Hà Nội ban hành danh mục ao, hồ không được san lấp
UBND TP.Hà Nội ban hành danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp nhằm siết chặt quản lý, công khai để người dân thực hiện. Cùng với đó, kiểm tra, phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm, sử dụng không đúng mục đích.

Hà Nội ban hành danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố.
UBND TP.Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt danh mục 3.164 hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố.
Theo danh mục được phê duyệt, các quận có số lượng hồ ít bao gồm: Hoàn Kiếm 1, Hai Bà Trưng 9, Ba Đình 11, Thanh Xuân 9, Đống Đa 15, Tây Hồ 18, Cầu Giấy 29... Các huyện có số lượng hồ, ao, đầm lớn như: Thanh Oai 275, Quốc Oai 276, Thường Tín 239, Đan Phượng 210, Phú Xuyên 201, Mê Linh 181, Phúc Thọ 178, Hoài Đức 126, Thạch Thất 151.
Theo đó, TP.Hà Nội giao Sở Tài nguyên và Môi trường công bố danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp đến các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan, UBND các quận, huyện, thị xã và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Sở Tài nguyên và Môi trường phối hợp với UBND các quận, huyện, thị xã rà soát, thống kê, đề xuất điều chỉnh, bổ sung danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp trên địa bàn thành phố theo quy định.
Trong quá trình thẩm định các đồ án quy hoạch xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND quận, huyện, thị xã phối hợp xem xét đánh giá sự phù hợp của giải pháp thiết kế đồ án với danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp được duyệt và các giải pháp hoàn trả (nếu có); tổng hợp báo cáo UBND thành phố xem xét đồng thời trong quá trình phê duyệt đồ án.
UBND các quận, huyện, thị xã, thành phố thông báo, phổ biến nội dung Quyết định này đến UBND các xã, phường, thị trấn, tổ dân phố và các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý thuộc danh mục hồ, ao đầm không được san lấp trên địa bàn để biết và triển khai thực hiện.
Các đơn vị kiểm tra, rà soát, đối chiếu danh mục hồ, ao, đầm không được san lấp với quy hoạch xây dựng được cấp thẩm quyền phê duyệt để tổng hợp đề xuất điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp, đảm bảo thống nhất; kiểm tra, phát hiện, kịp thời xử lý nghiêm các trường hợp có hành vi vi phạm, sử dụng không đúng mục đích.
Các tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý hồ, ao, đầm cần xây dựng kế hoạch quản lý, thực hiện các biện pháp quản lý chặt chẽ và bảo vệ hồ, ao, đầm không được san lấp; trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm kịp thời phối hợp với cơ quan có thẩm quyền địa phương để xử lý theo quy định của pháp luật.
UBND TP.Hà Nội đề nghị cộng đồng dân cư không được tự ý san lấp, lấn chiếm trái phép hồ, ao, đầm và cần sử dụng đúng mục đích.
Trước đó, tại cuộc họp với Cục Quản lý tài nguyên nước về tiến độ thực hiện dự án Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), Thứ trưởng Bộ TN&MT Lê Công Thành đề nghị Cục Quản lý Tài nguyên nước rà soát các chính sách pháp luật để điều chỉnh một số nội dung bảo đảm đồng bộ, thống nhất với các quy định của Chính phủ và các luật liên quan.
Đồng thời, các vấn đề về hồ, ao không san lấp dự thảo Luật sửa đổi sẽ quy định cụ thể danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp, gồm: các hồ, ao, đầm, phá có chức năng điều hòa, cấp nước, phòng, chống ngập, úng, tạo cảnh quan sinh thái, có giá trị cao về đa dạng sinh học; liên quan đến hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng, bảo tồn văn hóa không được san lấp và phải được lập danh mục để quản lý, bảo vệ; danh mục hồ, ao, đầm, phá không được san lấp được lập, công bố và rà soát, điều chỉnh theo quy định.
Theo PGS.TS Trương Mạnh Tiến, Ủy viên Đoàn Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Chủ tịch Mạng lưới Bảo tồn Nguồn nước Việt Nam: "Ao, hồ là một phần không thể thiếu trong phát triển hạ tầng đô thị. Về chức năng, nhiệm vụ, ao, hồ đóng vai trò rất quan trọng trong điều hòa môi trường sống, góp phần tạo dựng nét đẹp cảnh quan, là nơi sinh hoạt văn hóa của cộng đồng dân cư, nhiều hồ nước còn có tác dụng giảm ngập úng cục bộ.
