Hàng nghìn tỷ đồng được các ngân hàng thu ngoài tín dụng từ đâu?
Nguồn thu nhập của ngân hàng (NH) đến từ hai hoạt động cụ thể là nguồn thu từ lãi và nguồn thu ngoài lãi. Nguồn thu từ lãi gồm các khoản thu từ hoạt động cho vay của NH, đây là nguồn thu chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn thu của NH. Ngoài ra, việc bán bảo hiểm qua kênh ngân hàng đang mang về nguồn thu ngoài tín dụng lên tới hàng nghìn tỷ đồng cho nhiều nhà băng.
Việc phân phối bảo hiểm qua kênh ngân hàng (bancassurance) hiện rất phổ biến và mang lại nguồn thu "khủng" cho các nhà băng tại Việt Nam.
Bancassurance được hiểu như một thỏa thuận giữa các ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhằm mục đích cung cấp các sản phẩm hoặc lợi ích bảo hiểm cho khách hàng thông qua kênh phân phối của các ngân hàng.
Theo tìm hiểu, từ năm 2018 đến nay, bancassurance trở thành nguồn thu chính trong hoạt động dịch vụ của nhiều nhà băng. Theo Báo cáo tài chính của các ngân hàng cho thấy, hoạt động kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm mang về nguồn thu từ vài trăm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Ví dụ như: MB, VPBank, Techcombank, VIB, TPBank… các ngân hàng này đang thu nhiều lợi nhuận nhất từ hoạt động bancassurance. Cụ thể, trong năm 2022, MB là ngân hàng có nguồn thu lớn nhất từ kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm toàn hệ thống với 10.185 tỷ đồng, tăng 21,4% so với năm 2021.
Doanh thu từ hoạt động dịch vụ của MB đạt 14.243 tỷ đồng, tăng 16% so với cùng kỳ. Như vậy, doanh thu từ hoạt động kinh doanh và dịch vụ bảo hiểm chiếm khoảng hơn 70% trong tổng thu dịch vụ của MB.
Doanh thu từ bảo hiểm của MB tăng rất nhanh trong những năm trở lại đây. Năm 2019, doanh thu mảng này là 4.202 tỷ đồng, đến 2020 đã lên 5.849 tỷ đồng
Theo thuyết minh của MB, có được khoản lợi nhuận "khủng" từ hoạt động này là nhờ MB sở hữu hệ thống chi nhánh, phòng giao dịch lớn cùng hai công ty bảo hiểm là MIC và MB Ageas Life. MB cũng đang là kênh phân phối bảo hiểm lớn nhất của MIC và MB Ageas Life với khoảng 85 - 90% doanh thu mỗi năm.
Xếp sau MB là Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank). Ngân hàng này ghi nhận lợi nhuận sau thuế 16.923 tỷ đồng, và thu từ kinh doanh bảo hiểm là 3.354 tỷ đồng, tăng 42% so với năm trước. Số thu từ bảo hiểm của VPBank chiếm 1/3 tổng thu nhập dịch vụ.
Được biết, VPBank ghi nhận khoảng 8.000 tỷ đồng doanh thu trả trước của hợp đồng bảo hiểm độc quyền vừa được tái ký với Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ AIA Việt Nam.
Bán bảo hiểm cũng là nguồn thu quan trọng trong doanh thu từ hoạt động ngoài tín dụng của Techcombank.
Theo đó, trong năm 2022, doanh thu từ dịch vụ hợp tác bảo hiểm của Techcombank đạt hơn 1.750 tỷ đồng, tăng hơn 12% so với năm trước.
Trong khi đó, hoa hồng bảo hiểm mà Ngân hàng TMCP Quốc tế (VIB) nhận được trong năm 2022 là 1.303 tỷ đồng; chiếm gần 30% tổng lãi thuần từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng này.
Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cũng ghi nhận khoản lãi khủng từ dịch bancassurance. Năm 2022, TPBank đạt 876 tỷ đồng từ bán bảo hiểm, giảm nhẹ 8% so với năm 2021. Đây là nhà băng hiếm hoi sụt giảm nguồn thu từ mảng bảo hiểm. TPBank hiện phân phối bảo hiểm của Manulife, Sun Life. Mặc dù, doanh thu dưới 1.000 tỷ đồng nhưng bảo hiểm vẫn đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động dịch vụ của TPBank.
Cũng liên quan đến việc bán bảo hiểm qua ngân hàng, mới đây, Cục Quản lý giám sát bảo hiểm cũng chuyển đơn tố giác của người dân về việc gửi tiền tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) nhưng lại thành hợp đồng bảo hiểm Manulife; Gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank) thành bảo hiểm nhân thọ Sun Life Việt Nam tới cơ quan điều tra Bộ Công an xem xét, giải quyết, điều tra theo đúng thẩm quyền.
Ngoài ra, không ít khách hàng cũng bày tỏ phản ứng khó chịu về tình trạng nhân viên ngân hàng chào mời, tư vấn khách mua bảo hiểm. Thậm chí, “ép” mua bảo hiểm mới được giải ngân khoản vay. Câu chuyện này diễn ra với cả khách có tiền đi gửi lẫn khách có nhu cầu vay vốn ngân hàng.
