Giá bất động sản tại Hà Nội và TP.HCM chỉ số có xu hướng tăng
Chỉ số giá nhà tại TP.HCM theo thống kê tăng nhẹ 1 điểm do nguồn cung Hạng B ở khu vực quận 9 cũ và Nhà Bè trong khi đó chỉ số này tại Hà Nội tăng 8 điểm, đạt mức tăng trong 12 quý liên tiếp do nguồn cung hạn chế, chi phí xây dựng gia tăng.

Chỉ số giá nhà ở tại TP.HCM là 130 điểm và tăng 1 điểm theo quý. Sự gia tăng này đến từ việc giá sản phẩm hạng B tại quận 9 tăng 13% theo quý... (Ảnh minh họa)
Tăng chỉ số Giá Nhà ở
Chỉ số giá nhà ở tại TP.HCM là 130 điểm và tăng 1 điểm so với quý trước. Sự gia tăng này đến từ việc giá sản phẩm Hạng B tại quận 9 tăng 13% và Nhà Bè tăng 5%.
Ở góc độ phát triển dự án, mặc dù chỉ số giá nhân công xây dựng công trình tại TP.HCM không có biến động gì nhưng chỉ số giá xây dựng công trình và giá vật liệu xây dựng liên tục duy trì đà tăng từ quý III/2021 cho đến nay.
Chỉ số giá nhà ở tại TP.HCM là 130 điểm và tăng 1 điểm theo quý. Sự gia tăng này đến từ việc giá sản phẩm hạng B tại quận 9 tăng 13% theo quý và Nhà Bè tăng 5% theo quý.
Riêng trong quý III/2022, tỷ lệ hấp thụ tại thị trường TP.HCM đạt 15% giảm âm 54 điểm phần trăm theo quý nhưng lại tăng 1 điểm phần trăm theo năm. Sự sụt giảm đáng kể có nguyên nhân từ việc giá sơ cấp tăng cao, niềm tin của người mua nhà giảm bởi việc lãi suất tăng và kiểm soát tín dụng chặt chẽ.
Nguồn cung nhà ở hạng B chiếm 54% nguồn cung sơ cấp với giá cao nhất là 10 tỷ đồng/căn. Dòng sản phẩm hạng A chiếm 23% nguồn cung sơ cấp với mức giá lên tới 30 tỷ đồng/căn.
Tương tự, tại Hà Nội, chỉ số này cũng ghi nhận đà tăng với 8 điểm theo quý, đạt mức 126,1 điểm. Như vậy, trong 12 quý liên tiếp đều duy trì đà tăng này và cao hơn 21% so với mức đáy 104,1 điểm tại quý III/2019. Giá bán trung bình đạt ngường 37 triệu đồng/m2, tăng 8% theo quý do có một số dự án mới gia nhập thị trường và 65% các dự án mở bán tăng giá.
Kỳ vọng môi trường kinh doanh được cải thiện
Theo phân tích của Savills cho thấy, nguồn cung hạn chế, chất lượng được cải thiện và chi phí xây dựng gia tăng đã thúc đẩy giá nhà ở tại Hà Nội tăng.
Ở phân khúc văn phòng, thị trường văn phòng TP.HCM được cải thiện kẻ từ quý III/2022 sau một thời gian ổn định trong thời kỳ đại dịch. Chỉ số văn phòng TP.HCM đạt 98 điểm, tăng 3 điểm theo quý và 5 điểm theo năm.
Về công suất cho thuê văn phòng hạng B tại TP.HCM tăng 3 điểm phần trăm theo quý lên 92%, hạng A tăng 2 điểm phần trăm theo quý lên mức 97% và hạng C tăng 1 điểm phần trăm theo quý lên 94%. Sự gia tăng đã thúc đẩy nhiều cải thiện tích cực trong phân khúc này.
Cũng theo báo cáo SPPI (chỉ số giá dịch vụ) cho thấy, văn phòng khu vực ngoài trung tâm đang có tốc độ tăng trưởng về giá khá nhanh. Cụ thể, chỉ số của khu vực ngoài trung tâm đã tăng lên 111 điểm trong quý III vừa qua, tăng 4 điểm theo quý và 7 điểm theo năm. Tỷ lệ lấp đầy ở khu vực ngoài trung tâm cải thiện 2 điểm phần trăm theo quý và 4 điểm phần trăm theo năm lên mức 91% và giá thuê tăng 1% theo quý, 3% theo năm.
Chỉ số khu vực CBD (kinh doanh trung tâm) đạt 109 điểm, cải thiện 3 điểm theo quý và 7 điểm theo năm nhờ công suất thuê tăng 2 điểm và giá thuê tăng 1% so với quý trước. Nhóm văn phòng hạng A có mức tăng giá thuê cao nhất là 3% theo quý và 2% theo năm.
Cùng với đó, tại Hà Nội, chỉ số giá văn phòng đạt 72,9 điểm, tăng 2,4 điểm theo quý và 6 điểm theo năm, mức cao nhất trong vòng 5 năm. Công suất thuê ở tất cả các phân khúc đều tăng cho thấy sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường hậu Covid-19. Công suất cho thuê của hạng C có mức tăng lớn nhất 4 điểm % theo quý đạt 96%. Công suất của Hạng A đạt 84% và Hạng B đạt 89% sau khi cả hai hạng đều cải thiện 1 điểm % theo quý.
Chỉ số giá khu vực CBD thành phố Hà Nội tăng 1,9 điểm theo quý và 5,1 điểm theo năm lên 91 điểm nhờ giá thuê tăng 2% theo quý. Công suất thuê ổn định theo quý nhưng tăng 2,2 điểm phần trăm theo năm lên 92%. Công suất cho thuê đạt 89%, tăng 1,7 điểm phần trăm theo quý và giá thuê tăng 1,5% theo quý. Báo cáo SPPI nhấn mạnh điều này đã giúp chỉ số khu vực ngoài trung tâm tăng 2,8 điểm theo quý và 7,7 điểm theo năm lên 83,7 điểm.
