Gặp khó trong kinh doanh xăng dầu, 36 doanh nghiệp gửi đơn 'cầu cứu' Thủ tướng
Trước tình hình kinh doanh xăng dầu thời gian qua gặp nhiều khó khăn, nhóm 36 doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu ở TP.HCM và các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) vừa ký đơn tập thể gửi Thủ tướng phản ánh và mong sớm có giải pháp khắc phục.
Trong đơn kiến nghị, các doanh nghiệp cho rằng việc điều hành của Liên Bộ Công Thương - Tài chính thời gian qua có vấn đề, kéo theo những bất ổn thị trường kinh doanh xăng dầu. Theo Nghị định 95 của Chính phủ, doanh nghiệp đầu mối và thương nhân phân phối bán xăng dầu ra không cao hơn giá bán lẻ do cơ quan nhà nước công bố.
Tuy nhiên, thực tế trong quản lý, liên Bộ đã để xảy ra tình trạng chiết khấu âm, để các doanh nghiệp phân phối đã tìm cách "lách" quy định để bán ra cho doanh nghiệp bán lẻ với giá cao hơn giá bán lẻ quy định bằng cách thu thêm phí vận chuyển vào một hóa đơn khác theo bảng kê của các hóa đơn xăng dầu đã xuất với chiết khấu bằng 0 đồng. Với cách này, khi cộng phí vận chuyển, doanh nghiệp bán lẻ phải mua vào với giá cao hơn giá bán lẻ quy định.
Các doanh nghiệp cho rằng nếu cơ quan quản lý tính đúng, tính đủ và để doanh nghiệp có lãi đủ để duy trì hoạt động thì không bao giờ có tình trạng đứt nguồn cung như thời gian qua. Vì vậy, nhất thiết cần phải thay đổi cách tính giá cơ sở cho phù hợp với tình hình mới.
Trong đơn, các doanh nghiệp nêu rõ với việc buộc phải mua hàng giá cao để duy trì bán ra theo dạng này, doanh nghiệp bán lẻ bị "đối xử tệ". Việc Liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành yếu kém dẫn đến ép buộc doanh nghiệp bán lỗ là một hình thức "bức tử" doanh nghiệp, gây bất ổn thị trường.
Các doanh nghiệp đề nghị khi kinh doanh xăng dầu chưa thể theo cơ chế thị trường hoàn toàn và chưa áp dụng theo công thức mới, doanh nghiệp kiến nghị trước mắt nên quy định áp dụng mức chiết khấu cố định theo định mức đối với doanh nghiệp bán lẻ theo tỉ lệ không nhỏ hơn 6-7% trên giá bán mỗi lít xăng dầu. Nếu không quy định được chiết khấu đại lý thì cần quy định giá bán buôn (kể cả vận chuyển) không lớn hơn 94% so với giá bán lẻ quy định.
Bên cạnh đó, việc trích quỹ bình ổn cũng cần xem xét loại bỏ, vì hoạt động không khách quan. Nên đưa công cụ điều tiết bằng thuế sẽ minh bạch hơn, người dân và toàn bộ doanh nghiệp cũng theo dõi được rõ ràng hơn.
Trong đơn gửi Thủ tướng Chính phủ, các doanh nghiệp kiến nghị cần có sự chỉ đạo thống nhất, can thiệp kịp thời, đưa ra các giải pháp hợp tình, hợp lý đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên tham gia thị trường.
Liên quan đến vấn đề này, Vụ Thị Trường trong nước (Bộ Công Thương) cũng đã nhiều lần đề nghị Bộ Tài chính xem xét, tính toán lại chi phí kinh doanh xăng dầu, tuy nhiên vấn đề này đến nay vẫn chưa được giải quyết.
Ví dụ, ngay từ tháng 2/2022, Bộ Công Thương đã đề xuất Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cả cơ sở mặt hàng xăng dầu như mức chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức do đã áp dụng từ năm 2014. Bên cạnh đó, rà soát lại phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam và các loại thuế.
“Qua đó nhằm tính đúng, tính đủ, hài hòa lợi ích giữa các chủ thể tham gia thị trường xăng dầu” - lãnh đạo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) giải thích.
Đại diện Bộ Công Thương thông tin thêm: Bộ Tài chính mới chỉ điều chỉnh đối với mức chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về Việt Nam theo thực tế mà chưa điều chỉnh mức premium trong nước và chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng theo thực tế rà soát.
“Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến giá xăng dầu trong nước chưa phản ánh đầy đủ các chi phí kinh doanh, dẫn đến việc phân bố mức chiết khấu trong hệ thống bị hạn chế. Nhiều cửa hàng bán lẻ không có chiết khấu để bảo đảm bù đắp chi phí và duy trì hoạt động kinh doanh, bảo đảm cung ứng xăng dầu liên tục” - Đại diện Bộ Công Thương nhìn nhận.
