Hội thảo quốc tế 'Thách thức và cơ hội trong việc thu dọn mỏ ngoài khơi Đông Nam Á và trên thế giới'
Ngày 21/11/2023, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội thảo quốc tế “Thách thức và cơ hội trong việc thu dọn mỏ ngoài khơi ở Đông Nam Á và trên thế giới”. Hội thảo do Trường Đại học Dầu khí Việt Nam tổ chức.
Đây là hội thảo thường niên được tổ chức lần thứ 4 trong khuôn khổ của Dự án nghiên cứu “Thu dọn mỏ an toàn và bền vững các công trình dầu khí ngoài khơi, tính đến những đặc thù của các khu vực Đông Nam Á và Nam Á”. Dự án được tài trợ bởi Engineering X - một tổ chức quốc tế được thành lập bởi Royal Academy of Engineering và Lloyd’s Register Foundation (Vương quốc Anh) để giải quyết các vấn đề về thu dọn tàu và công trình dầu khí ngoài khơi trên thế giới.
Dự án được thực hiện từ tháng 3/2020 đến tháng 2/2024 bởi 9 trường đại học, viện nghiên cứu và công ty tư vấn, gồm Đại học Công nghệ Malaysia (UTM, Malaysia); Đại học Công nghệ PETRONAS (UTP, Malaysia); Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU, Việt Nam); Đại học Newcastle tại Singapore (NUiS, Singapore); Đại học Liverpool John Moores (LJMU, Vương quốc Anh); Công ty Sea Sentinels Pte. (SS, Singapore); Đại học Mahidol (MU, Thái Lan); Viện Công nghệ Bandung (ITB, Indonesia); Công ty R.L.Kalthia Ship Breaking Pvt. (RLK, Ấn Độ).

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Hội thảo đã thu hút sự tham dự trực tiếp và trực tuyến của hơn 250 nhà khoa học, chuyên gia và nhà quản lý đến từ Trung Quốc, Brunei, Indonesia, Malaysia, Hà Lan, Ba Lan, Singapore, Hàn Quốc, Thái Lan, Vương quốc Anh, Việt Nam… và các Ban/đơn vị thành viên của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) như Ban Tìm kiếm Thăm dò, Ban Khai thác Dầu khí, Ban Quản lý Hợp đồng dầu khí, Viện Dầu khí (VPI), Tổng Công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí (PVEP), Tổng Công ty Bảo dưỡng - Sửa chữa công trình Dầu khí (PVMR)…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ Phan Minh Quốc Bình, Hiệu trưởng PVU cho biết, Hội thảo được tổ chức nhằm tạo cơ hội gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm giữa các chuyên gia, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, nhà khoa học hoạt động trong lĩnh vực thu dọn mỏ/ dừng hoạt động các công trình dầu khí ngoài khơi. Đây là cơ hội để các chuyên gia, nhà quản lý đánh giá, nhận định những thách thức mà ngành dầu khí và các cơ quan quản lý phải đối mặt; đồng thời đưa ra giải pháp cho việc vận chuyển chất thải nguy hại từ các công trình dầu khí ngoài khơi đã ngừng hoạt động, đặc biệt chú ý đến chất thải NORM và thủy ngân; đảm bảo cho việc ngừng hoạt động an toàn và bền vững các công trình ngoài khơi khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.

Tiến sĩ Phan Minh Quốc Bình, Hiệu trưởng PVU phát biểu khai mạc.
TS. Phan Minh Quốc Bình hy vọng cuộc hội thảo sẽ mang đến những kinh nghiệm thực tế và các ý tưởng mới, giúp các bên thúc đẩy hợp tác, nghiên cứu và thiết lập các quan hệ đối tác trong nước và quốc tế trong tương lai.
Hội thảo diễn ra với 6 bài thuyết trình được trình bày, trong đó bao gồm bài thuyết trình của 3 thành viên Dự án và 3 chuyên gia/ nhà quản lý đến từ Indonesia, Malaysia, Hà Lan và Việt Nam. Với vai trò là thành viên chính của Dự án và là đơn vị tổ chức Hội thảo, PVU đã đóng góp bài thuyết trình về công tác tháo dỡ các công trình dầu khí trên bờ: Sự chuẩn bị của các cơ sở tái chế và cơ sở quản lý chất thải ở Đông Nam Á, do Tiến sĩ Lê Thị Huyền - Khoa Dầu khí trình bày.