Nhiều chuyên gia đánh giá cho hay, môi trường kinh doanh tại Việt Nam được kỳ vọng tiếp tục cải thiện trong những năm tới.
Theo khảo sát của Deloitte với 1.000 hộ gia đình trên toàn quốc trong Q4/2021, 56% số hộ lạc quan về triển vọng kinh tế ngắn hạn, được định nghĩa là triển vọng kinh tế trong 12 tháng tới; 77% số hộ lạc quan về triển vọng kinh tế trung hạn, được định nghĩa là triển vọng kinh tế trong một đến ba năm tới.

Xây quảng trường, công viên hồ Gươm: Tái định cư các hộ dân ở Đông Anh
12/03/2025, 14:37
Xuất, nhập khẩu 2 tháng đầu năm đạt hơn 127 tỷ USD
06/03/2025, 15:17
Vietjet công bố đường bay đầu tiên giữa Việt Nam và New Zealand
03/03/2025, 13:44
Các ngân hàng bắt đầu cuộc đua giảm lãi suất
03/03/2025, 10:58Ba yếu tố chính giúp Việt Nam an toàn trước chính sách thuế quan của Mỹ
Kể từ khi nhậm chức, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thực hiện một loạt các chính sách thuế quan, điều này đã tạo ra nhiều thách thức cho các quốc gia có quan hệ thương mại với Mỹ, trong đó có Việt Nam.
Bắc Ninh: Đường giao thông sạt lở và dấu hỏi chất lượng công trình tại Dự án Kênh Tào Khê gần 200 tỷ đồng
Tại khu vực bờ kè sông Chì (Mộ Đạo, Quế Võ, Bắc Ninh) thuộc Dự án cảo tạo, nâng cấp Kênh Tào Khê (mức đầu tư gần 200 tỷ đồng) xuất hiện nhiều mảng bê tông vỡ nứt, sạt lở. Đặc biệt con đường giao thông cạnh công trình cũng bị sạt lở, tình trạng kéo dài gần 1 năm nhưng chưa được khắc phục.
Xây dựng phát triển KCN tại Bình Thuận: Nguy cơ lãng phí nguồn lực đất đai!
Tính đến đầu năm 2025, toàn tỉnh Bình Thuận có 7/9 khu công nghiệp (KCN) đi vào hoạt động với tổng diện tích đất thương phẩm đạt gần 960 ha nhưng mới chỉ lấp đầy khoảng 27,73%. Khu công nghiệp Hàm Kiệm II (xã Hàm Kiệm, huyện HàmThuận Nam, tỉnh Bình Thuận) vài năm gần đây dường như “dậm chân tại chỗ” do vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp cổ phần, mà đã đến lúc cần sự vào cuộc quyết liệt của cơ quan chức năng địa phương.
Gara ôtô 'mọc' trái phép gần trụ sở quận Cầu Giấy, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ
Thời gian qua, trên địa bàn cả nước đã xảy ra nhiều vụ cháy, nổ liên quan đến các cơ sở kinh doanh gara ôtô. Tình trạng trên đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ an toàn cũng như công tác quản lý phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các gara ôtô hiện nay. Theo ghi nhận của phóng viên, trên một khu đất dự án tại đường Tôn Thất Thuyết, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP. Hà Nội, một gara ô tô rộng vài trăm mét vuông được xây dựng trái phép vẫn chưa được xử lý dứt điểm. Đáng nói là sai phạm diễn ra gần trụ sở chính quyền quận Cầu Giấy.
Kinh doanh sân Pickleball trái phép ở Hoài Đức: Huyện, xã thấy sai nhưng thờ ơ
Nhiều diện tích đất công viên cây xanh của khu Hoa Phượng (xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) tiếp tục bị ‘hô biến’ thành các sân thể thao Pikleball trái phép. Dù trước đó lãnh đạo xã An Khánh từng xác nhận việc các sân xây dựng sai quy hoạch, sử dụng đất sai mục đích và nói sẽ vào cuộc kiểm tra nhưng không hiểu sao vi phạm không những không bị xử lý mà còn có chiều hướng mở rộng thêm.
Sử dụng vốn hiệu quả để thúc đẩy phát triển nhà giá rẻ, nhà ở xã hội
Để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, vừa đảm bảo an sinh xã hội về nhà ở cần sử dụng vốn thật hiệu quả, trước hết là nguồn vốn ưu đãi tín dụng cho chủ đầu tư.
18 tập đoàn, tổng công ty chính thức về Bộ Tài chính
Từ hôm nay (1/3) 18 tập đoàn, công ty thuộc Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước sẽ chính thức do Bộ Tài chính quản lý sau khi ủy ban này kết thúc hoạt động.
Thường trực Chính phủ làm việc với DNNN về giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Sáng ngày 27/2, tại Trụ sở Chính phủ đã diễn ra Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) với chủ đề “Nhiệm vụ, giải pháp góp phần tăng trưởng kinh tế hai con số, phát triển đất nước nhanh và bền vững”.
Đô thị bên sông, cơ hội gọi tên The Cosmopolitan
Với bất động sản, từ lâu hạ tầng đã được xem là bệ phóng cho thị trường phát triển, cùng với đó là tốc độ tăng giá khó cưỡng. Đông Anh – Hà Nội đang là một minh chứng khi loạt hạ tầng giao thông được đẩy mạnh cùng định hướng trở thành thành phố trực thuộc Thủ đô đã góp phần tạo tiềm năng cho địa ốc nơi đây.