Google Doodle hôm nay 1/1: Chào đón năm mới 2023
Google Doodle ngày 1/1 đã thay đổi logo Google cũ bằng một logo hoạt hình đặc biệt để chào đón năm mới 2023.

Màn pháo hoa đón năm mới trên khắp màn hình. (Ảnh chụp màn hình)
Hôm nay (31/12/2022), Google đã thay đổi ảnh đại diện bằng doodle hoạt hình đặc biệt khi thế giới đón chào năm mới 2023.
Doodle được thiết kế dưới dạng ảnh động, mang không khí của dịp lễ Giáng sinh và đón năm mới. Tâm điểm của doodle là số 2022 đang có sự thay đổi đặc biệt, dự kiến sẽ biến thành 2023 sau khi năm mới chính thức bước sang.
Google Doodle ngày hôm nay 1/1 cho thấy năm 2022 đang chuyển sang năm mới 2023 khi pháo nổ xung quanh logo của Google. Trong khi các chữ cái của biểu tượng Google được thể hiện như đồ trang trí năm mới, các chữ số của năm 2022 và 2023 có mắt và miệng để nhân cách hóa chúng thành con người.
Khi nhấp vào Google Doodle năm mới, một trang web mới sẽ hiển thị kết quả tìm kiếm "Ngày đầu năm mới 2023" dưới dạng mưa hoa giấy trên màn hình.
Đáng chú ý, khi ấn vào banner được hiển thị trên Google Search, bạn sẽ được tự tay bắn pháo hoa đón năm mới trên khắp màn hình.

Chia sẻ về doodle này này, Google cho biết: "Doodle hôm nay kỷ niệm đêm giao thừa, thời điểm để hồi tưởng về năm 2022 và mong chờ một khởi đầu mới vào năm 2023. Cho dù bạn đang đốt pháo hoa hay đặt mục tiêu cho năm tới, đây là những điều tuyệt vời sẽ đến vào năm 2023!".
Đêm giao thừa năm nay sẽ rơi vào ngày 31/12. Ở thời điểm này, trên toàn thế giới sẽ tổ chức các sự kiện chào đón năm mới như lễ hội âm nhạc, bắn pháo hoa và cùng nhau đếm ngược 10 giây để chính thức bước sang 1 năm mới.
Vào những ngày cuối năm, mọi người thường sẽ ôn lại những kỷ niệm của năm cũ, điểm lại những việc mình đã làm được trong năm vừa qua, đề ra những mục tiêu cần hoàn thành trong năm mới và hơn hết là vui chơi, hoà chung không khí nhộn nhịp trên khắp thế giới.
Theo lịch Gregory, ngày 1/1 là ngày đầu tiên của năm. Mọi người trên khắp thế giới chào đón năm mới bằng cách dành thời gian cho gia đình, bạn bè và những người thân yêu. Nhiều người cũng đặt mục tiêu cho năm mới. Họ hy vọng sẽ tận dụng tối đa năm mới và đạt được những mục tiêu lớn hơn trong cuộc sống.
Google Doodle bắt đầu xuất hiện từ năm 1998. Trong những năm qua, Google tuyên bố đã tạo hơn 5.000 Doodle cho các trang chủ trên khắp thế giới. Trong số những hình tượng trưng này, một số dành riêng cho khu vực, số khác được chia sẻ cho khán giả toàn cầu.
Ban đầu, các Doodle không sống động và cũng không có liên kết. Chúng chỉ đơn giản là các hình ảnh liên quan đến chủ đề. Các Doodle được tăng cả tần suất xuất hiện lẫn độ phức tạp kể từ những năm 2010, và vào tháng 1 năm 2010, Doodle động đầu tiên đã được tải lên nhằm vinh danh Isaac Newton.
Doodle đầu tiên mà người dùng có thể tương tác được xuất hiện ngay sau đó để ăn mừng Pac-Man, và các liên kết cũng bắt đầu được thêm vào các Doodle, thông thường là liên kết đến trang kết quả tìm kiếm cho chủ đề của Doodle. Vào năm 2014, Google đã phát hành hơn 2000 Doodle khu vực và quốc tế trên các trang chủ của mình, thường có sự trợ giúp của các nghệ sĩ, nhạc sĩ khách mời với các cá tính khác nhau.
Cùng chủ đề
Google sẽ sa thải nhân viên không tiêm vaccine Covid-19
Kanō Jigorō - 'Cha đẻ Judo' Nhật Bản
Mừng ngày Quốc khánh Việt Nam 2/9, Google doodle trưng 'áo mới'
Biển Wadden - Vùng biển biến mất hai lần một ngày xuất hiện trên Google doodle
Google Doodle Tết Nguyên đán 2021: Google thay giao diện mừng năm mới Tân Sửu ở nhiều quốc gia