Trước thực trạng trên, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng đã chỉ đạo các ngân hàng rà soát toàn hệ thống; xử lý nghiêm những trường hợp bắt buộc khách hàng phải mua các loại bảo hiểm không thực sự cần thiết khi cấp tín dụng.
Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng (Ngân hàng Nhà nước) đang phối hợp với Cục Quản lý giám sát bảo hiểm (Bộ Tài chính) thanh tra, xử lý các vi phạm trong hoạt động đại lý bảo hiểm của các ngân hàng. Hai cơ quan đã thống nhất lập đường dây nóng để nắm bắt và xử lý kiến nghị của người dân về hoạt động bán chéo bảo hiểm của ngân hàng.Đường dây nóng của Ngân hàng Nhà nước: 02438266344 hoặc 02439361017 - Email: [email protected]
Đường dây nóng của Bộ Tài chính: 02422208018
Email: [email protected]
Tạp chí Người Xây dựng tặng quà Tết cho đồng bào nghèo tại Lào Cai
13/01/2025, 11:07Biến đổi khí hậu làm suy giảm sản lượng cà phê, hồ tiêu
09/01/2025, 14:03Kịch bản giá gạo Việt Nam trước chính sách thương mại mới của Hoa Kỳ
08/01/2025, 10:43Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
07/01/2025, 06:15THACO đồng hành cùng học bổng Nâng bước thủ khoa 2024
07/01/2025, 06:1510 sự kiện nổi bật của THACO năm 2024
07/01/2025, 06:14GDP năm 2024 tăng 7,09%
Theo Tổng cục Thống kê, GDP năm 2024 tăng 7,09% so với năm trước. Mức này chỉ thấp hơn tốc độ tăng các năm 2018, 2019 và 2022 trong giai đoạn 2011-2024.
CNN Indonesia: 'VinFast năm 2024 - Số một thị trường nội địa, bứt phá toàn cầu'
Theo CNN Indonesia, với sự chèo lái của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, trong năm 2024, VinFast không chỉ làm nên lịch sử khi trở thành hãng xe số 1 tại Việt Nam mà còn ghi dấu ấn đậm nét tại nhiều thị trường trên thế giới.
Các “đại bàng” bán dẫn, AI về Việt Nam “làm tổ” có thể sẽ được hỗ trợ 50% chi phí đầu tư ban đầu
Các doanh nghiệp có dự án nghiên cứu và phát triển công nghiệp bán dẫn và AI đủ điều kiện có thể được hỗ trợ lên tới 50% chi phí đầu tư ban đầu của dự án.
Cứ 2 ngày làm việc Vinamilk có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới
Theo công bố từ Vinamilk, trong năm 2024, doanh nghiệp này đã tung và tái tung 125 sản phẩm. Như vậy, trung bình cứ 2 ngày làm việc, ông lớn này có một sản phẩm mới hoặc bao bì mới đến tay người tiêu dùng.
Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam vững vàng top 3 thế giới
Năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 10 tỷ USD, đây là mức kỷ lục. Đồng thời lĩnh vực này giữ vững vị trí xuất khẩu thủy sản thứ 3 thế giới sau Trung Quốc và Na Uy.
Sở GTVT Long An thông tin về nhân sự sử dụng bằng cấp không hợp pháp của Tổng Công ty Thăng Long
Mới đây, Ban QLDA ở Lào Cai phát hiện trong hồ sơ dự thầu của Tổng công ty Thăng Long có nhân sự sử dụng bằng Đại học Giao thông Vận tải không hợp pháp. Sau đó, doanh nghiệp này có trúng gói thầu trị giá hơn 116 tỷ đồng tại Sở Giao thông Vận tải (GTVT) tỉnh Long An.
Liên danh Tập đoàn Đạt Phương liên tục bị phát hiện hồ sơ nhân sự không trung thực về bằng cấp và năng lực
Một ban quản lý dự án của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu mới đây liên tục phát hiện liên danh của Công ty CP Tập đoàn Đạt Phương sử dụng nhân sự có bằng cấp không hợp pháp và thiếu trung thực trong việc kê khai năng lực kinh nghiệm của nhân sự… tại các dự án thi công xây dựng ở tỉnh này.
Gian lận bằng cấp Trường ĐH Tài nguyên - Môi trường TP.HCM: Liệu nhà thầu xây dựng DIC Holdings có bị xử lý?
Bên mời thầu đánh giá nhà thầu Công ty CP Xây dựng DIC Holdings có hành vi làm giả hồ sơ, tài liệu trong đấu thầu, vi phạm Khoản 4, Điều 16, Luật Đấu thầu số 22/2023/QH15. Tuy nhiên, doanh nghiệp này vẫn chưa bị cấm thầu theo quy định tại Điều 27 và Điều 125 Nghị định 24/2024/NĐ-CP của Chính phủ.
Gian lận bằng kỹ sư xây dựng Trường Đại học Bình Dương: Bất ngờ nhân tố U&I
Mặc dù liên tiếp bị đơn vị chức năng ở Cần Thơ, Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện đưa bằng kỹ sư xây dựng dân dụng không hợp pháp của Trường Đại học Bình Dương vào hồ sơ tham gia hoạt động đấu thầu, Công ty CP Xây dựng U&I (Unicons) không những không bị cấm thầu mà còn tiếp tục trúng thầu giá trị lớn.