp tác song phương trong lĩnh vực kinh tế, văn hóa được đề xuất và triển khai. Các cơ quan chuyên môn, các tổ chức, đơn vị của hai Thủ đô đã và đang tích cực đàm phán ký kết các văn bản hợp tác chuyên đề trong nhiều lĩnh vực để làm khuôn khổ cho các hoạt động hợp tác trong giai đoạn tiếp theo.
Tiếp tục đà thuận lợi trên, để các dự án, các hoạt động hợp tác giữa hai bên mang lại hiệu quả thiết thực, đóng góp tích cực vào sự phát triển của hai Thủ đô, Bí thư Thành ủy đề nghị:
Một là, hai bên tiếp tục tăng cường tiếp xúc, giao lưu đối ngoại ở tất cả các cấp; duy trì cơ chế thông tin, trao đổi thường xuyên giữa các cơ quan.
Hai là, nghiên cứu triển khai các dự án hợp tác cụ thể, phù hợp nhu cầu thực tế và năng lực của mỗi địa phương, đặc biệt trong các lĩnh vực hợp tác đã có tiền lệ và kết quả tích cực như nông nghiệp, giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực.
Ba là, khuyến khích các cơ quan nghiên cứu, đề xuất các hình thức hợp tác mới, giải pháp thúc đẩy hợp tác đầu tư, thương mại, mang lại lợi ích kinh tế lâu dài cho doanh nghiệp hai bên.
Bốn là, đối với các nội dung hợp tác có tính cố định, thường xuyên, định kỳ (như cấp học bổng, hỗ trợ đào tạo cán bộ...), nghiên cứu xây dựng kế hoạch dài hạn, thống nhất quy trình triển khai để hỗ trợ các cơ quan chuyên môn chủ động triển khai, tiết kiệm thời gian và quy trình báo cáo.
Năm là, đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ về ý nghĩa, tầm quan trọng của quan hệ hợp tác Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, thúc đẩy giao lưu nhân dân, tăng cường hiểu biết lẫn nhau và củng cố tình cảm hữu nghị.
Sáu là, hằng năm sơ kết, tổng kết, đánh giá việc triển khai các nội dung của Biên bản thỏa thuận hợp tác giai đoạn 2022-2025, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc nếu có.
Tại hội đàm, các đại biểu đã dành thời gian thảo luận về nhiều vấn đề hai bên cùng quan tâm. Bí thư Thành ủy Viêng Chăn Anouphap Tounalom bày tỏ nhất trí cao với các vấn đề Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng nêu ra về các chương trình và kế hoạch hoạt động, nhất là trong quá trình lãnh đạo, chỉ đạo giữa hai bên trong thời gian tới đây, nhấn mạnh đây là nền tảng trong việc phát huy quan hệ đối tác đi đúng theo đường lối đối ngoại của hai Đảng, hai Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực.
Phát biểu kết luận sau hội đàm, Bí thư Thành ủy Đinh Tiến Dũng bày tỏ kỳ vọng, thành công của hội đàm sẽ là bước tạo đà cho chuyến thăm và làm việc lần này của Đoàn đại biểu cấp cao Thủ đô Viêng Chăn đạt được những kết quả tốt đẹp nhất, điểm tô thêm sắc màu rực rỡ trong bức tranh tổng thể của Năm Đoàn kết, hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam 2022. Bí thư Thành ủy cũng cho rằng, với vị trí, vai trò là Thủ đô; Hà Nội và Viêng Chăn cần tiếp tục gương mẫu, đi đầu trong hoạt động hợp tác cấp địa phương, cùng phấn đấu để các thành tựu hợp tác ngày càng tương xứng với tầm vóc của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam, cũng như kỳ vọng của lãnh đạo và nhân dân hai nước.
Bày tỏ nhất trí với chia sẻ của đồng chí Đinh Tiến Dũng, đồng chí Anouphap Tounalom khẳng định, phía Viêng Chăn nguyện sẽ làm hết sức mình, cùng với các đồng chí Việt Nam nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng góp phần giữ gìn quan hệ truyền thống hữu nghị đặc biệt giữa hai nước.