Mộc Châu đẩy mạnh chuyển đổi số
18/11/2023, 06:32
Sổ sức khỏe điện tử tại Hà Nội bao giờ triển khai?
15/11/2023, 09:19
Hà Nội biến Tháp nước Hàng Đậu thành không gian nghệ thuật
13/11/2023, 15:05
Qualcomm ra mắt AI tạo sinh đột phá cho nhiều thiết bị
28/10/2023, 10:37
Các giải pháp trong việc phát triển công trình xanh
26/10/2023, 15:03
'Choáng ngợp' với khối lượng bụi xâm nhập vào bầu khí quyển mỗi năm
21/10/2023, 11:57
Đẩy mạnh nghiên cứu cát biển thay thế cát sông trong san lấp
21/09/2023, 15:21Chuyên gia cảnh báo thời tiết cực đoan đang đe dọa toàn cầu
Các nhà khoa học quốc tế cho rằng, biến đổi khí hậu do con người gây ra là nhân tố chính dẫn đến các đợt nắng nóng cực đoan trên khắp Bắc Mỹ, châu Âu và Trung Quốc trong tháng 7 này.
Khơi thông chính sách phát triển khí LNG - chìa khóa an ninh năng lượng và phát triển bền vững
Theo giới chuyên gia, khí thiên nhiên hóa lỏng LNG (Liquefied Natural Gas) là một giải pháp quan trọng để đáp ứng nhu cầu năng lượng và đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Nhất là trong bối cảnh nhu cầu điện tăng “nóng” như hiện nay và yêu cầu phát triển đồng bộ, hợp lý, đa dạng hoá các nguồn năng lượng theo đúng tinh thần Nghị quyết số 55-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Đề xuất loạt cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà
Trong Dự thảo quyết định về cơ chế khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, công sở, trụ sở của doanh nghiệp tại Việt Nam, Bộ Công Thương đưa ra cơ chế hỗ trợ cho điện mặt trời mái nhà và các yêu cầu.
Đông Nam Á thiết lập 'hàng rào bảo vệ' đối với trí thông minh nhân tạo
Các quốc gia Đông Nam Á đang xây dựng bộ quy tắc quản trị và đạo đức mới cho trí tuệ nhân tạo (AI) nhằm áp đặt “các rào cản” lên dòng công nghệ đang bùng nổ này. Năm quan chức hiểu rõ trực tiếp về vấn đề này đã xác nhận thông tin trên với Reuters.
Rác thải nông nghiệp hoá thời trang
Ngày 15/6 vừa qua tại TP. HCM, thương hiệu thời trang bền vững Dòng Dòng đã cho ra mắt bộ túi đeo chéo làm từ bạt nông nghiệp và bạt mái hiên tái chế.
Cung ứng điện khó khăn, TKV cam kết cấp vượt 15% than cho sản xuất điện
Trong 6 tháng đầu năm, khối lượng than cấp các nhà máy nhiệt điện của Tập đoàn Công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam (TKV) đã đạt 20,981 triệu tấn (tương đương đạt 54,5% khối lượng hợp đồng), tăng 15,2% so cùng kỳ 2022.
Khánh Hòa: Độc đáo mô hình biến rác thải nhựa thành ghế đá, gạch lát đường
Sản phẩm ghế đá từ nhựa được nghiên cứu và chế tạo dựa trên công thức vụn nhựa, nylon kết hợp với xi măng, chất phụ gia. Sản phẩm này hoàn toàn thân thiện với môi trường.
Tiết kiệm điện phải là thói quen hằng ngày
Tiết kiệm điện không chỉ là mệnh lệnh mà cũng là yêu cầu nỗ lực, tạo thói quen tốt từ chính mỗi cá nhân để hạn chế lãng phí nguồn điện.
Cần làm rõ vì sao EVN báo lỗ triền miên?
Hiện nay, trong tổng số 100% sản lượng điện sản xuất thì EVN chỉ chiếm 11%, còn lại 89% là thuộc các công ty. Vậy vì sao EVN báo lỗ triền miên nhưng các công ty con vẫn công bố lợi nhuận cao trong năm 2022?