Khi nào EU sẽ áp trần giá khí đốt tự nhiên?
Ủy ban châu Âu (EC) đang xem xét đề xuất áp trần giá khí đốt tự nhiên sau ngày 24 tháng 11, nhằm tìm cách ngăn chặn cuộc khủng hoảng năng lượng bắt nguồn từ cuộc chiến tại Ukraine, theo Ủy viên phụ trách chính sách năng lượng của Liên minh châu Âu (EU) cho biết hôm thứ Tư.

27 quốc gia của Liên minh châu Âu đã tranh luận trong nhiều tháng về việc liệu có nên giới hạn giá khí đốt hay không, khi Liên minh này đang nỗ lực để kiềm chế lạm phát và giá năng lượng tăng cao do nguồn cung khí đốt của Nga giảm mạnh.
Ủy viên Năng lượng EU Kadri Simson cho biết Ủy ban châu Âu đang hoạch định chính sách năng lượng của EU và sẽ đề xuất mức giá trần sau cuộc họp ngày 24 tháng 11 của các bộ trưởng năng lượng EU. Sau đó, đề xuất sẽ được trình lên Ủy ban châu Âu.
"Chúng tôi sẽ nhanh chóng đưa ra đề xuất pháp lý", bà Simson nói trong một cuộc phỏng vấn tại Hội nghị thượng đỉnh khí hậu COP27 ở Ai Cập.
Ủy viên Năng lượng EU nói thêm: "Chúng tôi đã hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tôi nghĩ rằng mức giá trần này có thể xoa dịu thị trường năng lượng... Việc này cũng loại bỏ rủi ro EU sẽ bị cắt nguồn cung".
Các nước EU vốn đang tranh cãi về việc có nên giới hạn giá khí đốt hay không. Để đề xuất của bà Simson được thông qua thì cần ít nhất 15 quốc gia thành viên bỏ phiếu ủng hộ.
Trong số đó, Bỉ, Ba Lan, Ý và Hy Lạp đã yêu cầu Brussels đề xuất mức trần giá khí đốt trước ngày 24 tháng 11. Nếu không thể thực hiện, các nước này đe dọa sẽ ngăn chặn các chính sách khác của châu Âu, như các quy định cấp phép nhanh hơn cho năng lượng tái tạo.
Các quốc gia khác, bao gồm Đức - nước tiêu thụ khí đốt lớn nhất châu Âu, cảnh báo rằng việc áp trần giá năng lượng có thể khiến các quốc gia gặp khó khăn trong việc mua khí đốt trên thị trường quốc tế.
Dự án giới hạn giá khí đốt sẽ được áp dụng nếu giá năng lượng đạt đến mức được xác định trước đó. Điều này sẽ giới hạn giá của các hợp đồng khí đốt của Hà Lan trong một tháng. "Chúng tôi không muốn áp trần giá khí đốt của EU. Nhưng nếu không làm vậy, giá khí đốt của EU sẽ không thấp hơn châu Á. Do đó, khí đốt của châu Âu sẽ không thể cạnh tranh được với khu vực này", bà Simson cho biết.
Dù không nói rõ mức giá giới hạn được đề xuất, nhưng trang Reuters cho biết mức giá này sẽ bị chấm dứt ngay lập tức nếu vô tình gây ra sự gián đoạn thị trường và gây tổn hại đến an ninh năng lượng của châu Âu.

Xuất khẩu dầu thô của Mỹ sang châu Âu đạt mức cao kỷ lục
23/03/2023, 07:06
Iran mở cửa cho đầu tư nước ngoài vào các dự án dầu khí
22/03/2023, 06:47
Lạm phát tại Pháp tăng cao kỷ lục
20/03/2023, 06:19
Mỹ phê duyệt dự án khai thác dầu gây tranh cãi tại Alaska
18/03/2023, 06:31
Tổng thống Biden hứa sẽ trừng phạt lãnh đạo của SVB và Signature Bank
16/03/2023, 06:27
Xuất khẩu của Mỹ sang Nga giảm xuống mức thấp nhất trong 30 năm
15/03/2023, 06:39
Mỹ có thể ban hành lệnh cấm khai thác dầu ở Alaska
14/03/2023, 06:27
Chiến lược mới của Pháp ở châu Phi trước sức ép từ Nga và Trung Quốc
13/03/2023, 06:46Tổng hợp diễn biến thị trường dầu mỏ sau 1 năm chiến sự Nga – Ukraine
Một năm sau chiến sự ở Ukraine và các biện pháp trừng phạt của phương Tây đối với Nga đã khiến thị trường dầu mỏ ngày càng trở nên phân mảnh và bấp bênh, với mức giá dầu trung bình cao hơn trong tương lai.
Kinh tế Nga sau một năm bị phương Tây trừng phạt
Một số quốc gia đã áp lệnh trừng phạt đối với Nga sau khi nước này bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt vào ngày 24/2/2022, với mong muốn tước đi khả năng tài chính của Moscow trong cuộc tấn công chống lại Kiev. Xung đột ở Ukraine đã kéo dài hơn một năm và ngày càng có nhiều câu hỏi được đặt ra về tính hiệu quả của các biện pháp trừng phạt chưa từng có đối với Moscow.
OPEC không cần thiết phải bù đắp cho lượng dầu cắt giảm của Nga
Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) không cần phải tăng sản lượng dầu để bù đắp cho việc Nga cắt giảm 500.000 thùng mỗi ngày, theo Bộ trưởng Dầu khí Angola.
Iran: Xuất khẩu dầu thô tiếp tục tăng mạnh bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ
Xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ tiếp tục tăng mạnh trong những tháng tới bất chấp lệnh trừng phạt của Mỹ đối với ngành năng lượng nước này, Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Owji cho biết.
Giá dầu giảm sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng
Giá dầu giảm trong phiên giao dịch ngày 6/3 sau khi Trung Quốc hạ mục tiêu tăng trưởng thấp hơn dự kiến ở mức khoảng 5%.
Nga dự kiến “chôn vùi” các đường ống dẫn khí Nord Stream
Ngày 3/3, Reuters dẫn từ các nguồn tin quen thuộc cho biết đường ống dẫn khí đốt Nord Stream bị hư hại dưới biển Baltic sẽ được Nga niêm phong và dừng hoạt động vì Moscow hiện không có kế hoạch sửa chữa hay kích hoạt lại các đường ống này ngay.
Giá khí đốt tại châu Âu lần đầu giảm xuống dưới 500 USD kể từ năm 2021
Theo dữ liệu từ sàn giao dịch ICE London, giá khí đốt ở châu Âu đã giảm xuống dưới 500 USD/1.000 m3 vào ngày 3/3.
Giá dầu giảm mạnh khi UAE có ý định rời OPEC
Giá dầu đã giảm mạnh sau khi có ý kiến cho rằng Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) đang tranh luận nội bộ về việc có nên rời khỏi Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) hay không.
Chuyên gia Đức: “Nền kinh tế Nga sẽ không sụp đổ”
Phương Tây đáp trả cuộc xung đột ở Ukraine bằng nhiều đợt trừng phạt chống lại Nga. Nhiều nhà lãnh đạo kinh tế và chính trị dự đoán nền kinh tế của Nga sẽ sụp đổ, nhưng điều này đã không xảy ra trong một năm qua.