FED cố tình tạo ra cuộc suy thoái kinh tế 2023?
PetroTimes xin giới thiệu bài viết của Patti Domm, biên tập viên thị trường của CNBC, đưa ra các quan điểm khác nhau về cuộc suy thoái kinh tế 2023 và dự báo của các nhà kinh tế trưởng thuộc Big Four, bao gồm: Mark Zandi, kinh tế trưởng của Moody’s Analytics; Diane Swonk, nữ kinh tế trưởng của KPMG; Tom Simons, nhà kinh tế thị trường tiền tệ tại Jefferies.
Các nhà kinh tế đều dự đoán xảy ra suy thoái vào 2023, song không thống nhất về thời gian kéo dài và mức độ suy thoái.
Mọi người đều đồng ý rằng chính sách nâng lãi suất của FED là căn nguyên của cuộc suy thoái này.
Thường thì không ai biết trước suy thoái xảy ra, những cuộc suy thoái kinh tế thường gây bất ngờ. Nhưng suy thoái sắp tới đã được các nhà kinh tế dự đoán hàng tháng trước và nó sẽ xảy ra vào đầu 2023. Suy thoái nặng hay nhẹ, lâu dài hay thoáng qua vẫn còn là một chủ đề bàn luận. Nhưng vấn đề được các nhà kinh tế nhất trí là chúng ta đang bước vào một thời kỳ nền kinh tế đang bị thu hẹp .
Trong lịch sử, khi lạm phát cao, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) sẽ tăng lãi suất để chế ngự lạm phát, kết quả là kinh tế sẽ đi xuống hay suy thoái, Mark Zandi, kinh tế trưởng của Moody’s Analytics nói. Điều đó luôn xảy ra như vậy, bối cảnh lạm phát cầu kéo thông thường do cầu tăng cao và sản xuất không theo kịp sẽ dẫn tới suy thoái.
Khi lạm phát tăng cao, phản ứng của FED sẽ là đẩy lãi suất lên, và cuối cùng thì kinh tế không chịu đựng nữa.
Zandi nằm trong số ít các nhà kinh tế tin rằng FED có thể tránh được suy thoái khi tăng lãi suất trong khoảng thời gian dài để tránh ngắt mạch quá trình tăng trưởng. Kỳ vọng là kinh tế sẽ chỉ dừng lại đôi chút.
Thường thì không ai biết trước suy thoái xảy ra. Bây giờ, mọi nhà kinh tế, các CEO, ở khắp mọi nơi, đều nói tới suy thoái. Nhưng Zandi có quan điểm khác.
Lần này thì FED lại là tội đồ
FED đang làm chậm lại kinh tế, sau khi ra tay cứu hai cuộc suy thoái kinh tế vừa qua.
Ngân hàng trung ương đã hỗ trợ kích thích cho vay bằng cách hạ lãi suất xuống 0% và thúc đẩy thanh khoản thị trường bằng cách bơm thêm hàng ngàn tỷ USD vào các danh mục tài sản trên bảng cân đối kế toán. Bây giờ thì họ lại bán tài sản, và nhanh chóng nâng lãi suất từ mức 0% vào tháng 3 lên tới 4,25 - 4,5% vào tháng này.
Nhưng trong hai cuộc suy thoái vừa qua, các nhà chính sách không phải lo lắng về lạm phát cao ảnh hưởng đến sức mua của người tiêu dùng và chi tiêu của doanh nghiệp tác động đến nền kinh tế.
FED bây giờ đang phải chiến đấu nghiêm trọng với lạm phát. Các dự báo cho rằng lãi suất sẽ lên tới 5,1% vào đầu năm tới và duy trì ở mức đó để kiềm chế lạm phát.
Lãi suất cao đã giết chết thị trường nhà ở, doanh số bán nhà tháng 11 đã giảm 35,4% so với cùng kỳ năm trước, và là tháng thứ 10 liên tiếp sụt giảm. Lãi suất cầm cố cho vay mua nhà thời hạn 30 năm lên tới 7%. Chỉ số tiêu dùng vẫn còn rất nóng: tháng 11 vẫn là 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đây là một cuộc suy thoái thông thường đã xảy ra trong quá khứ. Tom Simons, nhà kinh tế thị trường tiền tệ tại Jefferies nói. Cơ chế truyền dẫn mà chúng ta sẽ nhận thấy đầu tiên trong đầu năm tới là sức ép nghiêm trọng đến lợi nhuận của các công ty. Lúc đó các công ty sẽ cắt giảm chi phí, và nhân lực là bộ phận chịu trận đầu tiên. Chúng ta sẽ thấy rõ vào giữa năm sau, khi kinh tế giảm tốc đáng kể thì lạm phát cũng đồng thời giảm xuống.