* Ngay sau hội đàm, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng và Bí thư Thành ủy Viêng Chăn Anouphap Tounalom đã chứng kiến lễ ký kết: Văn bản thỏa thuận giữa UBND thành phố Hà Nội và Chính quyền Thủ đô Viêng Chăn về cách thức triển khai hỗ trợ kinh phí xây dựng trụ sở Sở Tư pháp và Viện Kiểm sát Thủ đô Viêng Chăn; Biên bản hợp tác giữa Quận ủy Hoàn Kiếm và Huyện ủy Chanthabuly; Biên bản hợp tác giữa Thành đoàn Hà Nội và Thành đoàn Viêng Chăn, Biên bản hợp tác giữa Trường Đào tạo cán bộ Lê Hồng Phong và Trường Hành chính - Chính trị Thủ đô Viêng Chăn.
* Chiều cùng ngày, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến cùng bà Phoukham Tounalom, phu nhân đồng chí Anouphap Tounalom, Bí thư Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thủ đô Viêng Chăn đã đi thăm Đền Ngọc Sơn.
TIN LIÊN QUAN

Giá xăng giảm xuống dưới mức 20.000 đồng/lít
06/03/2025, 15:20
[HỎI-ĐÁP) Quy trình cấp giấp phép lái xe mới thực hiện thế nào?
05/03/2025, 14:29
Dự án đường Vành đai 3 TP.HCM thiếu cát, nguy cơ chậm tiến độ
04/03/2025, 15:09
Những chính sách có hiệu lực từ hôm nay (1/3/2025)
01/03/2025, 13:29
Chủ tịch Hà Nội 'chốt' ngày khởi công cầu Tứ Liên
28/02/2025, 14:17Tác động của biến đổi khí hậu đến xâm nhập mặn
Xâm nhập mặn là một trong những hệ quả tiêu biểu của biến đổi khí hậu. Hiện tượng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nông nghiệp, thủy sản, hạ tầng và đời sống sinh hoạt của người dân ở các khu vực ven biển và đồng bằng.
[INFOGRAPHIC] Chi tiết 3 cầu vượt sông Hồng sắp khởi công
Trong giai đoạn từ năm 2025 đến 2030, thành phố Hà Nội dự kiến sẽ hoàn thành ba cây cầu vượt sông Hồng, bao gồm cầu Trần Hưng Đạo, cầu Ngọc Hồi và cầu Tứ Liên, với tổng mức đầu tư gần 48.000 tỷ đồng.
Phó Thủ tướng yêu cầu trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII trước 27/02
Bộ Công Thương phải hoàn thiện hồ sơ trình phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII theo Luật Quy hoạch và trình Thủ tướng trước ngày 27/02/2025.
Vinamilk đồng hành cùng ngành Y tế chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Vinamilk đã đồng hành cùng với hơn 1.000 nhân viên y tế, runner tại giải chạy “Run With Me - Cộng Đồng Khỏe” nhân kỉ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025). Đây là một trong nhiều hoạt động Vinamilk phối hợp cùng ngành y trong suốt thời gian qua hướng đến chăm sóc sức khỏe người Việt.
Yagi và Trà Mi được loại khỏi danh sách đặt tên bão
Do những ảnh hưởng nặng nề của cơn bão Yagi và Trà Mi, Hội đồng Ủy ban bão quốc tế đã thống nhất loại hai cái tên này ra khỏi danh sách đặt tên bão.
Xây dựng phương án giải quyết tổng thể vấn đề hạn mặn vùng ĐBSCL
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho biết, Bộ NN&PTNT đã xây dựng Đề án Phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn, sụt lún, ngập lụt và nước sinh hoạt để giải quyết tổng thể cả 5 vấn đề của vùng ĐBSCL.
Cơ chế nhà nước đặt hàng giúp hình thành ra công ty 'kỳ lân' với các công nghệ đột phá
Theo ông Đỗ Tiến Thịnh, Phó Giám đốc Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia, việc nhà nước đặt hàng mang lại sự ổn định cho các nhà đầu tư, giảm thiểu rủi ro và tạo động lực cho các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang cạnh tranh gay gắt, việc có một đối tác chiến lược như nhà nước sẽ giúp hình thành ra các "kỳ lân" với công nghệ đột phá phát triển và trưởng thành.
Chính thức công bố nguyên nhân sự cố khi đào hầm metro Nhổn - ga Hà Nội
Ban Quản lý Đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đã công bố nguyên nhân của việc bùn đất, phụ gia đào hầm phun lên mặt đất trong quá trình khoan hầm tuyến đường sắt đô thị, đoạn Nhổn - ga Hà Nội.
[Infographic] Cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.