EU thống nhất cơ chế áp trần giá dầu diesel và dầu mazut của Nga
Sau khi bắt đầu áp trần giá dầu thô của Nga vào tháng 12, vào hôm 3/2, Liên minh châu Âu (EU) đã tiến hành những đợt thảo luận cuối cùng để ấn định mức giá trần đối với những sản phẩm dầu mỏ tinh chế của Nga (diesel, xăng, v.v.) trên sàn giao dịch toàn cầu. Vào hôm 5/2, lệnh cấm vận dòng sản phẩm trên cũng sẽ đi vào hiệu lực trên toàn EU.

Một nguồn tin ngoại giao cho biết: Theo đề xuất của Ủy ban châu Âu (EC), trong giao dịch giữa Nga và bên thứ ba, giá của các sản phẩm tinh chế “cao cấp” (có giá cao hơn dầu thô, chẳng hạn như dầu diesel hoặc dầu hỏa) sẽ bị giới hạn ở mức 100 USD/thùng, còn các sản phẩm dầu nặng (dầu FO, v.v.) thì là 45 USD/thùng.
Biện pháp này là một phần trong loạt lệnh trừng phạt mới mà châu Âu sẽ áp dụng với Nga.
Theo thỏa thuận tháng 12/2022 giữa ba bên EU - G7 – Úc, cơ chế giới hạn giá này phải được thông qua trước khi ngày 5/2 – thời điểm đi vào hiệu lực của lệnh cấm vận những sản phẩm tinh chế từ dầu mỏ và được xuất khẩu qua đường biển của Nga. Cơ chế được thiết kế với mục đích cản trở Nga trong việc tìm kiếm những người mua mới, và những người muốn trả theo giá thị trường.
Ngoài mức trần do châu Âu đặt ra, các công ty có trụ sở tại EU, G7 hoặc Úc đều bị cấm cung cấp dịch vụ vận tải hàng hải, nhất là về bảo hiểm. Được biết, các nước G7 nhận chở tầm 90% số lượng chuyến hàng toàn cầu.
Các mức giá do EC đề xuất là chủ đề của nhiều cuộc thảo luận gay gắt giữa các quốc gia thành viên EU. Đại sứ các nước đã họp thêm một lần nữa vào chiều hôm 3/2. Tại đây, nhiều quốc gia yêu cầu hạ mức trần thấp đi nữa để gia tăng mức độ trừng phạt lên Moscow.
Tuy nhiên, vấn đề cân bằng là một vấn đề rất tế nhị, vì thông qua cơ chế này, EU đặt mục tiêu hạn chế nguồn thu nhập của Nga, nhưng vẫn phải đảm bảo rằng Nga sẽ tiếp tục cung cấp cho thị trường thế giới, phòng ngừa nguy cơ gây bất ổn lên các sàn giao dịch và khiến giá cả tăng vọt.
Chưa kể, sự đa dạng của dòng sản phẩm xăng dầu, với giá bán rất khác nhau giữa các thị trường, đang góp phần làm tình hình phức tạp thêm.
Cũng trong ngày 3/2, phát ngôn viên của Tổng thống Nga Dmitry Peskov cảnh báo: Việc châu Âu ban hành lệnh cấm vận lên các sản phẩm tinh chế của Nga “sẽ khiến các thị trường năng lượng quốc tế thêm mất cân bằng”. Đồng thời, ông tuyên bố rằng Moscow “đang thực hiện các biện pháp để bảo vệ lợi ích của mình”.

Liệu EU có tiếp tục giảm nhu cầu khí đốt trong tương lai?
25/03/2023, 07:56
Trung Quốc hưởng lợi gì từ lệnh trừng phạt xuất khẩu năng lượng Nga?
24/03/2023, 06:23
Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Âu đạt mức cao kỷ lục
23/03/2023, 07:06
Iran mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào các dự án dầu khí
22/03/2023, 06:47
Lạm phát tại Pháp tăng cao kỷ lục
20/03/2023, 06:19
Mỹ phê duyệt dự án khai thác dầu gây tranh cãi tại Alaska
18/03/2023, 06:31
Tổng thống Biden hứa sẽ trừng phạt lãnh đạo của SVB và Signature Bank
16/03/2023, 06:27
Xuất khẩu của Mỹ sang Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm
15/03/2023, 06:39Mỹ có thể ban hành lệnh cấm khai thác dầu ở Alaska
Chính quyền của Tổng thống Biden vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về dự án dầu khổng lồ Willow của Tập đoàn ConocoPhillips ở Tây Bắc Alaska.
Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc
Trong chuyến công du châu Phi từ ngày 1/3 đến 5/3, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron dành 5 ngày thăm Gabon, Angola, Cộng hòa Congo và Cộng hòa Dân chủ Congo, để nói về chiến lược mới trong quan hệ ngoại giao với châu Phi và việc giảm dần sự hiện diện quân đội Pháp ở châu Phi.
Tổng hợp diễn biến thị trường dầu mỏ sau 1 năm chiến sự Nga – Ukraine
Một năm sau chiến sự ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã khiến thị trường dầu mỏ ngày càng trở nên phân mảnh và bấp bênh, với mức giá dầu trung bình cao hơn trong tương lai.
Kinh tế Nga sau một năm bị phương Tây trừng phạt
Một số quốc gia đã áp lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2/2022, với mong muốn tước đi khả năng tài chính của Moscow trong cuộc tấn công chống lại Kiev. Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm và ngày càng có nhiều câu hỏi được đặt ra về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Moscow.
OPEC không cần thiết phải bù đắp cho lượng dầu cắt giảm của Nga
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không cần phải tăng sản lượng dầu để bù đắp cho việc Nga cắt giảm 500.000 thùng mỗi ngày, theo Bộ trưởng Dầu khí Angola.
Iran: Xuất khẩu dầu thô tiếp tục tăng mạnh bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
Xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng tới bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành năng lượng nước này, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji cho biết.
Giá dầu giảm sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày 6/3 sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở mức khoảng 5%.
Nga dự kiến “chôn vùi” các đường ống dẫn khí Nord Stream
Ngày 3/3, Reuters dẫn từ các nguồn tin quen thuộc cho biết đường ống dẫn khí đốt Nord Stream bị hư hại dưới biển Baltic sẽ được Nga niêm phong và dừng hoạt động vì Moscow hiện không có kế hoạch sửa chữa hay kích hoạt lại các đường ống này ngay.
Giá khí đốt tại châu Âu lần đầu giảm xuống dưới 500 USD kể từ năm 2021
Theo dữ liệu từ sàn giao dịch ICE London, giá khí đốt ở châu Âu đã giảm xuống dưới 500 USD/1.000 m3 vào ngày 3/3.