Suy thoái có nặng không?
Một cuộc suy thoái được cho là kéo dài khi nó ảnh hưởng lớn đến kinh tế trong thời gian hai quý hoặc hơn. Văn phòng Quốc gia Nghiên cứu Kinh tế (NBER), cơ quan có thẩm quyền công bố về suy thoái kinh tế, xem xét mức độ, quy mô và thời gian của cuộc suy thoái. Nhưng khi có lĩnh vực nào đó đủ nghiêm trọng, NBER cũng có thể công bố suy thoái. Ví dụ cuộc suy thoái đại dịch 2020 là bất chợt và ảnh hưởng sâu rộng cũng được công bố là suy thoái dù xảy ra rất ngắn.
Diane Swonk, nữ kinh tế trưởng của KPMG nói gì? Bà Swonk hy vọng suy thoái này sẽ ngắn và giảm sút ít, và sẽ vượt qua nó một cách mau lẹ, nếu bảng cân đối kế toán tốt, đồng thời sẽ quay trở lại với lãi suất thấp một khi FED bắt đầu nới lỏng.
Dự phóng mới nhất của FED cho thấy tăng trưởng kinh tế 2023 là 0,5%, đó không phải là dự báo suy thoái. Theo nữ kinh tế trưởng của KPMG, có suy thoái vì FED muốn có suy thoái. Khi tăng trưởng sẽ hơn 0% và tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng, rõ ràng FED đã tính đến điều đó nhưng họ không nói ra. Ngân hàng trung ương dự báo tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ 3,7% hiện nay lên 4,6% vào năm tới.
FED quay xe
Chưa rõ các nhà chính sách giữ được lãi suất cao trong bao lâu. Các nhà giao dịch trên thị trường chứng khoán phái sinh hy vọng FED sẽ cắt giảm vào cuối năm tới. Các ngân hàng dự báo cắt giảm sẽ bắt đầu trong năm 2024.
Diane Swonk tin rằng FED sẽ phải quay xe trong một số điểm bởi một cuộc suy thoái, nhưng Simons lại cho rằng suy thoái sẽ diễn ra qua năm 2024 do lãi suất cao.
Theo Simons, thị trường rõ ràng nghĩ rằng FED sẽ đảo ngược lãi suất khi mọi việc giảm xuống. Đó không phải là cái mà FED cần để giữ độ tin cậy lâu dài đối phó với lạm phát. Hai cuộc suy thoái vừa qua đã xảy ra sau khi gây sốc. Suy thoái 2008 bắt nguồn từ hệ thống tài chính, suy thoái hiện nay sẽ hoàn toàn khác, Simons nói. Năm 2008, cơ bản là không thể vay được tiền mặc dù lãi suất thấp, dòng chảy tín dụng chậm đi rất nhiều. Thị trường cho vay cầm cố đã bị vỡ. Thị trường tài chính chịu trận vì sự lây lan của các sản phẩm phái sinh. Tất cả xuất phát từ tài chính. Nó không phải là chính sách tiền tệ thắt chặt của FED khi tăng lãi suất, thị trường bị đóng do thiếu thanh khoản và lòng tin. Tôi không nghĩ tình hình bây giờ giống thế, Simons nói.
Cuộc suy thoái dường như đã kéo dài hơn khi xem xét lại, Swonk nói. Nó bắt đầu từ tháng 1/2008. Có vẻ như nó đã kéo dài một năm rưỡi. Chúng ta có một năm nhưng lại không nhận ra mặc dù về mặt kỹ thuật chúng đã xảy ra. Cuộc suy thoái kinh tế đại dịch 2020 chỉ xảy ra trong hai tháng.
Trong khi đó khả năng có một cuộc suy thoái đã xuất hiện trong một thời gian, FED đã thất bại trong việc làm giảm việc làm và giảm độ nóng kinh tế thông qua thị trường lao động. Những công bố cắt giảm việc làm đang tăng lên, một số nhà kinh tế nhìn thấy khả năng giảm sút việc làm trong năm tới.
Trớ trêu là mọi người đang chờ đợi một cuộc suy thoái, Swonk nói. Nó có thể thay đổi hành vi của họ, nên kinh tế sẽ nguội bớt và FED sẽ không phải thắt chặt như vậy để bóp nghẹt kinh tế.