Chiết khấu 0 đồng - Doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu khó “trụ”
Chủ tịch Hiệp hội Xăng dầu Bùi Ngọc Bảo cho rằng, xăng dầu là mặt hàng chịu quản lý của Nhà nước và phải hài hòa lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.
Theo ông Bảo, với chiết khấu bằng 0 đồng như hiện nay thì không có doanh nghiệp nào tồn tại được, doanh nghiệp không thể bỏ tiền túi ra duy trì hoạt động trong thời gian dài. "Câu chuyện chiết khấu là thỏa thuận giữa các doanh nghiệp và trong hợp đồng không có quy định cụ thể", ông nói.
Bà Nguyễn Thị Bích Hường, đại diện một doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu tại Hà Nội cho biết việc áp dụng mức chiết khấu bằng 0 là không bình đẳng với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Các doanh nghiệp bán lẻ ở cuối chuỗi, không có quyền đưa ra định mức chiết khấu nên chịu thiệt hại lớn nhất.
"Do đó, các doanh nghiệp đầu mối, thương nhân phân phối... phải chia sẻ chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức cho doanh nghiệp bán lẻ. Ở góc độ các cơ quan quản lý, khi liên Bộ Tài chính - Công Thương đưa ra mức bán lẻ phải đảm bảo chi phí lưu thông, tránh hạ giá để lấy thành tích nhưng doanh nghiệp phải gánh lỗ. Nếu những vấn đề này không giải quyết được thì sẽ để lại nhiều hệ lụy", bà Hường kiến nghị.
Cùng chủ đề
Bộ Công Thương: Tháo gỡ những ràng buộc trong kinh doanh xăng dầu
Long An: 7 trường hợp vi phạm kinh doanh xăng dầu bị xử phạt hơn 700 triệu đồng
Thu hồi giấy phép kinh doanh xăng dầu với doanh nghiệp không xuất hoá đơn điện tử bán lẻ từng lần
Yêu cầu rà soát việc cấp phép kinh doanh xăng dầu
Phát hiện nhiều doanh nghiệp đầu mối xăng dầu nợ thuế bảo vệ môi trường hàng nghìn tỷ đồng
Ấn tượng thiết kế kiến trúc bộ đôi tòa tháp The Continental
16/01/2025, 14:52Vietjet nằm trong nhóm các hãng bay an toàn nhất toàn cầu 2025
15/01/2025, 15:07Tạp chí Người Xây dựng tặng quà Tết cho đồng bào nghèo tại Lào Cai
13/01/2025, 11:07Biến đổi khí hậu làm suy giảm sản lượng cà phê, hồ tiêu
09/01/2025, 14:03Kịch bản giá gạo Việt Nam trước chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ
08/01/2025, 10:43Vietjet tặng hành khách cơ hội trải nghiệm miễn phí tại lễ hội khinh khí cầu lớn nhất Ấn Độ
Chào đón năm mới 2025, Vietjet mang đến cơ hội trải nghiệm bay miễn phí trên khinh khí cầu Vietjet tại Lễ hội Khinh khí cầu Quốc tế Tamil Nadu 2025 (*).
Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
Mang xuân về khắp muôn nơi, Vietjet triển khai dịch vụ vận chuyển mai, đào trên các chuyến bay nội địa từ nay đến 15/2/2025 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Tỵ), với mức giá 450.000 đồng/bó (*).
THACO đồng hành cùng học bổng Nâng bước thủ khoa 2024
“Em mong muốn mình sẽ thực hiện được ước mơ và có cơ hội trở lại chương trình với vai trò khác để giúp đỡ nhiều hoàn cảnh khó khăn hơn”. Đó là chia sẻ của em Phan Thái Tỷ - Sinh viên Trường Đại học Nông Lâm TP.HCM tại lễ trao học bổng “Nâng bước thủ khoa” năm 2024.
10 sự kiện nổi bật của THACO năm 2024
Năm 2024, dấu mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn Trường Hải (THACO). Với tầm nhìn chiến lược và sự đổi mới không ngừng, THACO đã đạt được nhiều thành tựu ấn tượng.
GDP năm 2024 tăng 7,09%
Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2024 tăng 7,09% so với năm trước. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
CNN Indonesia: 'VinFast năm 2024 - Số một thị trường nội địa, bứt phá toàn cầu'
Theo CNN Indonesia, với sự chèo lái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trong năm 2024, VinFast không chỉ làm nên lịch sử khi trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam mà còn ghi dấu ấn đậm nét tại nhiều thị trường trên thế giới.
Các “đại bàng” bán dẫn, AI về Việt Nam “làm tổ” có thể sẽ được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư ban đầu
Các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển công nghiệp bán dẫn và AI đủ điều kiện có thể được hỗ trợ lên tới 50% chi phí đầu tư ban đầu của dự án.
Cứ 2 ngày làm việc Vinamilk có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới
Theo công bố từ Vinamilk, trong năm 2024, doanh nghiệp này đã tung và tái tung 125 sản phẩm. Như vậy, trung bình cứ 2 ngày làm việc, ông lớn này có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới đến tay người tiêu dùng.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.