Hơn lúc nào hết, UBND TP.Hà Nội phải ưu tiên xử lý thực trạng san lấp ao, hồ bừa bãi, giữ gìn số lượng các ao, hồ còn lại. Đồng thời cải tạo, xử lý chất lượng hồ xanh sạch trở lại để làm tốt nhiệm vụ, chức năng điều hòa cùng với cây xanh trở thành “lá phổi xanh” của Thủ đô" - PGS.TS Trương Mạnh Tiến nhấn mạnh.
Cùng chủ đề
Hành động ngay để cải thiện chất lượng không khí ở các thành phố lớn
Herbalife Việt Nam tài trợ sản phẩm dinh dưỡng cho các Vận Động Viên xuất sắc Việt Nam trong năm 2025
Giá trị bất động sản Đông Bắc Hà Nội bước vào chu kỳ tăng trưởng mới
Đã rõ thời gian khởi công cầu Tứ Liên, Trần Hưng Đạo, Ngọc Hồi
Sắp hạn chế phương tiện có mức phát thải cao ở Hà Nội, TP. HCM

Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt
30/03/2025, 14:50
Chung cư tại TP HCM rạn nứt nghi do ảnh hưởng động đất ở Myanmar
30/03/2025, 14:43
Dự báo về diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới trong năm 2025
30/03/2025, 14:40
Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
28/03/2025, 10:31
Hỗ trợ 100 tỉ đồng cho một tỉnh giảm sau sáp nhập
28/03/2025, 10:29
Nam thanh niên thông chốt, tông gãy 2 xương sườn Đại uý CSGT
27/03/2025, 21:43
Người lao động được nghỉ lễ 30/4-1/5 kéo dài 5 ngày liên tục
27/03/2025, 21:41
Đề xuất giá điện tăng từ 2-5% EVN được quyền tự quyết điều chỉnh
27/03/2025, 21:39
“Tắt sống nhanh, bật sống xanh”, hưởng ứng Giờ trái đất
23/03/2025, 13:28
Cháy rừng phòng hộ núi Nghiêm, 500 người ứng cứu
23/03/2025, 04:16Viettel, Hòa Phát, Thaco, Trung Chính… sẵn sàng tham gia đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Các doanh nghiệp trong nước như Viettel, Hòa Phát, Thaco, Trung Chính khẳng định đã có sự chuẩn bị và sẵn sàng tham gia các dự án đường sắt, trong đó có đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Đẩy nhanh tiến độ cải tạo sông Tô Lịch
UBND TP Hà Nội giao các sở, UBND các quận, huyện đẩy nhanh triển khai nhiệm vụ, giải pháp cải thiện môi trường, đảm bảo cảnh quan khu vực 2 bên sông Tô Lịch.
Việt Nam tăng hạng vượt bậc về chỉ số hạnh phúc
Theo chỉ số trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới 2025, Việt Nam hiện xếp thứ 46 trong số hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Đây là thứ hạng cao nhất của Việt Nam kể từ khi bản báo cáo đầu tiên được công bố vào năm 2012.
Sắp xếp các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trước 15/7
Theo Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng, việc sắp xếp các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc MTTQ Việt Nam xong trước 15/7.
Tiếp tục rà soát, hoàn thiện Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 126/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn tại cuộc họp rà soát Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 ngay trong tháng 10
Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố được Chủ tịch Hà Nội yêu cầu đôn đốc các nhà thầu hoàn thành đường song hành Vành đai 4 trong tháng 10/2025, chào mừng Đại hội Đảng bộ thành phố.
Hungary sẵn sàng giúp đào tạo cho Việt Nam 1000 chuyên gia điện hạt nhân
Hungary sẵn sàng hợp tác, giúp đào tạo cho Việt Nam 1000 chuyên gia về vận hành nhà máy điện hạt nhân, coi đây là một lĩnh vực hợp tác chiến lược giữa hai nước.
Lãnh đạo cấp cao T&T Group làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam
Phó Tổng giám đốc Tập đoàn T&T Group chính thức được bổ nhiệm làm Phó Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam.
Đề xuất chặt hạ, di chuyển hàng chục cây xanh ven hồ Gươm
Quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa xin phép chặt hạ và dịch chuyển một số cây xanh tại vườn hoa sát hồ Gươm nhằm cải tạo, nâng cấp vườn hoa Lý Thái Tổ.