Theo Mark Zandi, kinh tế trưởng của Moody’s Analytics thì hệ thống tài chính chưa bao giờ đạt vốn hóa và thanh khoản cao như vậy. Thị trường nhà ở đang ở mức thấp. Thường thì việc xây cất quá nhiều sẽ dẫn đến suy thoái. Có thể thấy cơ sở kinh tế có vẻ mạnh.
Nhưng Swonk nói các nhà chính sách sẽ không dừng chiến đấu với lạm phát cho tới khi chiến thắng. Khó có thể nói FED sẽ có một cuộc hạ cánh mềm, FED cần năng động hơn.
CEO Vitol dự báo giá dầu năm 2025
08/11/2024, 13:26Tổng thống Putin đề xuất chiến lược kinh tế mới cho BRICS
25/10/2024, 11:34Ngân hàng Thế giới “bơm” thêm 30 tỷ USD vốn trong 10 năm tới
16/10/2024, 16:01Việt Nam - Lào hợp tác phòng chống tội phạm
14/10/2024, 15:40Bão Milton đổ bộ Florida với sức gió hơn 190 km/ giờ
10/10/2024, 15:01Xuất khẩu LNG của Bắc Mỹ tăng gấp đôi trong những năm tới
05/09/2024, 12:26Diễn biến thị trường dầu thô thế giới tuần qua
02/09/2024, 09:02Bhutan - Quốc gia “xanh” duy nhất trên thế giới
Giữa bối cảnh thế giới đang đối mặt với những thách thức to lớn từ biến đổi khí hậu, Bhutan là hình mẫu toàn cầu về bảo vệ môi trường khi đạt mức carbon âm tính nhờ bảo tồn rừng và phát triển hiệu quả.
Lo ngại mưa bão diễn biến bất thường, Cục Hàng không Việt Nam chỉ đạo khẩn
Càng về cuối năm, xác suất xuất hiện La Nina lại càng lớn, tăng nguy cơ xảy ra mưa, bão, lũ với nhiều diễn biến phức tạp, đặc biệt là ở các sân bay khu vực miền Trung.
Mỹ tăng mạnh nhập khẩu cá ngừ đóng hộp từ Việt Nam
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), xuất khẩu (XK) cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Mỹ liên tục tăng trưởng cao trong những tháng đầu 2024. Chỉ tính riêng trong tháng 4/2024, XK cá ngừ đóng hộp sang thị trường này tăng 127%, đạt hơn 10 triệu USD.
Ngành công nghiệp dầu khí Mỹ được lợi gì nếu ông Trump tái đắc cử?
Khi hàng trăm nhà khoa học khí hậu quốc tế dự báo hiện tượng nóng lên toàn cầu sẽ vượt qua ngưỡng nguy hiểm, ngành dầu khí đang chuẩn bị cho nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của ông Donald Trump với một loạt sắc lệnh hành pháp sẵn sàng được ký vào ngày đầu tái đắc cử.
Cuộc tấn công bất ngờ làm rung chuyển ngành đá phiến Mỹ
Những cáo buộc của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) rằng người tiên phong về đá phiến Scott Sheffield đã thông đồng với OPEC để hỗ trợ giá dầu thô, khiến các nhà điều hành dầu mỏ Mỹ đang theo đuổi các thỏa thuận trị giá hơn 100 tỷ USD cảm thấy lo lắng.
Thảm họa thời tiết của Brazil: mưa bão lớn khiến 10 người thiệt mạng, 21 người mất tích
Chưa kịp hoàn hồn sau đợt nắng lịch sử lên tới 62,3 độ vào hồi tháng 3 vừa qua, Brazil tiếp tục đối mặt với trận mưa bão lớn nhất trong những năm trở lại đây.
Lốc xoáy khiến bầu trời Quảng Đông, Trung Quốc tối sầm như ngày tận thế, 5 người thiệt mạng
Sau nhiều người mưa to gió lớn dầm dề, tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc đã bất ngờ gặp trận lốc xoáy lớn gây ra thiệt hại về cả người và tài sản.
IMF nâng mạnh dự báo tăng trưởng kinh tế Nga
Trong Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới mới nhất được công bố hôm thứ Ba 16/4, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đã tăng đáng kể dự báo tăng trưởng cho nền kinh tế Nga vào năm 2024.
Bất chấp kêu gọi của Mỹ, Ukraine vẫn tấn công các nhà máy lọc dầu Nga
Theo các quan chức Mỹ giấu tên, việc Kiev từ chối nhượng bộ đã khiến căng thẳng gia tăng giữa Ukraine và Washington – đối tác quân sự hàng đầu của nước này.