Tiến sĩ Lê Thị Huyền - Khoa Dầu khí (PVU) trình bày tham luận


Các chuyên gia trình bày tham luận.
Các đại biểu tham dự Hội thảo cũng được nghe các phần tham luận liên quan đến việc tăng cường các phương pháp và hướng dẫn cho công tác thu dọn mỏ an toàn và bền vững hơn ở ASEAN; cơ hội để giảm thiểu rủi ro, thời gian và chi phí của các dự án ngừng hoạt động ở nước ngoài; vấn đề kiểm soát quản lý chất thải phóng xạ ngành dầu khí; các vấn đề và giải pháp trong vận chuyển xuyên biên giới các chất thải nguy hại từ ngành dầu khí ở Đông Nam Á…

Tiến sĩ Phan Minh Quốc Bình trao chứng nhận cho các chuyên gia trình bày tham luận tại Hội thảo

Hội thảo quốc tế “Thách thức và cơ hội trong việc thu dọn mỏ ngoài khơi ở Đông Nam Á và trên thế giới” lần thứ 4 diễn ra thành công tốt đẹp.
Hội thảo đã diễn ra thành công tốt đẹp với những câu hỏi và ý kiến đóng góp quý báu của các nhà khoa học, chuyên gia và nhà quản lý, đạt được mục tiêu đề ra là cung cấp kênh trao đổi kiến thức và thông tin về công tác thu dọn mỏ dầu khí ngoài khơi trong khu vực Đông Nam Á và trên thế giới.
Tại Hội thảo, TS. Phan Minh Quốc Bình đã giới thiệu tổng quan về Trường Đại học Dầu khí Việt Nam (PVU) - đơn vị chủ trì buổi hội thảo. PVU là đơn vị trực thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam), hoạt động trong lĩnh vực đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, cũng như nghiên cứu khoa học, ứng dụng thực tiễn vào các hoạt động của ngành dầu khí.
PVU với đội ngũ giảng viên chất lượng cao, giàu kinh nghiệm trong ngành Dầu khí, đã chứng minh năng lực trong giảng dạy và mang các kinh nghiệm thực tế vào các chương trình đào tạo. PVU cung cấp các chương trình đào tạo kỹ thuật dầu khí đạt chuẩn kiểm định chất lượng ABET, đảm bảo cho sinh viên được hưởng chất lượng đào tạo tốt nhất theo tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, PVU đã có những đóng góp đáng kể trong công tác nghiên cứu khoa học của Petrovietnam, với mức trung bình ấn tượng là 1,3 bài báo/ bằng sáng chế ISI mỗi giảng viên (năm 2022)./.

Tên gọi và trung tâm hành chính dự kiến của 34 tỉnh thành sau sáp nhập
14/04/2025, 10:06
Legend Valley Hotel tại Hà Nam: Điểm đến sự kiện và nghỉ dưỡng lý tưởng
12/04/2025, 18:14
Không khí lạnh cuối mùa: Nơi nào lạnh nhất?
12/04/2025, 06:32
Dâng bánh chưng, bánh giầy lên các Vua Hùng
07/04/2025, 17:08
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương Giỗ Tổ Hùng Vương
07/04/2025, 17:04
Trưng bày nhiều hiện vật Chuyên đề Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương
06/04/2025, 14:41
Năm 2025 dự báo sẽ có thêm nhiều thời tiết cực đoan do biến đổi khí hậu
03/04/2025, 16:00Cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều khu vực
Mới đây (ngày 2/4), Cục Lâm nghiệp và Kiểm lâm (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) đã cảnh báo nguy cơ cháy rừng cấp nguy hiểm và cấp cực kỳ nguy hiểm ở nhiều vùng.
Doanh nghiệp thủy sản 'sốc' với thuế đối ứng của Mỹ
Chia sẻ với Tạp chí Kinh tế Môi trường, ông Võ Văn Phục - Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản sạch Việt Nam bày tỏ rất hoang mang và sốc với thuế đối ứng của Mỹ.
Bộ Xây dựng yêu cầu TP.HCM rà soát toàn bộ lại chung cư sau dư chấn động đất
Sau khi hàng trăm căn hộ bị nứt tường, bong tróc nền nghi do rung chấn động đất, Bộ Xây dựng đã yêu cầu TP.HCM rà soát lại toàn bộ chung cư trên địa bàn.
Tiêu chuẩn chống động đất ở các nhà cao tầng tại Việt Nam ra sao?
Dư luận đặt câu hỏi liệu có thể xảy ra động đất tại Hà Nội, TP HCM và khả năng chống đỡ của các tòa nhà cao tầng trong trường hợp có rung chấn lớn xảy ra.
Ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp ở Kon Tum
Theo Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần - Viện Các Khoa học Trái đất, đã ghi nhận 3 trận động đất liên tiếp tại Kon Tum trong sáng nay 31/3.
Thủ tướng chỉ đạo xử lý dứt điểm 1.533 dự án vướng mắc
Theo yêu cầu của Thủ tướng việc xử lý các dự án vướng mắc không che giấu, không bỏ sót, không để lọt sai phạm, không để thất thoát tài sản nhà nước nhưng bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng: Quyết tâm xây dựng bằng được ngành công nghiệp đường sắt
Tối 29/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo các công trình trọng điểm, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt, chủ trì phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo.
Chung cư tại TP HCM rạn nứt nghi do ảnh hưởng động đất ở Myanmar
Sau rung chấn của trận động đất hơn 7 độ tại Myanmar, hơn 300 căn hộ chung cư Diamond Riverside tại TP HCM bị nứt tường bong tróc nền gạch.
Dự báo về diễn biến bão, áp thấp nhiệt đới trong năm 2025
Thời tiết, khí hậu năm 2025, đặc biệt là các loại hình thiên tai như bão, mưa lớn, nắng nóng, hạn hán, xâm nhập mặn sẽ xảy ra ở mức trung bình so với mọi năm.